Khi giáo xứ có sân học võ cho trẻ

Các lớp ngoại khóa về vẽ, nhạc, ngoại ngữ… cho thiếu nhi trong khuôn viên thánh đường đã không quá xa lạ, nhưng lớp võ thì lại chưa nhiều. Liên quan đến hoạt động thể chất là chính, những lớp võ ở nhà thờ mang đến một bầu khí sôi nổi đặc trưng. Một vòng quanh các xứ đạo, chúng tôi thấy rằng có lớp võ chỉ mới khai giảng từ đầu hè, nhưng cũng có giáo xứ đã duy trì được một thời gian dài...

2.jpg (79 KB)

Sau cơn mưa chiều, mặt sân nhà thờ còn ẩm ướt, nhưng nhóm trẻ mặc võ phục đã tụ lại rôm rả hỏi thăm nhau và bắt đầu các động tác khởi động. Đến giờ, cả lớp hơn hai chục em đã thành hàng sẵn sàng cho buổi học. Hơn nửa năm nay, đây là hình ảnh quen thuộc ở giáo xứ Biên Hòa (GP Xuân Lộc) mỗi tối thứ Hai và thứ Tư, với lớp Taekwondo dành cho thiếu nhi hoàn toàn miễn phí. Cha chánh xứ Đaminh Trần Công Hiển là người nảy ra sáng kiến này khi thấy trong giáo xứ có những người dày dạn kinh nghiệm đứng lớp. Ý tưởng về lớp Taekwondo ở giáo xứ dành cho trẻ em với cha Đaminh không xa lạ, vì khi còn ở xứ Võ Dõng, cha cũng đã gầy dựng một sân chơi như thế. Mục đích của cha là giúp cho thiếu nhi gần với xứ đạo trong nhiều hoạt động đa dạng, có thêm điều hữu ích để quan tâm, chơi thể thao rèn sức khỏe. Chỉ tay về phía các võ sinh nhí thực hiện các động tác bắt đầu nhuần nhuyễn, không giấu niềm vui, cha kể vanh vách những gương mặt “nổi trội” của lớp.

“Gieo tình yêu xứ đạo từ những điều bình dị luôn là điều mà mình suy tư. Cho trẻ học võ hay học đàn, hát cũng như thế. Với võ thuật còn là rèn luyện sức khỏe và tính kỷ luật, nên giáo xứ sẽ cố gắng duy trì hoạt động dài lâu, dành cho bất kỳ trẻ nào muốn được học võ”, cha Đaminh nhấn mạnh lý do lớp Taekwondo hình thành. Tuy nhiên, cũng như bất cứ lớp học ngoại khóa nào có thời gian kéo dài, và đặc biệt có những đánh giá khả năng qua các kỳ thi, lớp cũng có khi trồi sụt số lượng học viên. Ban đầu lớp có 35 em đăng ký nhưng đến nay còn hơn 20 em. Mới vào hè nên theo thầy Hà Thái Khả (huấn luyện viên), có thể số lượng sẽ tăng thêm trong thời gian tới. 

 

1.jpg (4.98 MB)
Các em nhỏ hào hứng với lớp võ Taekwondo tại Gx Biên Hòa 

Hiện nay, thầy Khả dạy lớp Taekwondo ở giáo xứ Biên Hòa, đồng thời cũng phụ trách luôn lớp ở giáo xứ Hóa An (GP Xuân Lộc). Lớp võ ở Hóa An mới bắt đầu khoảng 3 tháng nay. Chia sẻ về công việc hoàn toàn thiện nguyện của mình, thầy vắn gọn: “Vì muốn làm công việc mà mình có khả năng nên khi các cha ngỏ ý là gật đầu thôi”. Cả hai lớp võ ở nhà thờ, vị huấn luyện viên này đều cảm nhận được niềm vui thích của các em nhỏ khi đến lớp. 

Ở ngoài cổng ngồi đợi, chị Hoàng Bảo Ngọc có con theo học Taekwondo ở nhà thờ Biên Hòa nói: “Tôi thấy khi có nhiều hoạt động sẽ tạo bầu khí sống động. Nhà thờ buổi tối đi ngang qua, thay vì đóng cửa buồn hiu, giờ có lớp này lớp kia sẽ giúp mọi người gắn bó với giáo xứ hơn”.

Nằm trong địa bàn thành phố Biên Hòa, giáo xứ Kẻ Sặt cũng có lớp Taekwondo. Lớp được mở và duy trì khoảng hai năm nay vào các tối Hai, Tư, Sáu, có thu phí tượng trưng. Lớp học được các em thiếu nhi yêu thích và nhờ vậy đều đặn đã diễn ra nhiều đợt thi lên đai. Sân nhà thờ rộng rãi là điểm hẹn của nhiều trẻ nhỏ đến rèn luyện.

