Tham dự tích cực vào cuộc thương khó của Chúa cứu thế

1. 

Khi được gọi nhận chức thánh linh mục cũng như khi vâng lời nhận chức vụ Giám mục, tôi tự nhiên nghĩ ngay đến sự tôi sẽ tham dự vào cuộc thương khó của Chúa Giêsu.

 2.

Tôi nghĩ như vậy, vì tôi nhớ lại thuở xưa, các tông đồ, khi vừa được Chúa Giêsu trao ban chức thánh, đã lập tức được Chúa đưa vào vườn Cây Dầu để bắt đầu tham dự cuộc thương khó của Người.

 3.

Tôi cũng nghĩ như vậy, vì khi tôi chịu chức linh mục và thụ phong Giám mục, thì tình hình ở nhiều nơi tại Hội Thánh có vẻ là một cuộc thương khó của Chúa Giêsu. Người đang chịu đau khổ trong nhiều chi thể của Người.

 Chiesa_di_San_Polo_(Venice)_-_VIA_CRUCIS_V_-_Simon_of_Cyrene_helps_Jesus_carry_the_cross_by_Giandomenico_Tiepolo.jpg (1.17 MB)

4.

Điều tôi nghĩ thì đã xảy ra rất đúng. Tôi đã được tham dự vào cuộc thương khó của Chúa Giêsu, ngay từ những ngày đầu sau lễ thụ phong. Trên thực tế, tôi đã tạ ơn Chúa về chức thánh Chúa trao ban bằng sự tích cực tham gia vào những khổ đau của Chúa trong các con cái của Người.

Được tham gia vào cuộc thương khó của Chúa Cứu thế, tôi coi như một vinh dự.

5.

Với tâm trạng như thế và với kinh nghiệm như thế, tôi có thói quen nhìn các người mang chức thánh trong liên đới với cuộc thương khó của Chúa Giêsu. Những ai tham gia tích cực vào cuộc thương khó của Chúa Giêsu đã và đang kêu gọi tôi hãy luôn trở về nguồn mạch ơn cứu độ.

Nguồn mạch ơn cứu độ chính là sự Chúa Giêsu hiến tế mình trên thánh giá vì yêu thương.

Hiến tế đó bao gồm nhiều cái chết đớn đau. Chết trong thân xác. Chết trong tâm hồn. “Cha ơi, sao cha nỡ bỏ con” (Mc 15,34). Tôi cũng nhiều lần cảm thấy như vậy.

6.

Nhưng cũng phải nói ngay rằng: Trong muôn vàn đau đớn, tôi vẫn được ủi an, do ơn Chúa Thánh Thần, nhất là ơn Người ban cho tôi nhìn thấy sự cứu độ đằng sau những đớn đau. Đau đớn sẽ qua đi, nhưng sự cứu độ sẽ bền vững đời đời.

7.

Nhìn thấy ơn cứu độ đằng sau những đớn đau, đó là biến cố đã mở rộng lòng tôi ra. Lòng tôi mở rộng, để đón Chúa, để đón các linh hồn, nhất là để đón những người cùng khổ cần được cứu.

Mở rộng lòng ra, và đón nhận như thế, một cách tự do, tự nguyện. Đó là ơn Chúa Thánh Thần.

8.

Mở rộng lòng mình ra, để đón nhận ơn cứu độ như thế, cũng đòi phải phấn đấu. Quỷ dữ có những mưu mô tinh tế, xúi dục tôi khóa cửa lòng mình lại bằng nhiều thứ khóa.

Trong dụ ngôn “người Samari tốt lành”, Chúa Giêsu đã cho thấy: Trước cảnh một người bị cướp đánh nằm bên vệ đường, đã có ba người đi qua nhìn thấy. Thầy tư tế và thầy Lêvi đã nhìn thấy, nhưng né tránh, bỏ đi. Còn người Samari nhìn thấy đã dừng lại chăm sóc. Hai người trước đã khóa cửa lòng mình lại, bằng những lý do có thể coi như đạo đức. Còn người thứ ba đã mở lòng ra một cách đơn sơ, nhưng không (Lc 10, 30-37). Nếu không phấn đấu một cách tỉnh táo, tôi cũng sẽ khóa lòng tôi lại bằng những thứ khóa mang danh đạo đức, như lý do kỷ luật, lý do lễ lạc, lý do uy tín giai cấp, lý do tôn trọng dư luận.

