Người gieo niềm hy vọng

Giáo hội bắt đầu một năm phụng vụ mới từ Chúa nhật I Mùa Vọng. Đây là khởi đầu cho Năm Thánh 2025 là Năm Hy Vọng của Giáo hội hoàn vũ, cũng là năm Giáo hội Việt Nam “cùng nhau loan báo Tin Mừng”. Trên mỗi bước chân hành hương trong cuộc đời, mỗi người sẽ gieo niềm hy vọng của Tin Mừng cho muôn loài và mọi người.

 Mùa hy vọng mới

Qua gần 2 năm đại dịch Covid-19, từ 2020-2022, có khoảng hơn 776 triệu người bị nhiễm, hơn 7 triệu người chết và hơn 5 tỷ người phải tiêm vaccine phòng bệnh, và biết bao xáo trộn về mọi lĩnh vực đã xảy ra. Không ít người đã đánh mất niềm tin và hy vọng vì phải chịu đựng quá nhiều thử thách, đau thương, nhất là mất cả người thân yêu. Thêm vào đó, hiện đang xảy ra cuộc xung đột giữa Nga và Ucraina đã kéo dài hơn 1.000 ngày, giữa Israel và các phong trào Hồi giáo ở Trung Đông mỗi ngày một lan rộng hơn.

Có những người, khi nhìn vào những biến động của trời đất, những xung đột giữa các dân tộc, đã “hoang mang lo lắng, sợ hãi đến hồn siêu phách lạc, chờ những gì sắp giáng xuống địa cầu”, tưởng rằng tận thế đã gần đến. Có người đạo đức hơn lại nghĩ đến Ngày Phán xét chung khi Chúa Giêsu như “Con Người đầy quyền năng và vinh quang ngự trong đám mây mà đến” (x. Lc 21,25-36).

Nhiều tôn giáo đã cảnh báo về ngày tận thế như là ngày tận cùng của thế giới vật chất với những biến động lớn lao như tinh tú hỗn loạn, chiến tranh khốc liệt, đại dịch khủng khiếp. Khoa học cũng cho biết rằng vũ trụ và thân xác muôn loài, vì là vật chất, chắc chắn sẽ có lúc tận cùng. Do đó, nhiều người sợ hãi không biết bao giờ tận thế xảy ra và phải đối phó cách nào.

Vũ trụ vật chất xuất hiện cách đây khoảng 14 tỷ năm và hầu hết tồn tại dưới dạng plasma, ngoài ba dạng thông thường là thể rắn, thể lỏng và thể khí. Nhưng khối lượng plasma của mặt trời và các tinh tú đang giảm dần, nguội dần. Nhiều ngôi sao sáng như mặt trời trở thành những ông sao vàng, sao đỏ rồi tối đen trong vũ trụ bao la. Trái đất và muôn loài sinh sống trong vũ trụ này chắc chắn sẽ đi đến điểm kết thúc. Như vậy, tận thế không đáng cho ta lo sợ vì là chuyện đương nhiên phải xảy ra, như các nhà khoa học đã quả quyết điều đó.

Khi hiểu được con người mình có tinh thần vượt lên trên vật chất và định hình cho vật chất, thì tận thế lại là dịp để vật chất ngừng chuyển hóa từ người này sang vật nọ, và muôn loài trở về với Thiên Chúa Tạo Hóa là cội nguồn. Ngài đã dựng nên vũ trụ từ hư không, tạo thành loài người và đặt vào trong trái đất này, ban cho muôn loài  tình yêu, hạnh phúc và ơn cứu độ. Một ngày nào đó, vào lúc tận cùng của thời gian, tất cả mọi người sẽ trở về với nguồn gốc của mình là Thiên Chúa và hòa nhập vào sự sống vĩnh hằng của Ngài, để tạo thành một trời mới, đất mới với những con người mới (x. Kh 21,4; GLHTCG, số 1044). Vì thế Chúa Giêsu mời gọi mọi người hãy giữ niềm hy vọng, “hãy đứng thẳng và ngẩng đầu lên vì anh em sắp được cứu chuộc”.

