Đau khổ của Chúa Giêsu Kitô

(Chúa nhật XXV TN - năm B - Mc 9,30-37)

“Con Người sẽ bị nộp vào tay người đời, họ sẽ giết chết Người…” (Mc 9,32).

Chúa Giêsu Kitô đã chịu khổ vì dân mình. Cuộc khổ nạn của Người cho thấy thực chất của nhân tính nơi Người lẫn tình yêu của Người đối với nhân loại. Những khổ đau này đạt tới đỉnh điểm là những đau khổ Chúa Giêsu phải chịu trên thánh giá, qua đó Thiên Chúa đã chọn để cứu chuộc thế giới.

Cựu Ước đã tiên báo cuộc khổ nạn của Chúa Giêsu, nên Tân Ước thường hay trích dẫn Cựu Ước (Lc 24,25-26.46; Cv 3,18; 17,2-3; 26,22-23; 1Cr 15,3). Có những kiểu mẫu và hình bóng báo trước cuộc khổ nạn của Chúa Giêsu Kitô, như việc hiến tế Isaac (St 22,28,13), Con chiên Vượt qua (Xh 22,22-23), Đavít liều mạng để cứu dân (1Sm 12,5). Người bị khổ vì chính người thân (2Sm 16,11-12), bởi kẻ quyền thế tham lam (1V 21,15; Tv 55,12-14; 57,14).

239.jpg (261 KB)

Có những lời nói tiên báo về cuộc khổ nạn của Chúa Giêsu Kitô. Chúa Cứu Thế sẽ bị cám dỗ “cắn vào gót” (St 3,15). “Vua chúa trần gian cùng nổi dậy… chống lại Đấng Người đã xức dầu phong vương” (Tv 2,2). Cuộc khổ nạn thật khủng khiếp (x. Tv 22,7-8.12.18; 69,21; Is 53,3-12).

Chính Chúa Giêsu đã nói trước về cuộc khổ nạn của mình. Ba lần Chúa Giêsu đã báo trước như thế: lần 1 (Mt 16,21; Mc 8,31-33; Lc 9,22), lần 2 (Mt 17,12; Mc 9,31; Lc 9,13) và lần 3 (Mt 20,18-19; Mc 10,32-34; Lc 18,31-34). “Con Người phải chịu khổ nhiều và bị thế hệ này loại bỏ” (Lc 17,25). Dụ ngôn những tá điền sát nhân (Lc 20,13-15; Mt 21,33-46; Mc 12,1-12). Có thể so sánh với trường hợp của Nabot (1V 21). Biết và báo trước, nhưng Chúa Giêsu không hề tìm tránh né cuộc khổ nạn (Lc 22,15; Ga 12,27).

Trong cuộc khổ nạn của Chúa Giêsu nổi lên có khía cạnh: sự thù hận của Satan (St 3,15). Khi Chúa bị cám dỗ (Mt 4,1-9; Mc 1,12-13; Ga 4,1-13), khi Phêrô ngăn cản (Mt 16,23). Khi Satan nhập vào Giuđa Iscariốt (Lc 22,3 Ga 13,27). Dù nó sẽ chẳng làm được gì (Ga 14,30; Kh 12,4-9). Chúa Giêsu chịu khổ vì bị thế gian ghét bỏ (Ga 7,7; Mt 2,13; Ga 1,10; 3,20; 15,18-20 1Cr 2,8). Người bị chính dân mình chối bỏ (Ga 1,11 Is 53,1.. Mt 23,37 Lc 19,41-42; 24,20; Ga 18,40; Cv 2,36; 3,13; 4,10; 1Tx 2,14-15). Khuyết điểm của các môn đệ cũng lộ rõ. Họ bỏ Chúa Giêsu mà chạy trốn (Mc 10,50; Mt 26,56; Mt 16,22; 26,40; 74-75; Lc 18,34). Giuđa còn đi đến chỗ phản bội (Mt 26,23; Mc 14,18; Lc 22,21; Ga 13,21). Thiên Chúa xét xử con mình vì tội lỗi thế gian (Mt 27,46; Mc 15,34; Tv 22,1; Is 53,5-6.10; Lc 22,42 Rm 3,25-26; 2Cr 5,21; Gl 3,13; Dt 2,10.14; 1Pr 2,24).