9.

Xưa, khi Chúa Thánh Thần hiện xuống trên các tông đồ, thì lòng các ngài được mở rộng ra. Việc đầu tiên các ngài làm, là lớn tiếng giảng về sám hối, tin vào Chúa Giêsu, và lập ra những cộng đoàn tình thương trong đó mọi người chia sẻ của cải cho nhau. Các ngài coi các việc đó như một cách tham dự vào cuộc thương khó của Chúa, cuộc thương khó của Chúa đòi các ngài làm những việc đó.

10.

Chúa Thánh Thần đã mở rộng lòng các tông đồ ra, để các ngài biết tham dự vào cuộc thương khó của Chúa ngay trong thực tế cuộc sống lúc đó của các ngài. Sám hối ngay lúc đó, tin vào Đức Kitô ngay lúc đó, chia sẻ của cải cho nhau ngay lúc đó. Vâng phục Chúa Thánh Thần một cách mau lẹ, đặc biệt trong việc tham dự vào cuộc thương khó của Chúa, đó là một dấu chỉ của Chúa Thánh Thần.

Mở rộng lòng mình ra, để tham dự vào cuộc thương khó của Chúa ngay chính lúc này, đó là điều Chúa Thánh Thần thúc giục tôi.

11.

Chính lúc này, tại Việt Nam hôm nay, nhiều môn đệ Chúa Giêsu đang tự nguyện từ bỏ những thói quen hưởng thụ, phô trương, hoành tráng, linh đình, để mở lòng mình ra về phía người nghèo và cuộc sống hy tế của Chúa Giêsu. Họ làm như vậy, là để vâng phục Chúa Thánh Thần, mà tích cực tham dự vào cuộc thương khó của Chúa Giêsu. Họ đang nêu gương sáng cho tôi.

12.

Chính lúc này, và tại Việt Nam hôm nay, nhiều môn đệ Chúa Giêsu đang được đổi mới một cách quyết liệt nhờ Chúa Thánh Thần, khi họ thực sự hân hoan vì vinh dự của họ là thập giá Đức Kitô, là được tham gia vào cuộc thương khó của Chúa Giêsu. Họ tham gia tích cực. mau lẹ, bằng nhiều sáng kiến.

Tôi xin cảm tạ Chúa giàu lòng thưng xót đã cho tôi nhìn thấy Nước Trời qua họ là những người, mà Chúa chọn để gieo hy vọng trên Quê Hương Việt Nam yêu dấu của tôi.

13.

Khi tôi đang hân hoan một cách ngây thơ, thì tôi nghe Thánh Gioan tông đồ cảnh giác tôi. Ngài nói: “Hãy tránh xa các tà thần. Thế gian này đang nằm dưới ách thống trị của ác thần” (1Ga 5,19-20).

Đúng là Satan đang tìm cách phá công việc của Chúa Thánh Thần. Đây là một lý do, để tôi càng phải rất khiêm nhường mở lòng mình ra, đón nhận Chúa Thánh Thần, để nhờ Người, mà biết phán đoán đúng, trong tình hình lộn xộn hiện nay, nhất là khi rất nhiều người quả quyết là mình được tham dự vào cuộc thương khó Chúa, nhưng trước mặt Chúa thì không phải thế (x.Mt 7,21-23).