Thật ra, mỗi giây phút sống là tiến gần hơn đến cái chết, đến gần hơn ngày tận thế, vì cái chết của từng người là dịp giải phóng để không còn bị lệ thuộc vào vật chất, không gian, thời gian. Vì vậy, tận thế và cái chết không phải là những điều đáng lo sợ và tuyệt vọng do những đổ vỡ, hủy diệt, xa cách, mất mát. Nhưng là một cuộc lên đường trở về nhà Cha, một cuộc thăng hoa để biến đổi tất cả những gì ta có, ta làm, ta đạt được trong trần thế này thành vĩnh hằng, tuyệt đối, vô biên, nhờ được gắn bó với Chúa Giêsu. Đó là biến cố tràn đầy niềm vui và hạnh phúc. Do đó, Chúa Giêsu nhắc nhở mỗi người hãy sống trọn vẹn từng giây phút hiện tại: “Anh em hãy tỉnh thức và cầu nguyện luôn, hầu đủ sức thoát khỏi mọi điều sắp xảy đến và đứng vững trước mặt Con Người” (Lc 21,36).

Như vậy là mọi tín hữu đều đang hành hương trong niềm tin yêu và hy vọng trên con đường Giêsu, vì Người là con đường sống.

 dang2.jpg (534 KB)

Để đạt được niềm hy vọng, phải làm gì?

Chính khi đồng hành trên con đường Giêsu để đạt tới sự thật toàn diện và sự sống siêu việt của Thiên Chúa, mỗi người sẽ cảm nhận được sự hiện diện của Chúa Giêsu là Đấng ban sức mạnh và ân huệ Thánh Thần để giúp vượt qua những mệt mỏi, thử thách và nguy hiểm trên đường đời.

Các tín hữu là những “lữ khách hành hương trong hy vọng” như chủ đề Năm Thánh 2025 được Đức Thánh Cha Phanxicô gợi ý. Bối cảnh này đã khơi dậy trong lòng mỗi tín hữu ước muốn trở thành những “lữ khách hành hương trong hy vọng”. Nhiều người đang lên kế hoạch thực những chuyến hành hương xa xôi đến Vatican, Giêrusalem… cho đến những hành trình gần gũi hơn tại các điểm hành hương trong nước, tất cả đều chung một mục đích: tìm về nguồn cội đức tin và nuôi dưỡng tâm hồn.

Đức Thánh Cha Phanxicô đã nhắc nhở hành hương đích thực là việc tìm thấy Chúa trong chính cuộc sống thường ngày, đặc biệt là trong những người nghèo khổ và đau khổ. Thật đáng buồn khi ta thấy nhiều người lại quá chú trọng đến hình thức bên ngoài của các đền thánh, mà quên đi chính những con người đang cần đến sự sẻ chia và yêu thương. Con người và thân xác họ là đền thờ của Thiên Chúa, nhưng ta lại đang đi tìm và loan báo một Chúa Giêsu “phi xác thể”.

Vì thế, thánh Phaolô nhắc nhở mọi tín hữu hãy hành hương đến các đền thánh đó, gặp được Chúa trong những người nghèo khổ, tật bệnh quanh ta và giữ mãi tình yêu đối với Chúa cũng như đối với mọi người trên mỗi bước đường, cho tới khi đạt đến đích điểm là cuộc quang lâm của Chúa Giêsu: “Xin Chúa cho tình yêu của anh em đối với nhau và đối với mọi người ngày càng thêm đậm đà thắm thiết, cũng như tình yêu của chúng tôi đối với anh em vậy. Như thế, Chúa sẽ cho anh em được bền tâm vững chí, được trở nên thánh thiện không có gì đáng chê trách, trước nhan Thiên Chúa là Cha chúng ta, trong ngày Đức Giêsu, Chúa chúng ta, quang lâm cùng với các thánh của Người” (1Ths 3,12-13).

Có như thế, mỗi người mới trở thành những “người gieo niềm hy vọng” cho thế giới hôm nay.

“... Hành hương đích thực là việc tìm thấy Chúa trong những người nghèo và đau khổ...”

