Cuộc mưu sinh và cái tình với mối mang

Bạn có công nhận, cho dù kinh doanh lớn cỡ tập đoàn, công ty hay đơn giản là tiệm tạp hóa vùng quê, gánh khoai hay bắp nấu… cũng đều có mối mang? Từ đầu vào cung cấp nguyên liệu, cho tới đầu ra là khách hàng chọn mua sản phẩm của mình, thì theo năm rộng tháng dài, cái tình với mối mang trở nên sâu sắc, chân thành.

Anh Thọ hơn mười năm hầu như không vắng ngày nào, sáng sớm trước khi tập thể dục quanh hồ sen, luôn ghé quán cà phê quen uống ly đen đá, ngồi tán gẫu chừng mươi mười lăm phút. Riết thành nếp, thân thiết. Rồi một ngày sắp chuyển nhà, nghỉ bán, chủ quán tặng anh món quà bất ngờ: Một chiếc máy pha cà phê mới tinh.

Đó là món quà đẹp. Về đặt máy lên bàn, pha tách cà phê đầu tiên, thêm đường, nhâm nhi nghe nhạc lòng, anh bồi hồi nhớ về góc phố thân quen mỗi sớm. Khách mối, thân thiết nên được giao đãi đặc biệt.

caitinhvoimoimang.jpg (246 KB)
Gánh xôi đơn sơ vẫn cần có mối mang

Ông Vinh, chủ tiệm vàng miệt Cà Mau, bao nhiêu năm lập nghiệp, từ khi tủ kính chỉ có mấy chỉ vàng 24K vốn liếng, giờ đã có tới hai cửa tiệm, doanh thu thuộc hàng khá trong vùng. Khách của ông chủ yếu từ bà con vuông láng nuôi tôm, đến nước xổ thu hoạch thì ghé tiệm mua chiếc nhẫn làm của để dành. Tới chừng thắt ngặt lại đem bán xoay sở. Tri ân cái tình đã giúp mình nên cơ nghiệp, và cũng là nghệ thuật kinh doanh, nên giỗ chạp cưới gả của mối mang ông đều không vắng mặt. Mỗi lễ tết đều thăm nom quà cáp chu đáo. Ngày thường dù có giao dịch mua bán hay không, hễ khách ghé tiệm là ông cười tươi mời cà phê, nói chuyện thân tình. Tình cảm vậy nên mối mang duy trì, bà con cũng ưu tiên giao dịch với tiệm ông. Chú Vinh chia sẻ: Không thuần túy là giao thiệp, mà thực sự trong lòng biết ơn bà con đã ủng hộ mình bấy lâu.

Không cần buôn bán lớn lao, bà Quế hàng chục năm chỉ thúng xôi có mặt trước cổng bệnh viện, không vắng ngày nào. Bao nhiêu năm “vật đổi sao dời”, nhiều y tá đã lên bác sĩ, bệnh viên xây cất thay đổi mấy lần, bà vẫn thúng xôi như cũ. Thầy thuốc, bệnh nhân, người thăm nuôi vẫn ăn xôi, vừa ngon vừa rẻ. Nên dù không có thân phận chi ở bệnh viện, y bác sĩ từ lâu xem bà như thành viên cơ quan mình. Ngày nay dù có phở, bún và bao món điểm tâm khác, họ vẫn thường ủng hộ xôi, lễ phép nhã nhặn, thường nhắc chuyện ngày cũ còn nghèo lương bổng chẳng bao nhiêu, sáng sáng chỉ ăn xôi lót dạ, có khi bà còn không lấy tiền. Chuyện nhỏ mà xúc động, mối mang giản dị món xôi nhà nghèo…

Làm ăn không mối không được, nếu chỉ dựa vào khách vãng lai thì khó trụ vững trên thị trường. Dù tiệm vàng hay chỉ thúng xôi, mưa nắng thất thường, giá cả thăng trầm, có khách quen ủng hộ. Cái tình với mối mang của người mua bán vừa mang tính nghệ thuật xử thế trong kinh doanh, vừa rất hiện thực, chân thành.

Ấy cũng là nét đẹp trong đời sống nhân văn.