Chia sẻ:

Bình luận

có thể bạn quan tâm

Sống đạo với những bất ngờ
Sống đạo với những bất ngờ
Lời Chúa nhắc nhở là phải luôn sẵn sàng. Để làm được điều này, các đấng đạo đức khuyên các tín hữu hãy xác tín sâu sắc rằng chính Đức Giêsu Kitô là trung tâm của đức tin.
Lời của Thiên Chúa
Lời của Thiên Chúa
Tuy là Ngôi Lời, Ðức Kitô tại hang đá Bêlem đã không nói lời nào. Ðúng hơn, Người đã nói, nhưng không phải bằng lời, mà bằng chính bản thân mình.
Chuẩn bị tâm hồn để mừng lễ Chúa giáng sinh
Chuẩn bị tâm hồn để mừng lễ Chúa giáng sinh
Sắp đến ngày kỷ niệm việc Thiên Chúa giáng sinh. Nhiều nơi đã bắt đầu chuẩn bị mừng lễ. Việc chuẩn bị tâm hồn mới là điều quan trọng, vì là nơi Chúa muốn đến viếng thăm và ở lại. Những việc đơn sơ, chân thành sẽ giúp mỗi người...
Sống đạo với những bất ngờ
Sống đạo với những bất ngờ
Lời Chúa nhắc nhở là phải luôn sẵn sàng. Để làm được điều này, các đấng đạo đức khuyên các tín hữu hãy xác tín sâu sắc rằng chính Đức Giêsu Kitô là trung tâm của đức tin.
Lời của Thiên Chúa
Lời của Thiên Chúa
Tuy là Ngôi Lời, Ðức Kitô tại hang đá Bêlem đã không nói lời nào. Ðúng hơn, Người đã nói, nhưng không phải bằng lời, mà bằng chính bản thân mình.
Chuẩn bị tâm hồn để mừng lễ Chúa giáng sinh
Chuẩn bị tâm hồn để mừng lễ Chúa giáng sinh
Sắp đến ngày kỷ niệm việc Thiên Chúa giáng sinh. Nhiều nơi đã bắt đầu chuẩn bị mừng lễ. Việc chuẩn bị tâm hồn mới là điều quan trọng, vì là nơi Chúa muốn đến viếng thăm và ở lại. Những việc đơn sơ, chân thành sẽ giúp mỗi người...
Sống Mùa Vọng  với Ðức Mẹ Maria
Sống Mùa Vọng với Ðức Mẹ Maria
Mùa Vọng phải được coi là thời gian rất quan trọng. Ðây là mùa tạ ơn. Ðây là lúc chuẩn bị đón Chúa. Chúa đến cứu độ. Chúa đem lại cho chúng ta sự sống dồi dào tốt đẹp, mà thâm tâm ta hằng khao khát mong chờ.
Kiêu căng tôn giáo và khiêm nhường Phúc Âm
Kiêu căng tôn giáo và khiêm nhường Phúc Âm
Phát xuất từ những khẳng định dữ dội đó, một số người đã đi xa hơn. Họ khinh khi, hạ giá những ai không cùng tôn giáo với mình, hoặc không cùng quan điểm tôn giáo như mình.
Một thoáng kiểm tra vẻ đẹp “khiêm nhường”
Một thoáng kiểm tra vẻ đẹp “khiêm nhường”
Có tài đức mà vẫn khiêm nhường. Có địa vị mà vẫn khiêm nhường. Có trí thức mà vẫn khiêm nhường. Ðược khen hay bị chê, họ vẫn bình tĩnh khiêm nhường.
Cảm nghiệm về Chúa
Cảm nghiệm về Chúa
Những tôn giáo quá nghiêng về lý trí đang đổ vỡ thê thảm, đang khi những tín ngưỡng đưa con người đến những cảm nghiệm thiêng liêng lại trở nên hấp dẫn lạ lùng. Ðó là nhận định của một số nhà quan sát tôn giáo và xã hội.
Con đường hạt lúa
Con đường hạt lúa
Người môn đệ Chúa Giêsu là mọi tín hữu. Nhưng ở đây, danh từ này được giới hạn cho những ai dấn thân đi theo Chúa Giêsu một cách đặc biệt, để mở mang Nước Trời.
Tứ Chung
Tứ Chung
Tháng 11 hằng năm, tại Giáo hội Việt Nam, thói quen cầu nguyện cho các người đã qua đời vốn được thực hiện sốt sắng. Nhân dịp này, suy nghĩ về Tứ Chung dưới ánh sáng đức tin là một cách mỗi tín hữu dọn mình.