Lm Antôn Nguyễn Ngọc Sơn

Từ khoá:
Chia sẻ:

Bình luận

có thể bạn quan tâm

Tòa Tổng Giám mục TGP TPHCM: Thư mùa Vọng và Giáng Sinh năm 2024
Tòa Tổng Giám mục TGP TPHCM: Thư mùa Vọng và Giáng Sinh năm 2024
Ngày 1.12.2024, Đức Tổng Giám mục Giuse Nguyễn Năng đã gởi thư mục vụ mùa Vọng và Giáng Sinh tới các thành phần Dân Chúa TGP.
Người gieo niềm hy vọng
Người gieo niềm hy vọng
Giáo hội bắt đầu một năm phụng vụ mới từ Chúa nhật I Mùa Vọng. Đây là khởi đầu cho Năm Thánh 2025 là Năm Hy Vọng của Giáo hội hoàn vũ, cũng là năm Giáo hội Việt Nam “cùng nhau loan báo Tin Mừng”.
Thiên Chúa của kẻ sống
Thiên Chúa của kẻ sống
Có cuộc sống đời sau hay không? Một nhóm người phái Sađốc đã đặt ra cho Chúa Giêsu một vấn nạn qua một câu chuyện tưởng chừng như bịa, nhưng không phải là không thể xảy ra.
Tòa Tổng Giám mục TGP TPHCM: Thư mùa Vọng và Giáng Sinh năm 2024
Tòa Tổng Giám mục TGP TPHCM: Thư mùa Vọng và Giáng Sinh năm 2024
Ngày 1.12.2024, Đức Tổng Giám mục Giuse Nguyễn Năng đã gởi thư mục vụ mùa Vọng và Giáng Sinh tới các thành phần Dân Chúa TGP.
Người gieo niềm hy vọng
Người gieo niềm hy vọng
Giáo hội bắt đầu một năm phụng vụ mới từ Chúa nhật I Mùa Vọng. Đây là khởi đầu cho Năm Thánh 2025 là Năm Hy Vọng của Giáo hội hoàn vũ, cũng là năm Giáo hội Việt Nam “cùng nhau loan báo Tin Mừng”.
Thiên Chúa của kẻ sống
Thiên Chúa của kẻ sống
Có cuộc sống đời sau hay không? Một nhóm người phái Sađốc đã đặt ra cho Chúa Giêsu một vấn nạn qua một câu chuyện tưởng chừng như bịa, nhưng không phải là không thể xảy ra.
Kinh Năm Thánh 2025
Kinh Năm Thánh 2025
Xin ân sủng Cha biến đổi chúng con thành những người miệt mài vun trồng hạt giống Tin Mừng.
Thư mục vụ Năm Thánh 2025: Cùng nhau loan báo Tin Mừng
Thư mục vụ Năm Thánh 2025: Cùng nhau loan báo Tin Mừng
Đức Thánh Cha Phanxicô đã chọn khẩu hiệu cho Năm Thánh 2025 là “Những người hành hương của hy vọng”. Khi cùng nhau loan báo Tin Mừng, chúng ta làm chứng cho niềm hy vọng Kitô giáo, niềm “hy vọng không làm thất vọng” (Rm 5,5).
Mở tai, mở mắt, mở lòng
Mở tai, mở mắt, mở lòng
Với căn tính xã hội, con người là hữu thể trong tương quan liên vị. Tôi chỉ thực sự là tôi trong tương quan với một ai đó. Chính vì thế, sự tương quan liên vị là một nhu cầu sinh tồn của con người, được thể hiện rõ nét...
Hành khất Kitô
Hành khất Kitô
Giáo hội luôn mời gọi tín hữu tin vào tình yêu chữa lành của Thiên Chúa vì Ngài là Cha, đã sai Con Một của Ngài là Đức Giêsu đến chữa lành cho con người khỏi tật mù lòa như đã chữa lành cho Batimê (x. Mc 10,46-52).
Bản dịch Việt ngữ Thông điệp “Dilexit nos - Người đã yêu thương chúng ta”
Bản dịch Việt ngữ Thông điệp “Dilexit nos - Người đã yêu thương chúng ta”
Ngày 24.10.2024, Đức Thánh Cha Phanxicô đã ban hành Thông điệp “Dilexit nos - Người đã yêu thương chúng ta”. Thông điệp lược lại suy tư truyền thống và hiện tại “về tình yêu nhân loại và thần linh của Trái Tim Chúa Giêsu Kitô”.
Chữ Hiếu trong đạo Công giáo
Chữ Hiếu trong đạo Công giáo
Giáo hội Công giáo bước vào tháng 11 là tháng cầu nguyện cho các tín hữu đã qua đờ