400 năm tìm được thánh tích thánh Rosalia

Ngày 15.7 năm nay đánh dấu kỷ niệm 400 năm phát hiện hài cốt của thánh nữ bên trong một hang núi Pellegrino gần Palermo năm 1624. Một năm sau, cuộc rước thánh tích của thánh Rosalia đi qua Palermo - lúc đó dưới quyền cai trị của Tây Ban Nha - đã giải cứu người dân thành phố khỏi nạn dịch hạch.

hinh5.jpg (911 KB)

Rời bỏ giàu sang để ẩn tu

Thánh Rosalia được cho đã chào đời năm 1130 vào triều đại của Vua Roger II xứ Sicily. Gia đình thánh nữ thuộc tầng lớp quý tộc, tương truyền là hậu duệ của Charlemagne Đại đế (khoảng năm 747-814), một vị hoàng đế La Mã danh tiếng lẫy lừng và triều đại của ông trở thành thời kỳ phục hưng của Giáo hội. Trước khi thánh nhân chào đời, Công tước xứ Normandy đã chinh phục Palermo và đưa thành phố quay về với Kitô giáo sau thời gian dưới quyền cai trị của người Ả Rập và Hồi giáo.

Khi thánh Rosalia được 14 tuổi, bá tước xứ Baldovino đề nghị Vua Roger II ban hôn cho ông với thiếu nữ Rosalia để đổi lấy ơn cứu mạng nhà vua trong một cuộc săn bắn. Tuy nhiên, nữ thánh từ chối và quyết định chọn đời ẩn tu trong hang động ở rừng Quisquina, không xa làng Bivona gần Agrigento. Sau đó, thánh Rosalia chuyển đến Palermo và làm ẩn sĩ trong hang núi Pellegrino ở phía bắc thành phố. Có một giai thoại rằng các thiên thần đã dẫn lối thánh Rosalia đến hang núi. Tại đây, thánh nữ đã viết dòng chữ sau lên vách hang: “Tôi, Rosalia, con gái của Sinibald, quý tộc xứ Roses, và Quisquina, quyết định sống trong hang động vì tình yêu với Đức Giêsu Kitô”. Nữ thánh đã qua đời trong hang trong độ tuổi 30, sau khi dành cả đời cầu nguyện và dâng hiến trọn vẹn cho Thiên Chúa.

Việc xây dựng nhà thờ Palermo bắt đầu năm 1185, khoảng 2 thập niên sau khi thánh Rosalia về với Chúa. Dầu vậy, di hài của nữ thánh vẫn chưa được tìm thấy cho đến hơn 400 năm sau, liên quan đến một sự kiện đặc biệt ở Palermo.

lễ rước.png (2.41 MB)

Mỗi năm, Tổng Giáo phận Palermo đều dành một tuần lễ để tôn kính thánh Rosalia

Nạn dịch hạch năm 1624

Ngày 7.5.1624, một tàu buôn từ Tunis cập cảng Palermo. Trước đó, con tàu đến Trapani nhưng giới hữu trách ở đây ngăn lại vì nghi ngờ thủy thủ đoàn mang theo dịch hạch. Bất chấp cảnh báo, Phó vương Emanuele Filiberto của Palermo vẫn cho phép con tàu cập cảng do lóa mắt bởi số lượng quà cáp đồ sộ được thuyền trưởng mang đến. Lòng tham đã biến Emanuele trở thành một trong những nạn nhân đầu tiên của thành phố chết vì dịch hạch. Từ tháng 5 đến giữa tháng 6 cùng năm, số người chết lên đến hàng ngàn. Chính quyền địa phương phong tỏa cảng biển và đường sá, cấm mọi người rời khỏi thành phố. Người dân Palermo ngày đêm cầu nguyện mong cho qua được những ngày tháng kinh hoàng này.

Theo ghi chép, một người tên Vincenzo Bonelli sau khi mất vợ trong nạn dịch đã lên núi Pellegrino. Tại đây, ông chứng kiến thánh Rosalia hiện ra và chỉ đường đến hang động trên đỉnh núi. Ông tìm được hài cốt của nữ thánh và tuân theo lời mang thánh tích về Palermo để thực hiện cuộc rước theo nghi thức Kitô giáo. Như thánh Rosalia đã hứa, nạn dịch nhanh chóng bị xóa sổ. Để tỏ lòng biết ơn thánh nữ, thành phố cho xây dựng tu viện tại nơi đã tìm thấy thánh tích, và kể từ đó, thánh Rosalia trở thành quan thầy của Palermo.

hình 3.jfif (98 KB)
Tu viện thánh Rosalia trên núi Pellegrino của đảo Sicily

Suốt 400 năm qua, mỗi năm, Tổng Giáo phận Palermo đều dành một tuần lễ để tôn kính thánh Rosalia, với ngày cuối cùng rơi vào 15.7. Tuy nhiên, năm nay nhân dịp kỷ niệm, những hoạt động tôn kính thánh nhân được kéo dài đến 4.9, cũng là lễ kính thánh nhân. Trong thư gởi cho Đức cha Corrado Lorefice, Tổng Giám mục Palermo vào ngày 8.7, Đức Giáo Hoàng Phanxicô viết: “Vì tình yêu Đức Giêsu Kitô là động lực cho việc thánh Rosalia kính dâng cuộc đời và từ bỏ sự giàu sang của thế tục. Đời sống của Kitô hữu, cả vào thời nữ ẩn sĩ của chúng ta và thời nay, luôn mang theo dấu ấn thánh giá. Kitô hữu là những con người luôn yêu thương, nhưng thường xuyên phải ở trong những hoàn cảnh tình yêu thương không được thấu hiểu hoặc thậm chí bị bác bỏ”.

