Bánh không men

(Lễ Mình Máu Thánh Chúa Kitô - Mc 14,12-16.22-26)

“Ngày thứ nhất trong Tuần Bánh Không Men” (Mc 14,12)

Tuần lễ Bánh Không Men kéo dài từ ngày 15 tới ngày 21 tháng Aviv (Nisan), để tưởng nhớ sự vội vã khi người Do Thái rời bỏ đất Ai Cập. Nó luôn được cử hành theo lịch những ngày lễ cùng với lễ Vượt Qua.

Việc cử hành lễ Bánh Không Men dựa trên sự kiện người Israel “lấy bột đã nhào đưa từ Ai Cập ra mà nướng thành bánh không men, vì bột chưa dậy men; họ bị trục xuất khỏi Ai Cập, không được chậm trễ, nên ngay cả lương thực cũng không chuẩn bị kịp” (Xh 12, 39). Từ sự kiện này, có lệnh truyền: “Trong bảy ngày, các ngươi phải ăn bánh không men ...” (Xh 12, 15-20; x. Lv 23,6; Ds 28,17; Đnl 16,3).

eucharist1.jpg (58 KB)

Suốt Tuần Bánh Không Men, mọi thứ có men đều bị cấm sử dụng:

- Mọi thứ lên men phải đưa ra khỏi nhà trước khi ngày lễ bắt đầu: “Trong bảy ngày, các ngươi phải ăn bánh không men. Ngay từ ngày thứ nhất, các ngươi phải loại men ra khỏi nhà, vì phàm ai ăn bánh có men, từ ngày thứ nhất đến ngày thứ bảy, người đó sẽ bị khai trừ khỏi Israel...” (Xh 12,15-20; x Đnl 16,14).

- Không được dùng men để dọn món ăn: “Trong bảy ngày, không được giữ men trong nhà các ngươi...” (Xh 12,19). “Phải ăn bánh không men trong vòng bảy ngày, không được thấy bánh có men trong nhà ngươi và cũng không được thấy men trong nhà ngươi, trong toàn lãnh thổ ngươi” (Xh 13,7; 23,15).

Các hy lễ phải dâng trong Tuần Bánh Không Men: “Trong vòng bảy ngày, các ngươi phải dâng lễ hỏa tế lên Đức Chúa. Ngày thứ bảy, có cuộc họp để thờ phượng Ta ...” (Xh 23,8). Sách Dân Số còn ấn định rõ các hy lễ và cách dâng tiến: “Anh em sẽ dâng hỏa tế làm lễ toàn thiêu kính Đức Chúa: hai bò tơ, một cừu đực và bảy con chiên một tuổi, anh em phải chọn những con toàn vẹn. Phải dâng tinh bột lúa miến nhào với dầu làm lễ phẩm... Cũng phải dâng một con dê đực làm lễ vật tạ tội, để cử hành lễ xá tội cho anh em... Anh em sẽ dâng như thế trong suốt bảy ngày: đó là lương thực, là hỏa tế, là lễ vật nghi ngút hương thơm, làm thỏa lòng Đức Chúa, kèm theo lễ toàn thiêu thường tiến và lễ tưới rượu...” (Ds 28,19-24).

Lễ Bánh Không Men thời Tân Ước: “Hai ngày trước lễ Vượt Qua và lễ Bánh Không Men, các thượng tế và kinh sư bàn mưu tính kế bắt Đức Giêsu để giết Người” (Mc 14,1). Ngày thứ nhất trong Tuần Bánh Không Men, là ngày sát tế chiên Vượt Qua, các môn đệ thưa với Đức Giêsu: “Thầy muốn chúng con đi dọn cho Thầy ăn lễ Vượt Qua ở đâu?” (Mc 14,12). Đang Tuần Bánh Không Men, vua Hêrôđê “đã cho chém đầu ông Giacôbê là anh ông Gioan. Thấy việc đó làm vừa lòng người Do Thái, nhà vua lại cho bắt cả ông Phêrô nữa” (Cv 12,3). Thánh Phaolô đã dùng hình ảnh Men để ví von: “Anh em hãy loại bỏ men cũ để trở thành bột mới, vì anh em là bánh không men... Hãy lấy bánh không men, là lòng tinh tuyền và lòng chân thật, mà ăn mừng đại lễ” (1 Cr 5,6-8).

