Ðưa trẻ nhỏ đi lễ

Mang con nhỏ đến nhà thờ để dự lễ hay để bé ở nhà là điều nhiều cha mẹ phân vân. Lựa chọn nào tốt hơn? Và nếu ẵm con theo tham dự các giờ kinh nguyện, làm sao để tránh ảnh hưởng đến người khác?

KHÔNG ĐỂ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CỘNG ĐOÀN

Chị Nguyễn Hoài Nhựt.jpg (74 KB)

Chị Nguyễn Hoài Nhựt (giáo xứ Bùi Môn, TGP TPHCM): Phụ huynh vẫn có thể cho con đến nhà thờ dự lễ, và vợ chồng tôi thường làm từ khi các con ngoài 3 tháng tuổi. Căn theo độ tuổi của con mà chúng tôi có cách chăm sóc phù hợp. Ví dụ như cho bé nằm nôi khi còn nhỏ; đến khi con biết đi thì dỗ dành bằng đồ chơi, bánh kẹo, sữa uống, và nhất là luôn nắm tay khi bé muốn ra khỏi chỗ. Lúc 3-4 tuổi, “hành trang” đi lễ của con thường chỉ là nước uống và đồ chơi kích cỡ nhỏ, hạn chế kẹo bánh. Khoảng thời gian này, chúng tôi tập cho con thói quen làm dấu và đọc những kinh ngắn gọn. Những điều này tưởng chừng đơn giản, nhưng lại trở thành khó khăn với một số phụ huynh. Cách đây khoảng một tuần, một bé trai khoảng 5 tuổi chạy từ cuối nhà thờ lên đến gian cung thánh khi linh mục chủ tế đang dâng lễ, hay có lần có đến chục em bé la hét nô đùa ở những dãy ghế cuối nhà thờ khiến cha chủ tế phải ngưng trong giây lát nhắc nhở phụ huynh. Để hạn chế tình trạng này, trước tiên cha mẹ cần theo sát con cái, đồng thời giáo xứ cũng nên có khu vực dành riêng cho trẻ chơi hoặc nơi riêng cho cha mẹ dự lễ, nhằm giúp bầu khí thánh lễ luôn trang nghiêm, sốt sắng.

CHỦ ĐỘNG VỚI TÌNH HUỐNG CON QUẤY KHÓC

Hồ Thùy Phương Lam.jpg (86 KB)

Chị Hồ Thùy Phương Lam (giáo xứ Tha La, giáo phận Phú Cường): Cho bé tới nhà thờ, trước hết như một cách hình thành thói quen. Kỳ thực, trẻ con cứ tập cho chúng điều gì thì chúng rất dễ làm quen. Cũng vậy, tôi nghĩ tập cho trẻ tới nhà thờ để chúng không thấy nơi này là xa lạ. Trẻ nhỏ quá chắc chắn sẽ hay khóc, la lối, đòi hỏi bế đi chơi gây phiền cho người kế cạnh. Lúc này, theo tôi có thể chọn vị trí ở chỗ dễ di chuyển, rộng thoáng, nếu con khóc thì nhanh chóng mang ra ngoài dỗ. Một số nhà thờ mới xây dựng sau này có dành hẳn khoảng không gian nhỏ cho các em vào đó chơi, cách âm, không ảnh hưởng bầu khí chung của thánh lễ, tôi nghĩ đó cũng là sự hỗ trợ cần thiết cho ba mẹ. Còn nơi nào không có, phụ huynh thường mang theo món đồ chơi, kẹo bánh mà con thích, phòng khi trẻ quấy sẽ đưa cho chơi. Tôi thấy nhiều người dẫn theo con nhỏ thường ngồi ở cuối nhà thờ, phòng hờ khi trẻ nhỏ quấy khóc thì kịp thời dỗ dành bé, giữ yên lặng cho cộng đoàn.

TẬP LÀM QUEN

Trần Xuân ÂU.jpg (93 KB)

Anh Trần Xuân Âu (giáo xứ Thánh Linh, TGP TPHCM): Hiện nhà tôi có hai bé, bé lớn gần 6 tuổi, còn bé nhỏ hơn 4 tuổi. Chúng tôi cho bé đi lễ từ khi còn bồng bế trên tay, 3-4 tháng tuổi là cho đi lễ hằng tuần rồi. Lúc đi lễ với con, tôi chọn ngồi ở chỗ thoáng bên trong nhà thờ, chứ không phải ngoài sân, thành ra bé thấy toàn thể cung thánh, cha chủ tế. Bé lớn lên chút nữa thì giải thích, chỉ cho con những hình ảnh trong nhà thờ, đâu là tượng Chúa, tượng Đức Mẹ… Thời gian lễ không phải là quá lâu nên tôi không đem theo đồ chơi, bánh kẹo cho con, cũng không cho bé tự ý di chuyển trong nhà thờ. Mang con nhỏ đi lễ cùng thì ba mẹ sẽ có nhiều phiền toái, nhưng nếu biết cách sẽ rất vui.

