Câu chuyện về những nhà thờ Gothic

Cuộc sống của nhiều thị trấn thời trung cổ xoay quanh việc xây dựng các nhà thờ, công trình đồ sộ có thể trải qua sự tiếp sức của nhiều thế hệ, và vận động sự góp mặt của mọi người, từ nghệ nhân, kiến trúc sư đến dân thường.

hình 1.png (1.64 MB)

Mỗi một nhà thờ kiến trúc Gothic đều có thể trở thành kiệt tác kiến trúc, gây hớp hồn với những cửa sổ kính màu đẹp đẽ, các tầng tháp cao ngất và những tuyệt tác về kỹ thuật. Được xây dựng từ thế kỷ XII đến XVI, những không gian linh thiêng và tráng lệ ngày nay nằm trong danh sách các điểm đến phổ biến nhất đối với khách du lịch khi thăm châu Âu. Từ nhà thờ Đức Bà Paris ở Pháp đến nhà thờ Canterbury ở Anh, những nơi này thu hút sự quan tâm của đông đảo du khách đến chiêm ngưỡng các bức tượng sống động, những mái vòm, tháp nhọn, cùng sự hòa hợp tuyệt vời giữa ánh sáng và không khí.

Gothic là phong cách tiêu biểu bậc nhất của kiến trúc Kitô giáo ở châu Âu. Kiến trúc này bắt đầu từ Pháp vào thế kỷ XII trước khi lan khắp châu lục. Gothic đôi khi được mô tả là sự thể hiện sau rốt của tinh thần trung cổ, phản ánh một xã hội luôn hướng đến thiên đường và thể hiện qua những mái vòm, trụ cầu bay nhằm bày tỏ sự khao khát về Nước Trời.

Lẽ tất nhiên cần có nhân lực và tài lực hùng hậu đằng sau các công trình để đời như thế này. Các nhà thờ Gothic mất vài thế kỷ để hoàn thành, vì cần có tài lực hùng hậu, sự ủng hộ chính trị và nhân lực tay nghề cao. Thông qua cách thức các nhà thờ Gothic được xây dựng, các sử gia có thể nắm được những thông tin quan trọng như tổ chức xã hội thời trung cổ, con người, nền kinh tế và mức độ dồi dào của tài nguyên thiên nhiên ở những địa điểm xây dựng.

 hình 2.png (1.45 MB)

Quyền lực và uy thế

Trong quá khứ, khuôn viên của nhà thờ trong nhiều trường hợp, còn được xem là trung tâm của quyền lực trong giai đoạn trung cổ. Hằng ngày, các vị linh mục gặp nhau để thảo luận sự vụ của giáo phận, góp ý về việc phân bổ các khoản quỹ thu được từ hoạt động cho thuê, thu thuế địa phương để phục vụ cộng đồng thông qua hoạt động của bệnh viện, đường sá, cầu cống.

Theo một số cách thức nào đó, khu vực xung quanh một ngôi thánh đường vào thời trung cổ tương tự như diễn đàn công chúng. Các thương gia gặp gỡ khách hàng và thông qua các thương vụ, hàng quán được dựng dọc theo bên ngoài các bức tường. Những trường đại học đầu tiên cũng được thành lập bên trong khuôn viên các nhà thờ. Cấu trúc đầu tiên được xem là kiến trúc Gothic thực thụ, đó là Nhà thờ Chánh tòa Saint-Denis, ngoại ô Paris, một số phần của nhà thờ được hoàn thành vào giữa năm 1100. Từ đây, phong cách Gothic lan rộng khắp Pháp, Tây Ban Nha, Ý, Đức, nhóm quốc gia ở vùng đất thấp như Bỉ, Hà Lan và Luxembourg, đến Anh.