Thành Công

 

Từ khoá:
Chia sẻ:

Bình luận

có thể bạn quan tâm

Một cái nắm tay…
Một cái nắm tay…
Tôi hình như chưa từng thấy ba má mình nắm tay nhau. Có lẽ, những vất vả mưu sinh cùng bao thăng trầm của gia đình đã khiến cho cử chỉ ấy mai một. Hoặc là ba má tôi chẳng hề có thói quen ấy.
Mùa cưới, mùa yêu thương
Mùa cưới, mùa yêu thương
Chị Hà về tới đầu hẻm thì quay xe, vòng ra ngõ sau. Trả lời cậu con trai nhỏ đang thắc mắc, chị bảo: “Trong hẻm có đám cưới con à, mình đi đường khác để tránh phiền người ta”. Thâm tâm chị nghĩ thêm, lâu lâu mới có dịp,...
“Vâng lời Thầy con thả lưới"
“Vâng lời Thầy con thả lưới"
Hằng năm, vào dịp lễ kính hai thánh Phêrô - Phaolô, những ngư dân thuộc giáo phận Phan Thiết có truyền thống tề tựu về tham dự thánh lễ làm phép ghe, thuyền. Họ cùng con thuyền của mình mong ước một năm bình an, thuận lợi khi ra khơi...
Một cái nắm tay…
Một cái nắm tay…
Tôi hình như chưa từng thấy ba má mình nắm tay nhau. Có lẽ, những vất vả mưu sinh cùng bao thăng trầm của gia đình đã khiến cho cử chỉ ấy mai một. Hoặc là ba má tôi chẳng hề có thói quen ấy.
Mùa cưới, mùa yêu thương
Mùa cưới, mùa yêu thương
Chị Hà về tới đầu hẻm thì quay xe, vòng ra ngõ sau. Trả lời cậu con trai nhỏ đang thắc mắc, chị bảo: “Trong hẻm có đám cưới con à, mình đi đường khác để tránh phiền người ta”. Thâm tâm chị nghĩ thêm, lâu lâu mới có dịp,...
“Vâng lời Thầy con thả lưới"
“Vâng lời Thầy con thả lưới"
Hằng năm, vào dịp lễ kính hai thánh Phêrô - Phaolô, những ngư dân thuộc giáo phận Phan Thiết có truyền thống tề tựu về tham dự thánh lễ làm phép ghe, thuyền. Họ cùng con thuyền của mình mong ước một năm bình an, thuận lợi khi ra khơi...
Cuốn sách cha cho
Cuốn sách cha cho
Khi cầm trên tay, tôi chú ý đến tựa sách “Gặp gỡ Thánh Inhã - Đấng sáng lập Dòng Tên”. Nó nhỏ nhắn, chỉ dài khoảng một gang tay.
Áo dài chụp ảnh rộn ràng sắc Xuân
Áo dài chụp ảnh rộn ràng sắc Xuân
Hằng năm, cứ khoảng từ sau lễ Giáng Sinh đến cận Tết Nguyên đán là các cửa tiệm cho thuê áo dài và phụ kiện lại được dịp vào mùa. Ðó là mùa “làm đẹp” tấp nập nhất trong năm.
Góc bình yên ở làng phong Qui Hòa   
Góc bình yên ở làng phong Qui Hòa  
Làng phong Qui Hòa (Qui Nhơn) đã trải qua gần một thế kỷ hiện diện. Nơi đây trước kia được các tu sĩ Công giáo xây dựng nhằm giúp những người mắc bệnh phong có nơi chữa trị, sinh sống.
Bước trên đường hy vọng
Bước trên đường hy vọng
Người ta nói gen Z là thế hệ dễ tổn thương. Mỗi lúc như thế, không hiểu sao tôi lại cầm lên quyển “Đường Hy Vọng” - cuốn sách chứa đầy kỷ niệm, tôi mượn được từ người anh cùng cơ quan, để mong tìm thấy chút hy vọng trong...
“Nghe tiếng cơm sôi cũng nhớ nhà“
“Nghe tiếng cơm sôi cũng nhớ nhà“
Tâm trạng này đâu khó chia sẻ, bởi ai cũng từng gặp trong chính mình, đó là ham đi, càng xa càng tốt, rồi cuối cùng mệt nhoài. Nôn nao chuẩn bị cho hành trình, hồi hộp háo hức, để rồi khi đến chốn mong đợi, lại muốn bỏ về....
Ước mơ đưa nghệ thuật Việt Nam  ra thế giới
Ước mơ đưa nghệ thuật Việt Nam ra thế giới
Chỉ còn vài ngày nữa thôi, người phụ nữ đa tài Nguyễn Thị Xuân Phượng (sinh năm 1929 tại Huế) sẽ bước vào tuổi 96.