Chuẩn bị tọa đàm về di sản Sấm truyền ca

Năm 1670, một trong những linh mục người Việt đầu tiên - cha Lữ Y Đoan (1613 - 1678), quê ở Quảng Nam, đã hoàn thành một trường thiên lục bát tựa đề Sấm truyền ca, có độ dài hàng chục ngàn câu. Đây là công trình diễn ca 5 quyển đầu của Kinh Thánh Cựu ước, được cha Đoan viết bằng chữ Nôm. Trọn bộ 5 quyển dày, tưởng đã bị thất lạc nhưng tình cờ tìm lại được vào năm 1810. Ông Simong Phan Văn Cận từng dành bốn năm (1816-1820) để chuyển sang chữ Quốc ngữ, dù nhiều người theo đó chép lại, song về sau quyển sách hầu như đã mất dấu vết…

Hinh bai Chuan bi toa dam ve Sam Truyen ca.jpg (43 KB)
Một trang phụ bản trong quyển "Sấm truyền ca, ấn phẩm đối chiếu để phục hồi nguyên bản".

Theo linh mục Gioan Phêrô Võ Tá Khánh, phụ trách Tủ sách Nước Mặn giáo phận Qui Nhơn, may mắn thay, Tủ sách này tìm được hai bản chép tay phần đầu của tác phẩm trên và đã thực hiện, ấn hành quyển “Sấm truyền ca, ấn phẩm đối chiếu để phục hồi nguyên bản”. Ấn phẩm này như lời mời gọi gởi đến mọi người quan tâm ở khắp nơi, cùng góp phần truy tìm các phần còn lại của Sấm truyền ca. Nhóm thực hiện ước mong ấn bản đối chiếu sẽ gợi hứng để nhiều nhà chuyên môn có thể đóng góp thông tin cùng những nghiên cứu liên quan đến tác giả Lữ Y Đoan, văn học Công giáo Việt Nam và nỗ lực hội nhập văn hóa từ những thế kỷ XVI-XIX; cũng như giá trị văn chương, lịch sử, tư tưởng và thần học của tác phẩm Sấm truyền ca… Hay nói như Đức cha Matthêu Nguyễn Văn Khôi - Giám mục giáo phận Qui Nhơn khi giới thiệu về ấn phẩm này thì: “Việc ấn hành tác phẩm Sấm Truyền ca đối chiếu này cũng nhằm mục đích làm cho nhiều người có cơ hội biết đến giá trị của nó và tích cực tìm kiếm nguyên bản bằng chữ Nôm, bản chuyển ngữ đầu tiên bằng Quốc ngữ, hay những bản sao chép tay bằng Quốc ngữ còn lưu lạc đâu đó của phần sau quyển Lập Quốc Kinh, và của cả ba quyển tiếp theo trong bộ sách Sấm Truyền ca…”. Sách sẽ được phát hành nhân dịp họp mặt các tác giả văn chương Công giáo lần thứ 13 tại giáo phận Qui Nhơn, vào ngày sinh nhật nhà thơ Hàn Mạc Tử lần thứ 112 sắp tới. Cũng dịp này, Tòa Giám mục Qui Nhơn dự kiến tổ chức buổi tọa đàm với chủ đề “Về di sản Sấm truyền ca (1670) của linh mục Lữ Y Đoan” vào ngày 22.9.2024.

Bắt đầu từ năm 2012, chào mừng kỷ niệm 100 năm ngày sinh của thi sĩ Hàn Mạc Tử, hơn 60 tác giả Công giáo từ khắp các miền đất nước đã cùng về tham dự cuộc họp mặt Văn thơ Công giáo tại Chủng viện Qui Nhơn, do Ban Văn hóa Giáo phận Qui Nhơn tổ chức vào hai ngày 21-22.9. Từ đó, như đã thành thông lệ, khoảng thời gian này trở thành ngày hẹn, ngày họp mặt hàng năm của các tác giả và người yêu văn thơ Công giáo. Năm 2021, trong hoàn cảnh đại dịch, chương trình họp mặt được thực hiện dưới hình thức tọa đàm trực tuyến với chủ đề “Văn học Công giáo Việt Nam đương đại”. Đến 2023, hội trường Chủng viên Qui Nhơn lại đón tiếp nhiều tác giả và khách mời đến dự chương trình tọa đàm về “Linh mục Đặng Đức Tuấn, tinh hoa Công giáo ái quốc Việt Nam”.

