Bao dung

(CN XXVI TN - năm B - Mc 9,38-43.45.47-48)

“Ai không chống lại ta là ủng hộ chúng ta” (Mc 9,40)

Sách Dân Số ghi lại sự kiện hai ông Enđát và Mêđát, dù được ghi trong sách các kỳ mục nhưng không đến lều mà vẫn phát ngôn ở trong trại. Người ta báo cáo sự việc với ông Môsê. Nhưng ông Môsê thật bao dung khi nói: “Anh ghen dùm tôi à, phải chăng toàn dân đều là tiên tri” (Ds 11,29). Khi ông Gioan báo cáo: “Có người nhân danh Thầy mà trừ quỷ, chúng con đã cố ngăn cản, vì người ấy không theo chúng ta”, Chúa Giêsu thật bao dung khi nói: “Đừng ngăn cản... Ai không chống lại chúng ta, là ủng hộ chúng ta” (Mc 9,38-40). Lòng bao dung là đức tính phải có để chấp nhận mọi người và quan điểm của họ. Thánh Kinh nhấn mạnh rằng các tín hữu phải giữ mối quan hệ sống động để nắm giữ và bảo vệ sự thật.

loichua.jpg (91 KB)

 Hẳn nhiên là có những giới hạn của lòng bao dung. Sự dữ không thể được khoan nhượng vì mắt Chúa thật tinh tường “không thể chịu được điều gian ác” (Kb 1,13). Tính hung ác cũng không thể được bao che (Kh 2,2). Những lầm lạc trầm trọng về giáo thuyết không được khoan thứ (Gl 2,4: về sự tự do trong Đức Kitô; 2Tx 2,1-3: về ngày Chúa đến; 2Tm 6,3-5: về giáo lý khác với lời dạy của Chúa Giêsu; 2Tm 4,3-4: về những tà thuyết dẫn tới diệt vong). Tội về tính dục có thể không tha thứ được (1Cr 5,1-5 6,18-20; Kh 2,14). Tội thờ ngẫu tượng cũng có thể không được khoan dung (1Cr 10,7; 1Ga 5,21).

Chúa Giêsu Kitô đã nêu gương bao dung, trái ngược với sự bất khoan dung của các môn đệ. Chẳng hạn khi người ta dẫn trẻ em đến với Chúa Giêsu để được chúc lành, các môn đệ la rầy, còn Chúa thì “bực mình nói với các ông: cứ để trẻ em đến với Thầy...” (Mc 10,13-14; Mt 19,13-14; Lc 18,15-16). Chúa lại còn tự đồng hóa mình các em bé (Mc 9,37) và coi các em như kiểu mẫu để được hạnh phúc Nước Trời (Mt 18,3). Khi các tông đồ muốn ngăn cản người không thuộc nhóm mà lại nhân danh Thầy mình mà trừ quỷ, Chúa Giêsu lại ngăn các ông (Mc 9, 38-40; Lc 9,49-50). Theo gương và mang tinh thần bao dung của Chúa Giêsu, thánh Phaolô cho biết miễn là “Đức Kitô được rao giảng là tôi mừng” (Pl 1,17-18).

Sự bao dung cần được thực hiện hầu sinh ích cho những người đức tin còn yếu ớt: “anh em hãy đón nhận người yếu đức tin và đừng tranh luận với họ” (Rm 14,1). Nhưng phải xét theo đức ái (1Cr 8,8-13).

Linh Mục Phaolô PHẠM QUỐC TÚY - GP PHÚ CƯỜNG

Từ khoá:
Chia sẻ:

Bình luận

có thể bạn quan tâm

Chúa Giêsu Kitô và những hồi đáp
Chúa Giêsu Kitô và những hồi đáp
Tân Ước kể lại một số hồi đáp Chúa Giêsu Kitô, từ phía những ai đã tiếp xúc với Người, những hồi đáp tích cực lẫn tiêu cực.
Hôn nhân một vợ một chồng
Hôn nhân một vợ một chồng
Đơn hôn là chế độ hôn nhân một vợ một chồng, nghĩa là chỉ có bạn phối ngẫu và giữ lòng chung thủy với bạn suốt đời.
Bao dung
Bao dung
Sách Dân Số ghi lại sự kiện hai ông Enđát và Mêđát, dù được ghi trong sách các kỳ mục nhưng không đến lều mà vẫn phát ngôn ở trong trại.
Chúa Giêsu Kitô và những hồi đáp
Chúa Giêsu Kitô và những hồi đáp
Tân Ước kể lại một số hồi đáp Chúa Giêsu Kitô, từ phía những ai đã tiếp xúc với Người, những hồi đáp tích cực lẫn tiêu cực.
Hôn nhân một vợ một chồng
Hôn nhân một vợ một chồng
Đơn hôn là chế độ hôn nhân một vợ một chồng, nghĩa là chỉ có bạn phối ngẫu và giữ lòng chung thủy với bạn suốt đời.
Bao dung
Bao dung
Sách Dân Số ghi lại sự kiện hai ông Enđát và Mêđát, dù được ghi trong sách các kỳ mục nhưng không đến lều mà vẫn phát ngôn ở trong trại.
Đau khổ của Chúa Giêsu Kitô
Đau khổ của Chúa Giêsu Kitô
Chúa Giêsu Kitô đã chịu khổ vì dân mình. Cuộc khổ nạn của Người cho thấy thực chất của nhân tính nơi Người lẫn tình yêu của Người đối với nhân loại.
Điếc
Điếc
Điếc là tình trạng của một người hoàn toàn hoặc một phần nào không nghe được. Từ điếc có thể dùng để diễn tả những giới hạn về thể lý hay thiêng liêng, nó thường được dùng để mô tả sự nổi loạn thiêng liêng.
Thanh tẩy
Thanh tẩy
“Họ thấy vài môn đệ của Người dùng bữa mà tay còn ô uế, nghĩa là chưa rửa” (Mc 7,2).
Tin, nhận chúa Giêsu
Tin, nhận chúa Giêsu
Vừa định cư tại Đất Hứa, dân Chúa đã bị cám dỗ chạy theo các thần ngoại lai, khiến Giosuê phải mời gọi họ lặp lại giao ước với Thiên Chúa. Dân đã đáp lời (Gs 24).
Thân thể Đức Kitô
Thân thể Đức Kitô
Sách Châm Ngôn mời gọi “Hãy đến mà ăn bánh của ta, và uống rượu do ta pha chế” (Cn 9,5). Chúa Giêsu tự giới thiệu “Tôi là bánh hằng sống từ trời xuống. Ai ăn bánh này sẽ được sống muôn đời. Và bánh tôi ban tặng chính là...
Bánh
Bánh
Thành phần căn bản của bữa ăn thời Kinh Thánh là bánh. Bánh thánh được thường xuyên thay thế tại nơi thánh, tại Nhà Tạm hay Đền Thờ. Chúa Giêsu tự nhận mình là “Bánh trường sinh” (Ga 6,35) “Bánh từ trời xuống” (6,41).