40 năm hội dòng Mến Thánh Giá Phan Thiết

Các nữ tu hội dòng Mến Thánh Giá Phan Thiết thường nhận mình là “hậu sinh” khi so với phần lớn các hội dòng Mến Thánh Giá khác trên đất Việt, vì thời gian thành lập chính thức tính đến nay mới ở tuổi 40. Dù vậy, các chị em luôn tâm niệm chính điều này giúp họ có thêm quyết tâm giữ gìn và phát triển di sản cao quý, đó là nét đẹp tinh thần mà các tiền nhân Mến Thánh Giá Tam Tòa để lại như một kim chỉ nam: Hiền lành - Vui tươi - Phục vụ.

Hội dòng Mến Thánh Giá Phan Thiết được khai sinh ngày 17.4.1984 nhưng trong lịch sử thì hội dòng lại có nguồn gốc rất xa xưa. Được khai sinh từ giáo phận Huế, Hội dòng Mến Thánh Giá Phan Thiết xuất thân từ Tu viện Mỹ Hương (1789). Tu viện Mỹ Hương bị Văn Thân đốt cháy 2 lần (1885 và 1886) tại Sáo Bùn. Sau đó tái lập tại Đồng Hới với tên gọi là Mến Thánh Giá Tam Tòa.  Sau nạn Văn Thân, Đức cha Caspar cử cha Bonnin lập trại định cư ở Đồng Hới, lấy tên là giáo xứ Tam Tòa. Nơi đây, ngài cũng lập tu viện Mến Thánh Giá Tam Tòa và đưa các nữ tu Kim Long về sống tại đó. Tháng 7.1954, theo làn sóng di cư, các chị em Mến Thánh Giá Tam Tòa đi vào Huế. Từ đây các chị cùng nhau xây dựng cơ sở mới với tên gọi Tu viện Tam Tòa - Thanh Tân. Năm 1960, hai nữ tu từ tu viện Tam Tòa được cử vào giáo xứ Vinh Thanh - Bình Tuy, nay là Thị xã Lagi - Phan Thiết, với mục đích ban đầu để đảm trách cơ sở làm nước mắm.

mtgpt.jpg (267 KB)

Năm 1983, ước nguyện của Đức cha Philipphê Nguyễn Kim Điền đã được Thánh Bộ Phúc Âm hóa các Dân tộc đồng ý với quyết định số 5105/83 vào ngày 2.10.1983: “Chấp thuận theo yêu cầu của Đức Giám mục giáo phận Phan Thiết, nhận chị em Tu viện Mến Thánh Giá Thừa Sai Huế - Bình Tuy sống vĩnh viễn và phục vụ suốt đời tại giáo phận Phan Thiết”. Từ dấu mốc này, lịch sử hội dòng được lật trang mới khi Đức cha Nicolas Huỳnh Văn Nghi ra quyết định thiết lập theo hội dòng Mến Thánh Giá Phan Thiết vào ngày 17.4.1984.

Trải qua 40 năm, hội dòng đến nay đã có 560 nữ tu tuyên khấn, 12 tập sinh, 3 tiền tập và 23 thanh tuyển hiện diện tại 83 cộng đoàn trong 10 giáo phận ở Việt Nam, ở Ý và Mỹ.

Giống như nhiều dòng nữ mang bản sắc Á Đông, một trong những sứ mạng của chị em nhà dòng là phục vụ các công việc gắn với giáo xứ có chị em hiện diện. Phục vụ phòng thánh, cắm hoa, dạy giáo lý các cấp, phụ trách ca đoàn và các đoàn thể là một phần hoạt động của nhà dòng. Nữ tu Mến Thánh Giá Phan Thiết còn quan tâm đến giáo dục, đặc biệt cho giới nữ và giới trẻ, như mở các lớp tình thường, lớp huấn luyện, nhà trẻ, mẫu giáo, lưu xá nữ sinh, giáo dục thanh thiếu nữ…

Một trong những cơ sở mang đậm nhiều dấu ấn của các nữ tu Mến Thánh Giá Phan Thiết là cơ sở khuyết tật Long Thuận, thành lập từ năm 2015 ở ấp Xuân Hưng, Xuân Lộc, Đồng Nai. Cơ sở này dành cho học sinh khuyết tật và trẻ khiếm thính. Học sinh của trường phần nhiều có gia cảnh khó khăn cần được nâng đỡ. Năm nay, các nữ tu ở cơ sở trường Long Thuận đang tiếp nhận gần 50 em. Kiên nhẫn trong tình thương, mỗi ngày họ chăm sóc, dạy văn hóa cho các em theo các chương trình chuyên biệt với 30 em nội trú tại trường.

unnamed.jpg (106 KB)
Một hoạt động dành cho người cao tuổi

Mái ấm Tương Lai ở xã Tân Xuân, Hàm Tân, Bình Thuận cũng là một cơ sở nhiều hoạt động dành cho trẻ em nghèo, thành lập năm 2015. Phụ huynh gởi con đều không dư giả nên cũng chỉ phụ được ít tiền ăn mỗi tháng hoặc có khi không. Mái ấm cũng diễn ra các hoạt động tương trợ dành cho nhiều đối tượng khác qua một số chương trình ngắn hạn như phiên chợ 0 đồng, hay bữa tiệc huynh đệ cho người lớn tuổi gia cảnh khó khăn trong vùng. Trao đi niềm vui là tâm niệm trong mọi hoạt động dấn thân của các chị em thuộc hội dòng.

Nữ tu Mến Thánh Giá Phan Thiết còn dấn thân phục vụ xã hội ở nhiều hoạt động khác như thăm viếng,  giúp đỡ các gia đình nghèo, neo đơn, khuyết tật, phục vụ bệnh nhân phong, bảo vệ sự sống, thăng tiến nữ giới, chăm sóc sức khỏe cho người nghèo…, tùy theo điều kiện của mỗi cơ sở.