LIÊN GIANG

Từ khoá:
Chia sẻ:

Bình luận

có thể bạn quan tâm

Nhớ bà thành nếp nhà
Nhớ bà thành nếp nhà
Giờ, bà đã đi xa. Cả nhà tôi thường nấu những món bà thích, làm những việc bà thường làm, nhắc đến bà trong mọi chuyện. Nhớ đến bà trở thành một nếp nhà mỗi khi họp mặt đông đủ, chứ không chỉ riêng ngày giỗ hay vào tháng 11...
Giữ gìn chức năng của đường sách
Giữ gìn chức năng của đường sách
Mới đây, đường sách Vũng Tàu tạm ngừng hoạt động, trong sự tiếc nuối đan xen tiếng thở dài của những ai từng có dịp đặt chân tới đây.
Niềm vui cùng Luce
Niềm vui cùng Luce
Sự kiện Tòa Thánh Vatican công bố nhân vật biểu tượng cho Năm Thánh 2025 theo phong cách hoạt hình trẻ trung, đã nhanh chóng thu hút sự quan tâm của giới trẻ.
Nhớ bà thành nếp nhà
Nhớ bà thành nếp nhà
Giờ, bà đã đi xa. Cả nhà tôi thường nấu những món bà thích, làm những việc bà thường làm, nhắc đến bà trong mọi chuyện. Nhớ đến bà trở thành một nếp nhà mỗi khi họp mặt đông đủ, chứ không chỉ riêng ngày giỗ hay vào tháng 11...
Giữ gìn chức năng của đường sách
Giữ gìn chức năng của đường sách
Mới đây, đường sách Vũng Tàu tạm ngừng hoạt động, trong sự tiếc nuối đan xen tiếng thở dài của những ai từng có dịp đặt chân tới đây.
Niềm vui cùng Luce
Niềm vui cùng Luce
Sự kiện Tòa Thánh Vatican công bố nhân vật biểu tượng cho Năm Thánh 2025 theo phong cách hoạt hình trẻ trung, đã nhanh chóng thu hút sự quan tâm của giới trẻ.
Những ngày nhà giáo buồn
Những ngày nhà giáo buồn
Xin đừng hiểu lầm là ngày 20/11 buồn vì cô giáo không có quà, không nhận được lời chúc mừng. Xưa, lúc tôi là giáo viên trung học, ngày này rất vui. Tôi vẫn nói cùng học trò mình rằng món quà ý nghĩa nhất các em dành cho thầy...
Tiếng “dạ” trên môi
Tiếng “dạ” trên môi
Chị nói làm nghề này em phải nhớ là luôn xài chữ “dạ”. Lời dạy nhập môn ấy đã gần hai mươi năm qua, tôi vẫn còn ghi nhớ.
Tri ân thầy dạy đức tin
Tri ân thầy dạy đức tin
Nhân ngày Nhà giáo Việt Nam 20.11, các em Thiếu nhi Thánh Thể giáo xứ Bình Thuận (TGP TPHCM) đã trao tặng đến linh mục chánh xứ, linh mục tuyên úy xứ đoàn, các nữ tu, anh chị huynh trưởng và giáo lý viên những đóa hoa đơn sơ
Nhớ Cuore với những tấm lòng cao cả
Nhớ Cuore với những tấm lòng cao cả
Tôi không nhớ rõ đã bao lâu rồi, nhưng nếu chỉ tính từ lúc giã từ nghề dạy học thôi thì đến nay cũng đã gần 30 năm tôi không đọc lại cuốn sách từng một thời bị mê hoặc.
Cuộc mưu sinh và cái tình với mối mang
Cuộc mưu sinh và cái tình với mối mang
Bạn có công nhận, cho dù kinh doanh lớn cỡ tập đoàn, công ty hay đơn giản là tiệm tạp hóa vùng quê, gánh khoai hay bắp nấu… cũng đều có mối mang?
Lỗi hẹn trong “Và em, lễ khấn dòng”
Lỗi hẹn trong “Và em, lễ khấn dòng”
“Và em, lễ khấn dòng” là thi phẩm thứ 24 của nhà thơ Lê Ðình Bảng, sau các tác phẩm gồm sách giảng văn, giáo trình sách giáo khoa, thơ, văn, ký..., xuất bản từ năm 1962 ở Sài Gòn và hải ngoại cho đến nay.