Dù chỉ mới khai giảng nửa tháng với bộ môn Pencak Silat, giáo xứ Phát Diệm (TGP TPHCM) cũng đã có danh sách trên bốn mươi em nhỏ đăng ký học vào thứ Ba và thứ Năm hằng tuần. Thầy Nguyễn Đình Vũ, người có nhiều kinh nghiệm trong môn này, đã nhận đứng lớp khi được cha sở Giuse Phạm Đình Đại ngỏ lời mời. Với cha Giuse, mở lớp Pencak Silat là mong muốn giúp các em nhỏ nâng cao sức khỏe, rèn luyện tính kỷ luật. Cha cũng hướng đến việc thiếu nhi tham gia hoạt động rèn luyện sức khỏe sẽ hạn chế bớt thời gian chơi trò chơi điện tử. Lớp Pencak Silat bắt đầu từ đầu hè và cha tạo các điều kiện thuận lợi nhất để lớp hoạt động. Nói về lớp học võ này, anh Vũ bày tỏ: “Sân chơi này sẽ giúp các em học cách trở nên uyển chuyển và khả năng tập trung cao, hiện lớp nhận các em từ sáu tuổi trở lên. Rất mong và sẽ cố gắng duy trì hoạt động của lớp Pencak Silat xuyên suốt chứ không phải chỉ mùa hè”. Vì còn khá mới mẻ nên các em đến lớp học chưa có đủ hết đồng phục màu đen quen thuộc của môn võ xuất phát từ Indonesia. Quan sát một buổi học, có thể thấy tụi nhỏ rất tập trung và tỏ ra vui thích khi xem thầy thực hiện các động tác đẹp mắt. Mướt mồ hồi sau buổi tập, em Nguyễn Khắc Trung Nghĩa (8 tuổi) đơn sơ nói lý do mình quyết định đăng ký học: “Con thích võ lắm nên xin ba mẹ cho đi học ngay khi nghỉ hè. Con muốn mình khỏe mạnh và nhanh nhẹn. Dù thấy rất khó và mệt nữa, nhưng con rất vui khi được học...”. Đứng chờ lớp Pencak Silat tan học, bắt gặp nhiều nụ cười cùng những lời kể ríu rít của các em nhỏ với cha mẹ đến đón, chúng tôi cảm thấy mùa hè của các em như sinh động hơn. 

Lớp võ tại giáo xứ Phát Diệm dù mới khai giảng đầu hè đã thu hút nhiều em nhỏ.jpg (602 KB)
Lớp võ tại giáo xứ Phát Diệm dù mới khai giảng đầu hè, nhưng đã thu hút nhiều em nhỏ

Tại vùng ven thành phố Thủ Đức, sân nhà thờ thuộc xứ Tam Hải, có một lớp Karate chỉ mới được khai giảng tròn tháng. Đứng đợi cháu gái, bà Trần Dạ Lan Hương nói về mong muốn của gia đình: “Tôi muốn để cháu có phản xạ nhanh nhẹn, rèn sức khỏe và có thể phòng thân”. Bà Hương kể thêm nhiều sinh hoạt sôi nổi của giáo xứ mình cũng như cho biết rất ủng hộ các lớp học ngoại khóa như võ, vẽ, hát, múa... mà các giáo xứ đây đó mở ra phục vụ cho thiếu nhi. Khoảng sân rộng rãi của nhà thờ, dưới ánh đèn sáng loáng, có tiếng hô rất mạnh mẽ, đúng “chất” con nhà võ. 

Còn nhiều nữa những lớp võ nơi khuôn viên nhà thờ được hình thành từ những mong muốn mang đến sức khỏe, niềm vui, tính kỷ luật…, thể hiện sự quan tâm đến thiếu nhi như thế. Các lớp học này sẽ giúp nhiều em nhỏ hình thành thói quen rèn luyện thể chất, gắn bó với nhà thờ từ nhỏ…

Minh Hải

Từ khoá:
Chia sẻ:

Bình luận

có thể bạn quan tâm

Bếp ăn tình thương hơn mười năm sáng đèn
Bếp ăn tình thương hơn mười năm sáng đèn
Đỏ lửa từ lúc 3 giờ sáng, bếp ăn tình thương ở địa chỉ 86/34 Phan Tây Hồ, phường 7, quận Phú Nhuận mỗi ngày phục vụ nhiều phần ăn cho người có hoàn cảnh khó khăn, kém may. Chủ bếp là vợ chồng bà Nguyễn Thị Mai Phương và...
Những thầy thuốc đội lúp xanh
Những thầy thuốc đội lúp xanh
Vẫn là chiếc áo blouse trắng nhưng trên đầu lại là những chiếc lúp xanh, các y bác sĩ của phòng khám Mẫu Tâm (giáo phận Nha Trang) tận tâm, ân cần với bệnh nhân, không chỉ bằng trình độ y khoa mà còn hành động trong tình yêu thương...
Những người trông “giấc ngàn thu” cho người khác
Những người trông “giấc ngàn thu” cho người khác
Làm quản trang ở những nghĩa trang Công giáo hay Nhà chờ Phục Sinh, mỗi người đều do những cơ duyên riêng, nhưng đều có điểm chung trong việc làm thầm lặng này, là tấm lòng với chốn thiêng, với người đã khuất…
Bếp ăn tình thương hơn mười năm sáng đèn
Bếp ăn tình thương hơn mười năm sáng đèn
Đỏ lửa từ lúc 3 giờ sáng, bếp ăn tình thương ở địa chỉ 86/34 Phan Tây Hồ, phường 7, quận Phú Nhuận mỗi ngày phục vụ nhiều phần ăn cho người có hoàn cảnh khó khăn, kém may. Chủ bếp là vợ chồng bà Nguyễn Thị Mai Phương và...
Những thầy thuốc đội lúp xanh
Những thầy thuốc đội lúp xanh
Vẫn là chiếc áo blouse trắng nhưng trên đầu lại là những chiếc lúp xanh, các y bác sĩ của phòng khám Mẫu Tâm (giáo phận Nha Trang) tận tâm, ân cần với bệnh nhân, không chỉ bằng trình độ y khoa mà còn hành động trong tình yêu thương...
Những người trông “giấc ngàn thu” cho người khác
Những người trông “giấc ngàn thu” cho người khác
Làm quản trang ở những nghĩa trang Công giáo hay Nhà chờ Phục Sinh, mỗi người đều do những cơ duyên riêng, nhưng đều có điểm chung trong việc làm thầm lặng này, là tấm lòng với chốn thiêng, với người đã khuất…
Có một tượng Đức Mẹ gần 140 năm ở miền rừng ngập mặn
Có một tượng Đức Mẹ gần 140 năm ở miền rừng ngập mặn
Câu chuyện truyền miệng của người dân làng Phước Khánh (Nhơn Trạch - Đồng Nai) về bức tượng Đức Mẹ hiện diện trước cửa nhà thờ từ năm 1887, phù trợ sự bình an, giúp nhà thờ tránh bom rơi, đạn lạc… vẫn được kể lại đến ngày nay.
Tượng Đức Mẹ ở Thánh địa La Vang theo dòng thời gian (kỳ 2)
Tượng Đức Mẹ ở Thánh địa La Vang theo dòng thời gian (kỳ 2)
Trải qua nhiều biến động do chiến tranh, các công trình xây dựng ở Thánh địa La Vang trước 1972 gần như chẳng còn lại gì nhiều.
Tượng Đức Mẹ ở Thánh địa La Vang theo dòng thời gian (kỳ 1)
Tượng Đức Mẹ ở Thánh địa La Vang theo dòng thời gian (kỳ 1)
Những tư liệu về các cuộc hành hương Đức Mẹ La Vang được TGP Huế tổng hợp và ghi nhận trong bộ sách Hành hương Đức Mẹ La Vang, do tác giả Trần Quang Chu chủ biên, có nhiều chi tiết nhắc đến các tượng Đức Mẹ La Vang qua...
Đi tìm gương mặt Giêsu trong bão lũ
Đi tìm gương mặt Giêsu trong bão lũ
Hàng loạt giáo phận trong Nam, ngoài Bắc ra thông báo kêu gọi giáo dân cầu nguyện, rộng tay góp tiền giỏ trong các ngày lễ làm thành quỹ riêng cho hoạt động cứu trợ.
Cùng nhau làm măng, giúp nhau thoát nghèo
Cùng nhau làm măng, giúp nhau thoát nghèo
Ở  xã Phan Sơn, huyện Bắc Bình, tỉnh Bình Thuận, một nhóm chị em phụ nữ đồng bào K’Ho đã cùng nhau tạo nên một câu chuyện khởi nghiệp đầy ý nghĩa với sản phẩm măng khô mang tên “Bang Vre”.
Độc đáo miền Gia Kiệm
Độc đáo miền Gia Kiệm
Còn nhớ mấy năm trước, khi thực hiện bài về những xóm đạo ở Hố Nai (TP. Biên Hòa - Ðồng Nai), tôi không khỏi ngạc nhiên về một vùng có rất nhiều nhà thờ, với chỉ trong 4 cây số chiều dài, đếm có đến 17 xứ đạo.