Cuộc sống 72 năm trong “phổi sắt” của luật sư, tác giả kiêm ngôi sao TikTok

Bất chấp hoàn cảnh trớ trêu, ông Paul Alexander (1946-2024) không đầu hàng số phận mà nỗ lực để trở thành nhân vật truyền cảm hứng sau 72 năm sống trong phổi sắt.

Ông Paul Alexander, người TP Dallas (bang Texas) từ nhỏ đã mắc căn bệnh bại liệt và buộc phải dựa vào phổi sắt để duy trì mạng sống. Dù thân thể bị vây khốn bên trong cỗ máy cồng kềnh và xấu xí, ông Alexander vẫn có thể lấy bằng luật sư, làm việc ở tòa án, viết sách, và trong thời gian cuối đời trở thành “ngôi sao” trên nền tảng TikTok.

 hình 1-1.png (1.30 MB)

Số phận nghiệt ngã

Hè năm 1952, khi mới lên 6 tuổi, cậu bé tên Paul đã mắc bệnh sốt bại liệt. Đó cũng là năm Mỹ chứng kiến đỉnh cao của dịch sốt, với hơn 21.000 trường hợp bại liệt được ghi nhận trên toàn quốc, theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC). Ngày nay, Mỹ đã tuyên bố “khai tử” bệnh sốt bại liệt, nhờ vào các dòng vắc xin được điều chế vào cuối thập niên 1950. Thế nhưng cách đây khoảng 7 thập niên, căn bệnh đó có thể gieo rắc chết chóc. Không may mắc bệnh, Paul nhanh chóng bị liệt từ cổ trở xuống và không thể nào tự hít thở như người bình thường.

Các bác sĩ ở bệnh viện Parkland của TP Dallas phải đặt bệnh nhân nhỏ tuổi vào một thiết bị được gọi là “phổi sắt” mới có thể kịp thời cứu sống cậu bé. Phổi sắt có hình dạng một buồng xy lanh cỡ lớn làm bằng kim loại, hoạt động bằng cách thay đổi nhịp nhàng áp suất không khí trong buồng để kích thích hô hấp. “Một ngày tôi mở mắt sau một giấc ngủ dài và nhìn xung quanh để tìm kiếm điều gì quen thuộc”, ông Paul viết hồi ký bằng cách dùng miệng ngậm bút mực hoặc bút chì. “Mọi thứ tôi nhìn đều quá xa lạ. Khi ấy tôi không hề biết rằng mỗi một ngày trôi qua của cuộc đời tôi đều phải bước đi trên một con đường không thể tránh khỏi và đầy thử thách ở mức độ vô phương tưởng tượng”, ông nhớ lại.

Trong khi những tiến bộ khoa học kỹ thuật về sau dẫn đến những thiết bị hô hấp cầm tay cho những bệnh nhân gặp vấn đề về hô hấp, các cơ ngực của ông Paul bị tổn hại đến mức không còn cách nào khác là phải tiếp tục dùng phổi sắt. “Các bác sĩ nói với chúng tôi rằng Paul không có khả năng sống sót. Có đôi lần mất điện và phải bơm phổi sắt bằng tay. Hàng xóm của chúng tôi chạy đến và giúp chúng tôi bơm máy”, người mẹ tên Doris đề cập trong hồi ký của ông.hình 3-1.png (1.03 MB)

Trong 7 thập niên tiếp theo, ông Paul tiếp tục sống nhờ vào cỗ máy đó. Tháng 3.2023, Tổ chức Kỷ lục Guinness Thế giới công nhận ông là bệnh nhân sống lâu nhất nhờ vào phổi sắt. Khi ở bên trong phổi sắt, ông phải dựa vào sự hỗ trợ của người chăm sóc để ăn uống. Ông nghĩ ra phương án mở trang GoFundMe được thiết lập nhằm vận động nguồn tài trợ từ công chúng ngõ hầu giúp bản thân chi trả sinh hoạt thường ngày.

