Có một tượng Đức Mẹ gần 140 năm ở miền rừng ngập mặn

Câu chuyện truyền miệng của người dân làng Phước Khánh (Nhơn Trạch - Đồng Nai) về bức tượng Đức Mẹ hiện diện trước cửa nhà thờ từ năm 1887, phù trợ sự bình an, giúp nhà thờ tránh bom rơi, đạn lạc… vẫn được kể lại đến ngày nay. Đây là tượng Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội, cao hơn 1 mét, được đặt trên một trụ tròn cao 2 mét.

TuongDucMe1.jpg (460 KB)
Tượng Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội được đúc bằng đồng có từ năm 1887

1. Phước Khánh nằm bên bờ sông Lòng Tàu, trên miền đất Nhơn Trạch, hiện thuộc giáo phận Xuân Lộc (khi mới thành lập thì thuộc địa phận Sài Gòn, là một trong những xứ đạo kỳ cựu ở miền Đông Nam bộ). Lịch sử giáo xứ ghi nhận, từ năm 1882 đã có một số giáo dân từ các nơi đến vùng đất Nhơn Trạch sinh sống, hình thành nên làng Phước Khánh, và sau đó thì giáo họ Phước Khánh ra đời. Thời gian đầu, giáo họ được các cha người Pháp ở Sài Gòn đến chăm sóc mục vụ. Năm năm sau, giáo xứ Phước Khánh được chính thức thành lập và thuộc địa phận Sài Gòn. Từ 1975, giáo xứ mới được sáp nhập vô giáo phận Xuân Lộc. 

nha tho Phước Khánh.jpg (1.04 MB)
Nhà thờ Phước Khánh

Các cụ lớn tuổi trong vùng cho biết, ngày xưa nơi đây như một ốc đảo, bao quanh là sông nước và những cánh rừng sác, nên muốn đi đến Phước Khánh, người dân phải di chuyển bằng đường thủy. Nghe đâu khi nhà thờ mới được xây dựng, giáo dân thường cập ghe thuyền dọc bờ sông để đi lễ. Thú rừng đôi khi vẫn chạy lẫn với gia súc gia cầm, người dân khẩn hoang ở vùng đất mới này trong buổi đầu không tránh khỏi sự bỡ ngỡ, lạ lùng, kinh sợ trước cảnh vật hoang sơ, ở một nơi từng nghe truyền khẩu “Rừng sâu nước mặn phèn chua/ Trăm ngàn cá sấu thi đua vẫy vùng”. Họ phần lớn là người Bắc Đàng Trong, do kinh tế khó khăn nên di dân vào đây lập nghiệp; cũng có những người Công giáo miền Trung chạy về Phước Khánh nương náu để trốn Văn Thân trong phong trào “Bình Tây Sát Tả”. Đời sống vất vả sớm hôm, lúa được trồng một vụ một năm vào mùa mưa ở những trũng đất đan xen trong rừng ngập mặn, nhưng rất may mắn, lại cho ra một đặc sản gạo nức tiếng thời bấy giờ, từng đi vào ca dao Nam bộ: “Cá buôi, sò huyết Phước An/ Gạo thơm Phước Khánh, tôm càng Tam An”. Có lẽ đó là loại gạo giống như gạo ngày nay người nông dân nuôi tôm nước lợ vẫn trồng xen canh vào, cho ra hương vị đặc trưng chăng? Ngoài những trang lược sử của giáo xứ, chúng tôi cũng đọc được ở một tài liệu khác, cụ thể là trong Gia Định thành thông chí của Trịnh Hoài Đức, các miêu tả về vùng Nhơn Trạch - Phước Khánh xưa như sau: “Đó là nơi những dòng sông bao la tận chân trời và những hang động bịt bùng thế giới riêng một cõi”. Dễ hình dung, vì đây là vùng sinh thái cửa sông cận cửa biển, những “hang động” được hiểu là cảnh quan thăm thẳm, âm u dưới tán rừng đước dày mịt mù vô tận.

Tượng Đức Mẹ La Vang theo mẫu Đức Mẹ Chiến Thắng nằm ở vị trí trung tâm vườn tượng.jpg (649 KB)
Tượng Đức Mẹ La Vang theo mẫu Đức Mẹ Chiến Thắng nằm ở vị trí trung tâm vườn tượng

Trở lại với câu chuyện về bức tượng Đức Mẹ ở Phước Khánh. Vì nằm giữa vùng phèn chua nước mặn, trải qua gần 140 năm, ngôi nhà thờ đã xây lại và trùng tu 3-4 lần, nhưng bức tượng Đức Mẹ làm bằng chất liệu đồng được đặt thờ từ ngày lập họ đạo cuối thế kỷ XIX thì may mắn không bị hư hại nhiều, vẫn được bảo tồn cho đến hôm nay. Tượng Mẹ được phủ sơn với mẫu áo choàng trắng, dây thắt lưng xanh thiên thanh, như vẫn thường thấy ở tạo hình Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội trên thế giới. Các đường nét sắc sảo và mềm mại. Có một điều đáng lưu ý là tín điều Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội được Đức Giáo Hoàng Piô IX công bố vào năm 1854 - sau đó cũng không ít năm, châu Âu mới có mẫu tượng này - vậy mà năm 1887, mẫu tượng Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội đã được cung thỉnh về thờ phượng ở Phước Khánh. Có lẽ đây là một trong những tượng Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội có mặt sớm nhất ở Việt Nam.