Những hoạt động của các nữ tu tuy âm thầm nhưng luôn chất chứa một tình yêu trong từng cử chỉ, ánh mắt, từng nơi ở mà chị em Mến Thánh Giá Phan Thiết hiện diện.

Mai Tiên

 

Từ khoá:
Chia sẻ:

Bình luận

có thể bạn quan tâm

Bếp ăn tình thương hơn mười năm sáng đèn
Bếp ăn tình thương hơn mười năm sáng đèn
Đỏ lửa từ lúc 3 giờ sáng, bếp ăn tình thương ở địa chỉ 86/34 Phan Tây Hồ, phường 7, quận Phú Nhuận mỗi ngày phục vụ nhiều phần ăn cho người có hoàn cảnh khó khăn, kém may. Chủ bếp là vợ chồng bà Nguyễn Thị Mai Phương và...
Những thầy thuốc đội lúp xanh
Những thầy thuốc đội lúp xanh
Vẫn là chiếc áo blouse trắng nhưng trên đầu lại là những chiếc lúp xanh, các y bác sĩ của phòng khám Mẫu Tâm (giáo phận Nha Trang) tận tâm, ân cần với bệnh nhân, không chỉ bằng trình độ y khoa mà còn hành động trong tình yêu thương...
Những người trông “giấc ngàn thu” cho người khác
Những người trông “giấc ngàn thu” cho người khác
Làm quản trang ở những nghĩa trang Công giáo hay Nhà chờ Phục Sinh, mỗi người đều do những cơ duyên riêng, nhưng đều có điểm chung trong việc làm thầm lặng này, là tấm lòng với chốn thiêng, với người đã khuất…
Bếp ăn tình thương hơn mười năm sáng đèn
Bếp ăn tình thương hơn mười năm sáng đèn
Đỏ lửa từ lúc 3 giờ sáng, bếp ăn tình thương ở địa chỉ 86/34 Phan Tây Hồ, phường 7, quận Phú Nhuận mỗi ngày phục vụ nhiều phần ăn cho người có hoàn cảnh khó khăn, kém may. Chủ bếp là vợ chồng bà Nguyễn Thị Mai Phương và...
Những thầy thuốc đội lúp xanh
Những thầy thuốc đội lúp xanh
Vẫn là chiếc áo blouse trắng nhưng trên đầu lại là những chiếc lúp xanh, các y bác sĩ của phòng khám Mẫu Tâm (giáo phận Nha Trang) tận tâm, ân cần với bệnh nhân, không chỉ bằng trình độ y khoa mà còn hành động trong tình yêu thương...
Những người trông “giấc ngàn thu” cho người khác
Những người trông “giấc ngàn thu” cho người khác
Làm quản trang ở những nghĩa trang Công giáo hay Nhà chờ Phục Sinh, mỗi người đều do những cơ duyên riêng, nhưng đều có điểm chung trong việc làm thầm lặng này, là tấm lòng với chốn thiêng, với người đã khuất…
Có một tượng Đức Mẹ gần 140 năm ở miền rừng ngập mặn
Có một tượng Đức Mẹ gần 140 năm ở miền rừng ngập mặn
Câu chuyện truyền miệng của người dân làng Phước Khánh (Nhơn Trạch - Đồng Nai) về bức tượng Đức Mẹ hiện diện trước cửa nhà thờ từ năm 1887, phù trợ sự bình an, giúp nhà thờ tránh bom rơi, đạn lạc… vẫn được kể lại đến ngày nay.
Tượng Đức Mẹ ở Thánh địa La Vang theo dòng thời gian (kỳ 2)
Tượng Đức Mẹ ở Thánh địa La Vang theo dòng thời gian (kỳ 2)
Trải qua nhiều biến động do chiến tranh, các công trình xây dựng ở Thánh địa La Vang trước 1972 gần như chẳng còn lại gì nhiều.
Tượng Đức Mẹ ở Thánh địa La Vang theo dòng thời gian (kỳ 1)
Tượng Đức Mẹ ở Thánh địa La Vang theo dòng thời gian (kỳ 1)
Những tư liệu về các cuộc hành hương Đức Mẹ La Vang được TGP Huế tổng hợp và ghi nhận trong bộ sách Hành hương Đức Mẹ La Vang, do tác giả Trần Quang Chu chủ biên, có nhiều chi tiết nhắc đến các tượng Đức Mẹ La Vang qua...
Đi tìm gương mặt Giêsu trong bão lũ
Đi tìm gương mặt Giêsu trong bão lũ
Hàng loạt giáo phận trong Nam, ngoài Bắc ra thông báo kêu gọi giáo dân cầu nguyện, rộng tay góp tiền giỏ trong các ngày lễ làm thành quỹ riêng cho hoạt động cứu trợ.
Cùng nhau làm măng, giúp nhau thoát nghèo
Cùng nhau làm măng, giúp nhau thoát nghèo
Ở  xã Phan Sơn, huyện Bắc Bình, tỉnh Bình Thuận, một nhóm chị em phụ nữ đồng bào K’Ho đã cùng nhau tạo nên một câu chuyện khởi nghiệp đầy ý nghĩa với sản phẩm măng khô mang tên “Bang Vre”.
Độc đáo miền Gia Kiệm
Độc đáo miền Gia Kiệm
Còn nhớ mấy năm trước, khi thực hiện bài về những xóm đạo ở Hố Nai (TP. Biên Hòa - Ðồng Nai), tôi không khỏi ngạc nhiên về một vùng có rất nhiều nhà thờ, với chỉ trong 4 cây số chiều dài, đếm có đến 17 xứ đạo.