 Theo đuổi những giấc mơ

Ước vọng của người đàn ông kiên cường này hoàn toàn không bị giới hạn bởi tình trạng cơ thể. Từ nhỏ, ông học thuộc nằm lòng những kỹ thuật thở, cho phép bản thân được giải phóng khỏi phổi sắt trong vài giờ. Ông tốt nghiệp đại học, lấy bằng luật, kế đến làm luật sư tại tòa suốt 30 năm, và cũng tự xuất bản hồi ký “Ba phút để lấy một con chó: Cuộc sống của tôi bên trong phổi sắt”. Nội dung hồi ký ghi lại nỗ lực của ông khi học được cách thở mà không cần phổi sắt ít nhất 3 phút. Paul phải mất cả năm mới thở được như thế này, và nhận được phần thưởng là một con chó.

Đài CNN năm 2022 dẫn lời vị luật sư tiết lộ rằng ông đang viết quyển sách thứ hai. Ông có thể tự gõ bàn phím bằng cách dùng miệng điều khiển cây bút được gắn vào một cây nhựa. “Tôi ôm ấp một vài giấc mơ lớn lao. Tôi không chấp nhận bị hạn chế bởi bất kỳ ai. Cuộc sống của tôi là điều đáng kinh ngạc”, ông trả lời Đài CNN. Tháng 1 năm nay, ông mở tài khoản TikTok tên “Polio Paul”, nơi ông mô tả những thành tựu của bản thân và trả lời những câu hỏi về cuộc sống trong phổi sắt là như thế nào. Chẳng hạn, người dùng TikTok đặt câu hỏi: “Bằng cách nào ông đến phòng tắm?”, “Làm sao ông có thể duy trì sự lạc quan đến thế?”. Vào thời điểm qua đời, Polio Paul có 300.000 người đăng ký theo dõi và hơn 4,5 triệu lượt thích. Ông cũng từng là nhà vận động không mệt mỏi cho các chương trình chủng ngừa vắc xin sốt bại liệt. Trong đoạn phim đầu tiên đăng TikTok, ông nói: “Hàng triệu trẻ em vẫn chưa được bảo vệ trước căn bệnh sốt bại liệt. Các em cần được bảo vệ, trước khi một trận dịch khác ập đến”.

hình 2.jpg (90 KB)
Năm 1952, dịch sốt bại liệt hoành hành ở Mỹ, làm nhiều bệnh nhân phải dùng phổi sắtCaption

Trước khi qua đời ngày 11.3 vừa qua, ông là một trong những người cuối cùng ở Mỹ sống trong phổi sắt. Không có thông tin chính thức về nguyên nhân tử vong, nhưng ông phải nhập viện điều trị Covid-19 hồi tháng 2. Sau khi xuất viện, ông trải qua thời gian vô cùng chật vật trong việc ăn uống. Siêu vi gây Covid-19 tấn công phổi và có thể vô cùng nguy hiểm cho người cao tuổi, có vấn đề về hô hấp. “Thật sự cô độc”, ông bày tỏ trong một đoạn phim ngắn đăng trên TikTok trước khi mất. “Đôi khi tôi tuyệt vọng vì không thể chạm vào ai đó, đôi tay của tôi không thể di chuyển, chẳng ai chạm vào tôi trừ những dịp hiếm hoi mà tôi vô cùng trân quý”.

Thế nhưng, ông cũng nói rằng “Sống là điều tuyệt vời. Hãy cố gắng bám trụ, mọi thứ sẽ tốt đẹp hơn”

GIANG VÔ YÊN

Chia sẻ:

Bình luận

có thể bạn quan tâm

Bên hiên nhà ngụm một tách trà
Bên hiên nhà ngụm một tách trà
Cô em ở Phú Thọ vừa gởi cho gia đình tôi một gói lớn trà. Mẹ em có một quả đồi nho nhỏ trồng trà, đậu phộng, măng tre… này nọ. Cứ gần cuối năm, em thơm thảo tặng phương Nam chút lộc của đất trời.
Xa xứ, vẫn luôn giữ gìn tiếng Việt
Xa xứ, vẫn luôn giữ gìn tiếng Việt
Tôi vẫn nhớ rõ những ngày đầu gia đình nhỏ đặt chân đến xứ sở cờ hoa này. Mặc dù cũng đã chuẩn bị tâm lý và được sự hậu thuẫn của gia đình lớn, nhưng vợ chồng con cái chúng tôi cũng không tránh khỏi những lạc lõng ban...
Thời khắc đen tối trước bình minh
Thời khắc đen tối trước bình minh
Quan niệm của phương Tây về thời gian là dòng chảy một chiều, đã trôi qua là không trở lại. Thế nên triết gia Hy Lạp cổ Heraclitus mới có câu nói nổi tiếng: “Không ai tắm hai lần trên cùng một dòng sông”.
Bên hiên nhà ngụm một tách trà
Bên hiên nhà ngụm một tách trà
Cô em ở Phú Thọ vừa gởi cho gia đình tôi một gói lớn trà. Mẹ em có một quả đồi nho nhỏ trồng trà, đậu phộng, măng tre… này nọ. Cứ gần cuối năm, em thơm thảo tặng phương Nam chút lộc của đất trời.
Xa xứ, vẫn luôn giữ gìn tiếng Việt
Xa xứ, vẫn luôn giữ gìn tiếng Việt
Tôi vẫn nhớ rõ những ngày đầu gia đình nhỏ đặt chân đến xứ sở cờ hoa này. Mặc dù cũng đã chuẩn bị tâm lý và được sự hậu thuẫn của gia đình lớn, nhưng vợ chồng con cái chúng tôi cũng không tránh khỏi những lạc lõng ban...
Thời khắc đen tối trước bình minh
Thời khắc đen tối trước bình minh
Quan niệm của phương Tây về thời gian là dòng chảy một chiều, đã trôi qua là không trở lại. Thế nên triết gia Hy Lạp cổ Heraclitus mới có câu nói nổi tiếng: “Không ai tắm hai lần trên cùng một dòng sông”.
Bất hòa trong việc dạy con
Bất hòa trong việc dạy con
Mâu thuẫn trong cách dạy con là một trong những nguyên nhân dễ gây bất hòa giữa hai vợ chồng. Nói cho cùng, tất cả cũng xuất phát từ ý thức thương con, muốn cho con nên người, nhưng không phải ai cũng như ai khi dạy dỗ con. Nhiều...
Mau lớn, chậm trưởng thành
Mau lớn, chậm trưởng thành
Nhiều bạn nhỏ ngày nay không chỉ mau lớn về thể chất, mà còn rất nhanh nhạy trong việc nắm bắt thông tin, hiểu rõ “quyền lợi” của mình, nhận thức được vị thế của bản thân trong gia đình.
Nhớ bà thành nếp nhà
Nhớ bà thành nếp nhà
Giờ, bà đã đi xa. Cả nhà tôi thường nấu những món bà thích, làm những việc bà thường làm, nhắc đến bà trong mọi chuyện. Nhớ đến bà trở thành một nếp nhà mỗi khi họp mặt đông đủ, chứ không chỉ riêng ngày giỗ hay vào tháng 11...
Giữ gìn chức năng của đường sách
Giữ gìn chức năng của đường sách
Mới đây, đường sách Vũng Tàu tạm ngừng hoạt động, trong sự tiếc nuối đan xen tiếng thở dài của những ai từng có dịp đặt chân tới đây.
Niềm vui cùng Luce
Niềm vui cùng Luce
Sự kiện Tòa Thánh Vatican công bố nhân vật biểu tượng cho Năm Thánh 2025 theo phong cách hoạt hình trẻ trung, đã nhanh chóng thu hút sự quan tâm của giới trẻ.
Truyện một tâm hồn  người bạn đồng hành
Truyện một tâm hồn người bạn đồng hành
Dịp xưng tội, rước lễ lần đầu, chúng tôi được tặng một món quà, trong đó có tấm ảnh thánh bổn mạng của mình. Đó là lần đầu tiên trong đời, tôi được thấy hình ảnh xinh đẹp của chị thánh Têrêsa Hài Đồng Giêsu - bổn mạng tôi. “Tên...