Thú vị chuyện chiếc “néo” ở chợ nổi

Chợ nổi lưu giữ nét văn hóa từng rất thịnh ở châu thổ hạ lưu sông Mekong với sự bán mua nông sản tấp nập ngay trên sông. Nơi đây có thuyền, ghe xuồng, sản vật miệt vườn, và có một thứ cũng rất thường thấy mà nhiều người vẫn gọi là “néo”.

Hinh bai Thu vi chuyen chiec neo o cho noi.jpg (121 KB)

Nhiều bài viết xài từ “bẹo”: bẹo treo trái cây trên mũi ghe hàng. Nhưng vẫn có lối dụng từ “néo”: coi néo ghe hôm nay có bán những gì… Vật này thường đặt trước mũi ghe cỡ trung và lớn. Khi hàng hóa không thể nhìn trực tiếp vì ở trong khoang ghe, những người chủ phải treo néo lủng lẳng các mã hàng có sẵn cho phiên chợ nổi, tỷ như treo trái bầu, quả bí hay ổi, mận, dừa… Nhìn néo, người ta biết hôm nay ghe đó có bán những gì, khách muốn mua sẽ trèo lên ghe xem hàng, ngã giá, lựa vào cần xé chuyển xuống mặt sông nơi xuồng đậu sẵn. Khi hết hàng hay ghe chỉ neo chờ khởi hành, không bao giờ treo néo. Trong nghề nông, người ta còn dùng từ “néo” để chỉ dụng cụ dùng để kẹp đon lúa đập lấy thóc, làm bằng hai đoạn tre hay gỗ nối với nhau bằng sợi dây bền…

Thành ngữ có câu “Già néo đứt dây” khá phổ biến, được vận dụng vào đời thường như cách xử thế ở đời. Khi cột dây néo, phải chừng mực vừa phải, lỏng không được mà chặt quá không xong, vừa vừa phải phải… Sử dụng hình ảnh cái “néo” đứt dây vì cố kéo, buộc chặt, dân gian ví von đến hành động, thái độ thái quá, cố tình làm căng, gay cấn, không chịu nhân nhượng dẫn đến hỏng việc. Đạo lý này hay, khuyên con người ở đời không nên “già néo”, sẽ đứt dây buộc.

Bây giờ bộ mặt thị trường có khác, từ chỗ là phương thức mua bán khá quan trọng của một thời, nay chợ nổi nhường độ sầm uất tấp nập cho trên bờ, các ghe hàng treo néo mang giá trị lưu giữ hình ảnh, bảo tồn văn hóa, phục vụ phát triển du lịch có khi còn hơn chuyện bán mua nông sản.

Chiếc néo, từ “néo” mai một dần, có lẽ ngay tại đồng bằng, thế hệ dân quê bây giờ cũng không giải mã rốt ráo từ ngữ thân thiết đó của một thời.

Nhưng, thành ngữ “Già néo đứt dây” từ lâu đã kịp thấm nhập vào đời sống bình dân theo lối giáo huấn xử thế.

NGUYỄN THÀNH CÔNG

 

Từ khoá:
Chia sẻ:

Bình luận

có thể bạn quan tâm

Nhớ bà thành nếp nhà
Nhớ bà thành nếp nhà
Giờ, bà đã đi xa. Cả nhà tôi thường nấu những món bà thích, làm những việc bà thường làm, nhắc đến bà trong mọi chuyện. Nhớ đến bà trở thành một nếp nhà mỗi khi họp mặt đông đủ, chứ không chỉ riêng ngày giỗ hay vào tháng 11...
Giữ gìn chức năng của đường sách
Giữ gìn chức năng của đường sách
Mới đây, đường sách Vũng Tàu tạm ngừng hoạt động, trong sự tiếc nuối đan xen tiếng thở dài của những ai từng có dịp đặt chân tới đây.
Niềm vui cùng Luce
Niềm vui cùng Luce
Sự kiện Tòa Thánh Vatican công bố nhân vật biểu tượng cho Năm Thánh 2025 theo phong cách hoạt hình trẻ trung, đã nhanh chóng thu hút sự quan tâm của giới trẻ.
Nhớ bà thành nếp nhà
Nhớ bà thành nếp nhà
Giờ, bà đã đi xa. Cả nhà tôi thường nấu những món bà thích, làm những việc bà thường làm, nhắc đến bà trong mọi chuyện. Nhớ đến bà trở thành một nếp nhà mỗi khi họp mặt đông đủ, chứ không chỉ riêng ngày giỗ hay vào tháng 11...
Giữ gìn chức năng của đường sách
Giữ gìn chức năng của đường sách
Mới đây, đường sách Vũng Tàu tạm ngừng hoạt động, trong sự tiếc nuối đan xen tiếng thở dài của những ai từng có dịp đặt chân tới đây.
Niềm vui cùng Luce
Niềm vui cùng Luce
Sự kiện Tòa Thánh Vatican công bố nhân vật biểu tượng cho Năm Thánh 2025 theo phong cách hoạt hình trẻ trung, đã nhanh chóng thu hút sự quan tâm của giới trẻ.
Những ngày nhà giáo buồn
Những ngày nhà giáo buồn
Xin đừng hiểu lầm là ngày 20/11 buồn vì cô giáo không có quà, không nhận được lời chúc mừng. Xưa, lúc tôi là giáo viên trung học, ngày này rất vui. Tôi vẫn nói cùng học trò mình rằng món quà ý nghĩa nhất các em dành cho thầy...
Tiếng “dạ” trên môi
Tiếng “dạ” trên môi
Chị nói làm nghề này em phải nhớ là luôn xài chữ “dạ”. Lời dạy nhập môn ấy đã gần hai mươi năm qua, tôi vẫn còn ghi nhớ.
Tri ân thầy dạy đức tin
Tri ân thầy dạy đức tin
Nhân ngày Nhà giáo Việt Nam 20.11, các em Thiếu nhi Thánh Thể giáo xứ Bình Thuận (TGP TPHCM) đã trao tặng đến linh mục chánh xứ, linh mục tuyên úy xứ đoàn, các nữ tu, anh chị huynh trưởng và giáo lý viên những đóa hoa đơn sơ
Nhớ Cuore với những tấm lòng cao cả
Nhớ Cuore với những tấm lòng cao cả
Tôi không nhớ rõ đã bao lâu rồi, nhưng nếu chỉ tính từ lúc giã từ nghề dạy học thôi thì đến nay cũng đã gần 30 năm tôi không đọc lại cuốn sách từng một thời bị mê hoặc.
Cuộc mưu sinh và cái tình với mối mang
Cuộc mưu sinh và cái tình với mối mang
Bạn có công nhận, cho dù kinh doanh lớn cỡ tập đoàn, công ty hay đơn giản là tiệm tạp hóa vùng quê, gánh khoai hay bắp nấu… cũng đều có mối mang?
Lỗi hẹn trong “Và em, lễ khấn dòng”
Lỗi hẹn trong “Và em, lễ khấn dòng”
“Và em, lễ khấn dòng” là thi phẩm thứ 24 của nhà thơ Lê Ðình Bảng, sau các tác phẩm gồm sách giảng văn, giáo trình sách giáo khoa, thơ, văn, ký..., xuất bản từ năm 1962 ở Sài Gòn và hải ngoại cho đến nay.