Linh Mục phaolô PHẠM QUỐC TÚY - GP PHÚ CƯỜNG

 

Từ khoá:
Chia sẻ:

Bình luận

có thể bạn quan tâm

Chúa Giêsu Kitô và những lời  tiên báo về người
Chúa Giêsu Kitô và những lời tiên báo về người
Cựu Ước đã cho thấy trước về con người và sứ vụ của Chúa Giêsu Kitô, các tác giả Tân Ước thường ghi nhận Đức Kitô hoàn thành lời tiên báo trong Cựu Ước. Điều đó cho thấy Thiên Chúa trung thành với lời hứa cứu độ và xác quyết...
Niềm vui Chúa Giêsu Kitô mang đến
Niềm vui Chúa Giêsu Kitô mang đến
Chúa Giêsu Kitô mang lại niềm vui cho dân Người. Họ mừng vui vì Chúa là Đấng Cứu Tinh đã đến cùng với muôn ân phúc Người đem đến cho họ. Các đạo sĩ từ phương đông được ngôi sao dẫn đường đến tận nơi Hài Nhi ở, “… họ...
Mừng lễ
Mừng lễ
Tham dự các bữa tiệc thường là nét đặc trưng người Do Thái cử hành các lễ hội trong đạo.
Chúa Giêsu Kitô và những lời  tiên báo về người
Chúa Giêsu Kitô và những lời tiên báo về người
Cựu Ước đã cho thấy trước về con người và sứ vụ của Chúa Giêsu Kitô, các tác giả Tân Ước thường ghi nhận Đức Kitô hoàn thành lời tiên báo trong Cựu Ước. Điều đó cho thấy Thiên Chúa trung thành với lời hứa cứu độ và xác quyết...
Niềm vui Chúa Giêsu Kitô mang đến
Niềm vui Chúa Giêsu Kitô mang đến
Chúa Giêsu Kitô mang lại niềm vui cho dân Người. Họ mừng vui vì Chúa là Đấng Cứu Tinh đã đến cùng với muôn ân phúc Người đem đến cho họ. Các đạo sĩ từ phương đông được ngôi sao dẫn đường đến tận nơi Hài Nhi ở, “… họ...
Mừng lễ
Mừng lễ
Tham dự các bữa tiệc thường là nét đặc trưng người Do Thái cử hành các lễ hội trong đạo.
Trẻ thơ
Trẻ thơ
Được Thiên Chúa ban cho có con thì thường được coi là phúc lành. Từ trẻ thơ cũng được dùng để biểu trưng cho những người con non dại về đức tin.
Niềm vui của Israel
Niềm vui của Israel
Niềm vui là nét đặc trưng của Israel khi họp nhau làm việc thờ phượng, nhất là vào những lễ lớn.
Đường
Đường
Trên đường đi không thiếu những cạm bẫy hiểm nguy (Er 8,31); Cn 22,13: tiên tri bị sư tử vồ chết; Er 8,22: Thiên Chúa bảo vệ kẻ tin lúc họ đi đường (Hs 7,1; Lc 10,30-33)
Chúa Giêsu Kitô lại đến
Chúa Giêsu Kitô lại đến
Chúa Giêsu Kitô sẽ lại đến hữu hình và vinh quang vào thời sau hết để phục sinh kẻ chết, xét xử thế gian, tiêu diệt sự dữ lẫn sự nghịch thù với Thiên Chúa và hoàn thành Nước Chúa. Các tín hữu được khích lệ sẵn sàng đón Người...
Vua
Vua
Ở Đông Phương thời cổ, thể chế quân chủ có liên hệ mật thiết với vương quyền thần linh: Vua trở thành vị trung gian bẩm sinh giữa các thần linh và nhân loại.
Hy sinh
Hy sinh
Hy sinh bỏ mình là chịu mất tiện nghi riêng vì người khác, như bà Ruth vì chồng (R 2,11), Giuđa vì em (St 44,33-34), tín hữu Do thái vì Chúa (Dt 10,34), Môsê vì dân Chúa (Dt 11,24-27).