Trước tượng Mẹ giờ đây được giáo xứ đặt mấy hàng ghế để bà con giáo dân có thể đến cầu nguyện bất cứ lúc nào. Vì hiện diện và gắn bó với bao thế hệ dân làng hơn trăm năm qua, nên hình ảnh Đức Mẹ nhìn xuống đoàn con với ánh nhìn trìu mến trở thành ký ức gần gũi của bao thế hệ Kitô hữu ở Phước Khánh.

Vườn tượng trong khuôn viên nhà thờ còn có hơn 15 mẫu tượng Đức Mẹ khác nhau.jpg (548 KB)
Vườn tượng trong khuôn viên nhà thờ có hơn 15 mẫu tượng Đức Mẹ khác nhau

2. Rất đặc biệt là giáo xứ này đã trải qua nhiều đời linh mục coi sóc, nhưng tất cả các vị đều tâm niệm gìn giữ và ra sức vun đắp các di sản khẩn hoang, các công trình vật thể hay những giá trị phi vật thể của Công giáo thuở sơ khai ở miệt rừng sác. Chính vì vậy, hiện Phước Khánh không chỉ có pho tượng Đức Mẹ có “tuổi đời” kỳ cựu, mà còn nhiều tượng khác tạc Đức Giêsu, Mẹ Maria và các thánh trong nhà thờ cũng khá lâu niên. Từ khi  cha Gioan Thiên Chúa Nguyễn Thới Minh được bổ nhiệm về phụ trách giáo xứ năm 2006, một phần để tiếp nối cách những tiền nhân đã bảo tồn những thánh tượng qua bao đời, phần khác bởi do lòng yêu kính Đức Mẹ cách đặc biệt, nên đã cho xây dựng trong khuôn viên nhà thờ một vườn tượng Đức Mẹ. Có tất cả hơn 15 tượng Đức Mẹ với nhiều chủ đề khác nhau, cao hơn 1 mét, được đặt để trên các bệ riêng, tạo thành chốn tâm linh khá đặc biệt ở địa danh Phước Khánh xa xôi này. Mỗi bức tượng đều có câu chuyện, lý do riêng khi xây dựng nên. Theo cha Minh, ngoài những bức tượng vì lòng yêu mến mà ngài và giáo xứ thực hiện, trong khuôn viên còn có nhiều tượng Đức Mẹ do giáo dân được ơn mà dâng kính, được cha xứ gợi ý chọn những mẫu tượng Đức Mẹ có sứ điệp hay ý nghĩa rõ ràng. Vì vậy, cạnh mỗi tượng luôn có một bản khắc đá lớn chú thích hoặc diễn giải lịch sử của từng hình ảnh Mẹ. Có thể điểm qua các chủ đề như Đức Mẹ Fatima, Đức Mẹ La Vang, Đức Mẹ Môi Khôi, Đức Mẹ La Salette, Đức Mẹ Hoa Hồng Mầu Nhiệm, Đức Mẹ Mễ Du, Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp, Đức Mẹ Gỡ Nút Thắt, Đức Mẹ Ban Ơn, Đức Mẹ Vô Nhiễm, Đức Mẹ Carmel… Ở đài trung tâm vườn tượng là tượng Đức Mẹ La Vang - theo mẫu Đức Mẹ Chiến Thắng.

Khi bài báo này lên khuôn, chúng tôi được tin cha Nguyễn Thới Minh vừa nhận quyết định đi hưu. Ngài không còn ở Phước Khánh, nhưng hy vọng giáo xứ sẽ vẫn tiếp tục duy trì và mở rộng vườn tượng thiêng liêng và độc đáo này.

Cha chánh xứ Nguyễn Thới Minh có lòng yêu mến Đức Mẹ cách đặc biệt.jpg (210 KB)
Cha chánh xứ Nguyễn Thới Minh với lòng yêu mến Đức Mẹ cách đặc biệt

Tháng Mân Côi, đến thăm một họ đạo cổ, một xứ sở có nhiều pho tượng và những câu chuyện về lòng tôn kính Đức Mẹ trong đời sống đạo, âu cũng là dịp được gia tăng thêm niềm tin cậy, phó thác.