“Với thánh Rosalia, người phụ nữ của niềm hy vọng, tôi mời gọi cộng đoàn Dân Chúa ở Palermo hãy trở thành ngọn hải đăng của niềm hy vọng mới, trở  thành một cộng đoàn được tái sinh bởi máu của các thánh tử đạo, là chứng nhân thực thụ và sáng rạng của Chúa Kitô - Đấng Cứu Chuộc”, Đức Thánh Cha kết luận.

LING LANG

 

Từ khoá:
Chia sẻ:

Bình luận

có thể bạn quan tâm

Một tàu hải quân Ý là địa điểm hành hương Năm Thánh
Một tàu hải quân Ý là địa điểm hành hương Năm Thánh
Đức Tổng Giám mục Santo Marcianò của Giáo phận Quân đội Ý đã chỉ định con tàu Amerigo Vespucci là một địa điểm hành hương Năm Thánh 2025.
Tân Tổng Giám mục Tổng giáo phận Bangkok
Tân Tổng Giám mục Tổng giáo phận Bangkok
Ngày 11.1.2025, Đức Thánh Cha đã bổ nhiệm Đức cha Phanxicô Xaviê Vira Arpondratana làm Tổng Giám mục của Tổng Giáo phận Bangkok, sau một thời gian làm Giám quản Tông tòa thay cho Đức Hồng y Phanxicô Xaviê Kriengsak Kovithavanij từ chức vào tháng 6.2024.
Ethiopia, một trong những quốc gia Kitô giáo lâu đời nhất thế giới
Ethiopia, một trong những quốc gia Kitô giáo lâu đời nhất thế giới
Ðức tin Kitô giáo được cho là đã du nhập vào Ethiopia trước châu Âu, dù chỉ sớm vài năm theo ghi chép trong một số cổ thư.
Một tàu hải quân Ý là địa điểm hành hương Năm Thánh
Một tàu hải quân Ý là địa điểm hành hương Năm Thánh
Đức Tổng Giám mục Santo Marcianò của Giáo phận Quân đội Ý đã chỉ định con tàu Amerigo Vespucci là một địa điểm hành hương Năm Thánh 2025.
Tân Tổng Giám mục Tổng giáo phận Bangkok
Tân Tổng Giám mục Tổng giáo phận Bangkok
Ngày 11.1.2025, Đức Thánh Cha đã bổ nhiệm Đức cha Phanxicô Xaviê Vira Arpondratana làm Tổng Giám mục của Tổng Giáo phận Bangkok, sau một thời gian làm Giám quản Tông tòa thay cho Đức Hồng y Phanxicô Xaviê Kriengsak Kovithavanij từ chức vào tháng 6.2024.
Ethiopia, một trong những quốc gia Kitô giáo lâu đời nhất thế giới
Ethiopia, một trong những quốc gia Kitô giáo lâu đời nhất thế giới
Ðức tin Kitô giáo được cho là đã du nhập vào Ethiopia trước châu Âu, dù chỉ sớm vài năm theo ghi chép trong một số cổ thư.
Nữ tu Brazil trở thành người cao tuổi nhất thế giới
Nữ tu Brazil trở thành người cao tuổi nhất thế giới
Nữ tu Inah Canabarro Lucas, người từng được Ðức Giáo Hoàng Phanxicô chúc lành vào năm 2018, đã trở thành người cao tuổi nhất thế giới.
Ðức Giáo Hoàng kêu gọi xóa nợ cho các nước nghèo
Ðức Giáo Hoàng kêu gọi xóa nợ cho các nước nghèo
Nhân dịp đầu năm 2025, Đức Phanxicô đã kêu gọi giới lãnh đạo chính trị trên toàn cầu hãy làm gương tốt bằng hành động xóa hoặc giảm nợ đáng kể cho những quốc gia nghèo nhất thế giới.
Nữ Tổng trưởng đầu tiên của Vatican
Nữ Tổng trưởng đầu tiên của Vatican
Đức Giáo Hoàng Phanxicô ngày 6.1 đã bổ nhiệm nữ tu Simona Brambilla, 60 tuổi, dòng Thừa sai Consolata, làm Tổng trưởng Bộ Các Tu hội đời sống thánh hiến và Tu đoàn Tông đồ.
Toraja đón nhận kiệt tác kiến trúc tôn giáo mới
Toraja đón nhận kiệt tác kiến trúc tôn giáo mới
Giáo hội Công giáo tại Indonesia đã khánh thành nhà thờ Sancta Familia (Thánh Gia) tại vùng đất cao nguyên Toraja, Nam Sulawesi. Ngôi thánh đường độc đáo này nhanh chóng trở thành tâm điểm chú ý nhờ thiết kế kiến trúc độc đáo và ý nghĩa sâu sắc.
Đừng lãng phí thực phẩm
Đừng lãng phí thực phẩm
Đức Hồng y Stephen Chow, Giám mục Hồng Kông, đã đưa ra một quan điểm sâu sắc về lãng phí thực phẩm, liên kết vấn đề này với phẩm giá của sự sống và trách nhiệm đạo đức của con người.
Hy vọng và tình yêu thương ở Nhà Ân Sủng
Hy vọng và tình yêu thương ở Nhà Ân Sủng
Đức cha Francis Xavier Vira Arpondratana, Giám mục giáo phận Chiang Mai, khai mạc Năm Thánh 2025 tại nhà thờ Chánh tòa Thánh Tâm Chúa Giêsu, đã nói đến sứ mệnh của Kitô hữu là mang đến niềm hy vọng cho trẻ em kém may ở Thái Lan