CHO BÉ NHỎ TUỔI Ở NHÀ

Tô Thị Huỳnh Như.jpg (107 KB)

Chị Tô Thị Huỳnh Như (giáo xứ Hiệp Thạnh, giáo phận Phú Cường): Với trường hợp trẻ nhỏ quá, còn bế trên tay, theo tôi không nên cho bé đi lễ. Bởi vì con trẻ lúc ấy không hiểu được gì, mà cha mẹ phải lo canh chừng, lúc thì cho uống sữa, lúc thì dỗ dành bé…, rồi không tập trung cho thánh lễ được. Thay vào đó, cha mẹ chia giờ ra dự lễ, người còn lại ở nhà trông chừng. Khi bé lớn hơn một chút, biết đi, biết nói, biết nghe lời người lớn rồi thì tập cho dự lễ cũng không muộn màng. Lúc này có thể ngồi kèm với con, kịp thời uốn nắn, chỉ dạy con từ những điều giản đơn nhất, như đọc kinh nào đó quen thuộc, ra vào nhà thờ biết cúi chào Chúa, đi đứng giữ trật tự, không chạy giỡn…

CÓ SỰ CHUẨN BỊ VÀ GIÁO DỤC CON TỪ BAN ĐẦU

Anh Tran Cong Nghia (giao xu Fatima Binh Trieu).jpg (87 KB)

Anh Trần Công Nghĩa (giáo xứ Fatima - Bình Triệu, TGP TPHCM): Chúng tôi đã cho các con đi lễ từ khi chúng còn nhỏ. Theo kinh nghiệm, trước khi đến nhà thờ, chúng tôi thường chuẩn bị cho con một số thứ như giấy, tã, nước uống, ít viên kẹo, vài cái bánh và một số món đồ chơi nhỏ mà con thích. Khi dự lễ, tôi chọn chỗ ngồi gần cửa hay hành lang để có thể đi ra nhanh khi cần dỗ dành con, tránh ngồi ở giữa nhà thờ, dễ ảnh hưởng nhiều người. Trong thánh lễ, trẻ sẽ không quậy phá, không chạy nhảy lung tung khi có vài món đồ chơi; lúc cần có thể cho bé kẹo, bánh... Nhìn lại những trải nghiệm trong gia đình nhỏ của mình, tôi thấy việc đưa con nhỏ tới nhà thờ dự lễ là điều đáng làm, giúp con quen dần sự hiện diện nơi Nhà Chung.

“Nhờ ơn Bí tích Hôn phối, cha mẹ nhận trách nhiệm và đặc quyền giáo dục đức tin cho con cái. Cha mẹ là những sứ giả đầu tiên của đức tin, khai tâm cho con về các mầu nhiệm đức tin từ lúc chúng còn nhỏ. Họ phải đưa con cái hòa nhập vào đời sống của Hội Thánh ngay từ lúc còn thơ bé. Nếp sống gia đình có thể tạo nên những tâm tình tốt đẹp, chuẩn bị và nâng đỡ đức tin sống động cho con trong suốt cuộc đời” (GLCG 2225).

Nhóm phóng viên thực hiện

Từ khoá:
Chia sẻ:

Bình luận

có thể bạn quan tâm

Ðể đem hy vọng đến cho mọi người trong Năm Thánh
Ðể đem hy vọng đến cho mọi người trong Năm Thánh
Năm Thánh 2025 với chủ đề “Những người hành hương của hy vọng” đã chính thức khai mạc tại Tòa Thánh Vatican và ở các Giáo hội địa phương trên toàn cầu. Sứ điệp mà Ðức Thánh Cha Phanxicô muốn nhắn nhủ đến tất cả mọi tín hữu trong Năm...
Từ một sáng kiến  chép tay Kinh Thánh
Từ một sáng kiến chép tay Kinh Thánh
Việc một nhóm thanh niên ở giáo xứ Carmel thuộc TP Pune (bang Maharashtra, Ấn Ðộ) đã hoàn thành hai quyển Thánh Kinh chép tay, một quyển chép bằng tiếng Anh và một quyển bằng tiếng địa phương Malayalam, đã tạo cảm hứng cho giới trẻ khắp nơi trên thế...
Ðể mùa Giáng Sinh thực sự ý nghĩa   
Ðể mùa Giáng Sinh thực sự ý nghĩa  
Giáng Sinh về, mỗi người sẽ làm gì để không chỉ như một lễ hội đến rồi đi, mà luôn đọng lại trong tâm hồn những cảm xúc sau từng mùa Noel.
Ðể đem hy vọng đến cho mọi người trong Năm Thánh
Ðể đem hy vọng đến cho mọi người trong Năm Thánh
Năm Thánh 2025 với chủ đề “Những người hành hương của hy vọng” đã chính thức khai mạc tại Tòa Thánh Vatican và ở các Giáo hội địa phương trên toàn cầu. Sứ điệp mà Ðức Thánh Cha Phanxicô muốn nhắn nhủ đến tất cả mọi tín hữu trong Năm...
Từ một sáng kiến  chép tay Kinh Thánh
Từ một sáng kiến chép tay Kinh Thánh
Việc một nhóm thanh niên ở giáo xứ Carmel thuộc TP Pune (bang Maharashtra, Ấn Ðộ) đã hoàn thành hai quyển Thánh Kinh chép tay, một quyển chép bằng tiếng Anh và một quyển bằng tiếng địa phương Malayalam, đã tạo cảm hứng cho giới trẻ khắp nơi trên thế...
Ðể mùa Giáng Sinh thực sự ý nghĩa   
Ðể mùa Giáng Sinh thực sự ý nghĩa  
Giáng Sinh về, mỗi người sẽ làm gì để không chỉ như một lễ hội đến rồi đi, mà luôn đọng lại trong tâm hồn những cảm xúc sau từng mùa Noel.
Ðể sống Năm Thánh  ý nghĩa hơn
Ðể sống Năm Thánh ý nghĩa hơn
Năm Thánh 2025 với chủ đề “Những người lữ hành của niềm hy vọng” sẽ chính thức bắt đầu bằng việc mở Cửa Thánh Vương cung Thánh đường Thánh Phêrô vào đêm Giáng Sinh năm 2024, do Ðức Thánh Cha Phanxicô chủ sự.
Giữ vẻ thanh tịnh nơi tôn nghiêm
Giữ vẻ thanh tịnh nơi tôn nghiêm
Nhà thờ, khuôn viên nhà thờ, nhà xứ là nơi tôn nghiêm, cần sự thanh tịnh. Bạn nghĩ gì, khi thánh lễ bị làm phiền và nhiều giáo xứ dùng khuôn viên, nhà xứ làm nơi kinh doanh, buôn bán?
Bạn trẻ với  đại hội giới trẻ
Bạn trẻ với đại hội giới trẻ
Không ít bạn trẻ sau khi tham dự đại hội đã khám phá ra ơn gọi của mình, và đã thay đổi định hướng cuộc đời.
Người trẻ làm gì để truyền giáo?
Người trẻ làm gì để truyền giáo?
Trong Tông huấn Christus Vivit, Ðức Thánh Cha Phanxicô đã nhấn mạnh: “Người trẻ không chỉ là tương lai mà còn là hiện tại của Giáo hội. Người trẻ đang làm phong phú thế giới bằng những đóng góp của họ”.
Luce Biểu tượng của hy vọng từ trái tim
Luce Biểu tượng của hy vọng từ trái tim
Trước thềm Năm Thánh 2025, Tòa Thánh Vatican đã cho ra mắt một nhân vật biểu tượng hoạt hình với hình ảnh vui tươi, đại diện cho Năm Thánh sắp tới của Giáo hội Công giáo hoàn vũ.
Nhà chờ Phục Sinh để người chết được “nhẹ nhàng” và người sống được thoải mái
Nhà chờ Phục Sinh để người chết được “nhẹ nhàng” và người sống được thoải mái
Tại Việt Nam, việc lưu giữ tro cốt của các tín hữu đã qua đời ở Nhà chờ Phục Sinh tại các xứ đạo, từ lâu là một truyền thống tốt đẹp, vừa theo đúng tinh thần của Hội Thánh, vừa mang nét văn hóa tâm linh đặc trưng của...