MINH HẢI

Từ khoá:
Chia sẻ:

Bình luận

có thể bạn quan tâm

Tổng giáo phận Huế mở cuộc thi viết thơ về Đức Mẹ La Vang
Tổng giáo phận Huế mở cuộc thi viết thơ về Đức Mẹ La Vang
Tháng 3.2025, TGP Huế khai mạc cuộc thi sáng tác thơ với chủ đề: “Dưới bóng đa xưa - Mẹ ngàn hoa”.
Giáo phận Hưng Hóa có tân giám mục phụ tá
Giáo phận Hưng Hóa có tân giám mục phụ tá
Theo thông tin từ Văn phòng Hội đồng Giám mục Việt Nam cho biết, ngày 15.3.2025, Đức Thánh Cha Phanxicô đã bổ nhiệm cha Phaolô Nguyễn Quang Đĩnh, hiện là Tổng Đại diện giáo phận Hưng Hóa làm giám mục phụ tá giáo phận này.
Tản mạn trên những con đường cha đã đi qua...
Tản mạn trên những con đường cha đã đi qua...
Giỗ lần thứ 79 của đấng tôi tớ Chúa là cha Phanxicô Xavie Trương Bửu Diệp vừa diễn ra ngày 12.2.2025. Vẫn như thường lệ, bà con giáo dân quy tụ về đây từ đêm hôm trước, và Trung tâm hành hương Tắc Sậy cũng có những hoạt động và...
Tổng giáo phận Huế mở cuộc thi viết thơ về Đức Mẹ La Vang
Tổng giáo phận Huế mở cuộc thi viết thơ về Đức Mẹ La Vang
Tháng 3.2025, TGP Huế khai mạc cuộc thi sáng tác thơ với chủ đề: “Dưới bóng đa xưa - Mẹ ngàn hoa”.
Giáo phận Hưng Hóa có tân giám mục phụ tá
Giáo phận Hưng Hóa có tân giám mục phụ tá
Theo thông tin từ Văn phòng Hội đồng Giám mục Việt Nam cho biết, ngày 15.3.2025, Đức Thánh Cha Phanxicô đã bổ nhiệm cha Phaolô Nguyễn Quang Đĩnh, hiện là Tổng Đại diện giáo phận Hưng Hóa làm giám mục phụ tá giáo phận này.
Tản mạn trên những con đường cha đã đi qua...
Tản mạn trên những con đường cha đã đi qua...
Giỗ lần thứ 79 của đấng tôi tớ Chúa là cha Phanxicô Xavie Trương Bửu Diệp vừa diễn ra ngày 12.2.2025. Vẫn như thường lệ, bà con giáo dân quy tụ về đây từ đêm hôm trước, và Trung tâm hành hương Tắc Sậy cũng có những hoạt động và...
Ðức Phanxicô vị giáo hoàng thấu hiểu và yêu thương
Ðức Phanxicô vị giáo hoàng thấu hiểu và yêu thương
Chiều ngày 11.3.2025 tại nhà thờ Chánh tòa Hà Nội đã diễn ra thánh lễ tạ ơn và cầu nguyện cho Ðức Thánh Cha Phanxicô nhân dịp kỷ niệm 12 năm giáo hoàng của ngài (13.3.2013).
Tiếp nối...
Tiếp nối...
Mấy tuần qua, tín hữu trên khắp thế giới nhất loạt hướng về bệnh viện Gemelli (Rome) trong từng tin tức cập nhật tình hình sức khỏe của Đức Thánh Cha Phanxicô.
Một cách tiếp cận mới trong việc loan báo Tin Mừng
Một cách tiếp cận mới trong việc loan báo Tin Mừng
Alpha là một chương trình giúp người tham dự khám phá đức tin, kéo dài từ 10 đến 12 tuần, mỗi tuần một buổi
Giáo họ Nhuệ Giang thăng tiến đời sống đức tin
Giáo họ Nhuệ Giang thăng tiến đời sống đức tin
Đức cha Vinh Sơn Nguyễn Văn Bản, giám mục giáo phận Hải Phòng đã đến thăm mục vụ giáo họ Nhuệ Giang ngày 9.3.2025.
Nhóm Lòng Chúa Thương Xót vùng Kon Tum hành hương Năm Thánh
Nhóm Lòng Chúa Thương Xót vùng Kon Tum hành hương Năm Thánh
Các thành viên của nhóm Lòng Chúa Thương Xót vùng Kon Tum đã tổ chức hành hương về nhà thờ Chánh tòa Kon Tum vào ngày 7.3.2025
Những thách thức của gia đình
Những thách thức của gia đình
Ban Mục vụ Hôn nhân và gia đình giáo phận Bắc Ninh đã tổ chức buổi họp mặt thường niên tại Trung tâm Mục vụ giáo phận nhằm chia sẻ, lắng nghe những thao thức và định hướng hoạt động trong thời gian tới.