Quá trình xây dựng những thánh đường khổng lồ và lộng lẫy phải mất vài thế kỷ. Một nghệ nhân có thể bắt tay vào dự án và chẳng bao giờ sống được đến lúc công trình hoàn tất. Việc xây dựng nhà thờ Đức Bà Paris mất gần 2 thế kỷ, từ năm 1163 đến 1345. Ở TP Cologne của Đức, nhà thờ Gothic tại đây bắt đầu được khởi công năm 1248; và đôi tháp nhọn biểu tượng của nó phải đợi đến những năm 1800 mới hoàn thành.

hình 5.png (2.05 MB)

Tầm quan trọng

Các ngôi thánh đường được xây dựng theo nhiều lý do khác nhau. Nhà thờ Santiago de Compostela ở miền tây bắc Tây Ban Nha được cho là xây bên trên nơi an nghỉ của thánh Giacôbê, thánh bổn mạng của nước này. Những cấu trúc Gothic khác được xây dựng để bảo quản các kho báu linh thiêng, như Sainte-Chapelle ở Paris, nơi lưu giữ thánh tích từ Cuộc Khổ Nạn của Chúa Giêsu. Nhà thờ cũng thường được xây dựng bên trên những cấu trúc cổ xưa, đôi khi nhằm mục đích gởi gắm thông điệp nào đó. Tại Tây Ban Nha, một số công trình, như nhà thờ Toledo vào thế kỷ XIII, được xây bên trên đền thờ Hồi giáo cũ, với mục đích xác nhận rằng, từ lúc đó Tây Ban Nha là quốc gia Kitô giáo.

Việc mua và vận chuyển các vật liệu dùng cho dự án xây dựng thánh đường có thể mang đến sự thịnh vượng và tầm quan trọng chiến lược cho các thành phố. Bắt đầu từ năm 1401, nhà thờ Seville ở Tây Ban Nha trở thành cấu trúc Gothic lớn nhất thế giới. Giáo hội tại địa phương lắp đặt một chiếc cần cẩu khổng lồ để bốc dỡ các khối đá được khai thác từ mỏ ở hạ lưu sông. Cần cẩu này đã trở thành nguồn thu nhập cho cộng đoàn và là cú hích cho phép thành phố trở thành một thế lực hải quân và thương mại.

Những tài nguyên từ địa phương cũng mang đến tác động đáng kể cho vẻ ngoài của một ngôi thánh đường. Ví dụ, các mỏ đá cẩm thạch ở Ý giúp quyết định hình dạng bên ngoài của nhiều nhà thờ nước này.

 

 hình 6.png (1.81 MB)LING LANG

Chia sẻ:

Bình luận

có thể bạn quan tâm

Nhà thờ Đức Bà Paris sắp mở cửa trở lại
Nhà thờ Đức Bà Paris sắp mở cửa trở lại
5 năm sau vụ cháy, nhà thờ Chánh tòa Đức Bà Paris sẽ mở cửa trở lại vào ngày 7.12. Ngày 29.11, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã đến thăm ngôi thánh đường. Ảnh: AFP
Ðức Giáo Hoàng sắp tông du đảo Corse
Ðức Giáo Hoàng sắp tông du đảo Corse
Giám đốc Văn phòng Báo chí Tòa Thánh Matteo Bruni thông báo Đức Phanxicô sẽ đến đảo Corse của Pháp ngày 15.12. Đây là chuyến tông du nước ngoài lần thứ 47 trong triều đại của ngài, và cũng đánh dấu chuyến thăm đầu tiên của một vị giáo hoàng...
Nhà nguyện theo thiết kế Laudato si’  ở Thái Lan
Nhà nguyện theo thiết kế Laudato si’ ở Thái Lan
Cách Bangkok khoảng 50 cây số về hướng đông, nhà nguyện Lòng Chúa Thương Xót ở huyện Bang Bo, tỉnh Samut Prakan (Thái Lan), được công nhận là thiết kế mang ý thức về môi trường, hòa quyện đức tin và lòng chăm lo cho Công Trình Sáng Tạo, theo...
Nhà thờ Đức Bà Paris sắp mở cửa trở lại
Nhà thờ Đức Bà Paris sắp mở cửa trở lại
5 năm sau vụ cháy, nhà thờ Chánh tòa Đức Bà Paris sẽ mở cửa trở lại vào ngày 7.12. Ngày 29.11, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã đến thăm ngôi thánh đường. Ảnh: AFP
Ðức Giáo Hoàng sắp tông du đảo Corse
Ðức Giáo Hoàng sắp tông du đảo Corse
Giám đốc Văn phòng Báo chí Tòa Thánh Matteo Bruni thông báo Đức Phanxicô sẽ đến đảo Corse của Pháp ngày 15.12. Đây là chuyến tông du nước ngoài lần thứ 47 trong triều đại của ngài, và cũng đánh dấu chuyến thăm đầu tiên của một vị giáo hoàng...
Nhà nguyện theo thiết kế Laudato si’  ở Thái Lan
Nhà nguyện theo thiết kế Laudato si’ ở Thái Lan
Cách Bangkok khoảng 50 cây số về hướng đông, nhà nguyện Lòng Chúa Thương Xót ở huyện Bang Bo, tỉnh Samut Prakan (Thái Lan), được công nhận là thiết kế mang ý thức về môi trường, hòa quyện đức tin và lòng chăm lo cho Công Trình Sáng Tạo, theo...
Thánh tích  thánh Tôma Aquinô  đến Mỹ
Thánh tích thánh Tôma Aquinô đến Mỹ
Sau khi “thăm” nhiều quốc gia châu Âu vào năm ngoái, thánh tích của thánh Tôma Aquinô đã được rước đến thủ đô Washington của Mỹ vào cuối tháng 11, trước khi đến 7 bang khác.
Kitô giáo và sự hòa hợp với văn hóa địa phương
Kitô giáo và sự hòa hợp với văn hóa địa phương
Đức Hồng y Stêphanô Chu Thủ Nhân xác định, cách tiếp cận của cha Ricci minh họa cách Kitô giáo có thể được trình bày như là sự hòa hợp với văn hóa địa phương.
Sinh viên Nepal đoạt giải cao nhất tại Liên hoan phim ngắn dành cho người bản địa
Sinh viên Nepal đoạt giải cao nhất tại Liên hoan phim ngắn dành cho người bản địa
Sinh viên Bimal Tamang đến từ Kathmandu, Nepal vừa xuất sắc giành giải nhất tại Liên hoan phim ngắn dành cho người bản địa Namuncurá 2024
Đức Thánh Cha Phanxicô phê duyệt nghi lễ an táng giáo hoàng
Đức Thánh Cha Phanxicô phê duyệt nghi lễ an táng giáo hoàng
Đức Phanxicô đã phê duyệt ấn bản cập nhật sách phụng vụ về nghi lễ an táng các vị giáo hoàng. Ấn bản này là việc cho phép vị giáo hoàng qua đời được an táng ở một địa điểm ngoài Đền thờ Thánh Phêrô...
Thành lập Ủy ban Tòa Thánh về Đại hội Thiếu nhi Thế giới
Thành lập Ủy ban Tòa Thánh về Đại hội Thiếu nhi Thế giới
Theo Vatican News, trong một tài liệu được công bố ngày 20.11.2024, Đức Thánh Cha Phanxicô đã thiết lập Ủy ban Tòa Thánh về Đại hội Thiếu nhi Thế giới và bổ nhiệm cha Enzo Fortunato, dòng Phanxicô Viện tu làm Chủ tịch đầu tiên của ủy ban này.
Tượng Ðức Mẹ trở về nhà thờ Ðức Bà Paris
Tượng Ðức Mẹ trở về nhà thờ Ðức Bà Paris
Tượng Ðức Mẹ và Chúa Hài đồng, còn được biết đến với tên “Ðức Trinh Nữ Paris”, đã quay về nhà thờ Ðức Bà, 5 năm sau trận hỏa hoạn khủng khiếp.