Còn Chúa Giêsu Kitô, Người tự nguyện chịu khổ nạn (Mt 26,42; Mc 14,36; Lc 22,42; Is 53,7-11; Lc 23,46; Dt 5,7-8; 12,2; 1Pr 2,23) để vâng ý Chúa Cha, phục vụ ơn cứu độ cho muôn người (Mt 14,24).

Linh mục Phaolô PHẠM QUỐC TÚY - GP PHÚ CƯỜNG

 

Từ khoá:
Chia sẻ:

Bình luận

có thể bạn quan tâm

Chúa Giêsu Kitô và những hồi đáp
Chúa Giêsu Kitô và những hồi đáp
Tân Ước kể lại một số hồi đáp Chúa Giêsu Kitô, từ phía những ai đã tiếp xúc với Người, những hồi đáp tích cực lẫn tiêu cực.
Hôn nhân một vợ một chồng
Hôn nhân một vợ một chồng
Đơn hôn là chế độ hôn nhân một vợ một chồng, nghĩa là chỉ có bạn phối ngẫu và giữ lòng chung thủy với bạn suốt đời.
Bao dung
Bao dung
Sách Dân Số ghi lại sự kiện hai ông Enđát và Mêđát, dù được ghi trong sách các kỳ mục nhưng không đến lều mà vẫn phát ngôn ở trong trại.
Chúa Giêsu Kitô và những hồi đáp
Chúa Giêsu Kitô và những hồi đáp
Tân Ước kể lại một số hồi đáp Chúa Giêsu Kitô, từ phía những ai đã tiếp xúc với Người, những hồi đáp tích cực lẫn tiêu cực.
Hôn nhân một vợ một chồng
Hôn nhân một vợ một chồng
Đơn hôn là chế độ hôn nhân một vợ một chồng, nghĩa là chỉ có bạn phối ngẫu và giữ lòng chung thủy với bạn suốt đời.
Bao dung
Bao dung
Sách Dân Số ghi lại sự kiện hai ông Enđát và Mêđát, dù được ghi trong sách các kỳ mục nhưng không đến lều mà vẫn phát ngôn ở trong trại.
Đau khổ của Chúa Giêsu Kitô
Đau khổ của Chúa Giêsu Kitô
Chúa Giêsu Kitô đã chịu khổ vì dân mình. Cuộc khổ nạn của Người cho thấy thực chất của nhân tính nơi Người lẫn tình yêu của Người đối với nhân loại.
Điếc
Điếc
Điếc là tình trạng của một người hoàn toàn hoặc một phần nào không nghe được. Từ điếc có thể dùng để diễn tả những giới hạn về thể lý hay thiêng liêng, nó thường được dùng để mô tả sự nổi loạn thiêng liêng.
Thanh tẩy
Thanh tẩy
“Họ thấy vài môn đệ của Người dùng bữa mà tay còn ô uế, nghĩa là chưa rửa” (Mc 7,2).
Tin, nhận chúa Giêsu
Tin, nhận chúa Giêsu
Vừa định cư tại Đất Hứa, dân Chúa đã bị cám dỗ chạy theo các thần ngoại lai, khiến Giosuê phải mời gọi họ lặp lại giao ước với Thiên Chúa. Dân đã đáp lời (Gs 24).
Thân thể Đức Kitô
Thân thể Đức Kitô
Sách Châm Ngôn mời gọi “Hãy đến mà ăn bánh của ta, và uống rượu do ta pha chế” (Cn 9,5). Chúa Giêsu tự giới thiệu “Tôi là bánh hằng sống từ trời xuống. Ai ăn bánh này sẽ được sống muôn đời. Và bánh tôi ban tặng chính là...
Bánh
Bánh
Thành phần căn bản của bữa ăn thời Kinh Thánh là bánh. Bánh thánh được thường xuyên thay thế tại nơi thánh, tại Nhà Tạm hay Đền Thờ. Chúa Giêsu tự nhận mình là “Bánh trường sinh” (Ga 6,35) “Bánh từ trời xuống” (6,41).