Gặp người giữ lửa nghề làm lồng đèn sao Noel

Giữa vô vàn đồ trang trí Giáng Sinh ngoại nhập và tiện lợi, vẫn còn những lồng đèn ngôi sao được làm thủ công. Và dù nghề làm lồng đèn hiện nay đang dần mai một, vẫn còn những người thợ yêu nghề, miệt mài với nghề.

Chị Phạm Nguyễn Xuân Anh là một trong những người đang giữ lửa để những chiếc đèn ngôi sao tiếp tục được treo lên nơi các giáo đường, mỗi mùa Giáng Sinh về…

 

Chị Xuân Anh đang trang trí lồng đèn GS.jpg (176 KB)
Công đoạn hoàn thiện một đèn sao

Cơ sở nhỏ, nghề không “nhỏ”

Vào thời điểm này, ngay giữa Sài Gòn hoa lệ, đã thấy nhiều nhà thờ trang trí Giáng Sinh bằng những lồng đèn ngôi sao truyền thống. Chúng có xuất xứ từ làng nghề Phú Bình nổi tiếng lâu đời ở TPHCM. Cơ sở sản xuất của gia đình chị Phạm Nguyễn Xuân Anh nằm trong số đó.

Nói là cơ sở, nhưng thật ra chỉ là một căn nhà nhỏ với ngổn ngang những vật dụng làm lồng đèn, cùng một tủ tạp hóa nhỏ. Không gian làm việc của chị Xuân Anh là một tấm bạt nhỏ ngay trước cửa nhà. Thấy vị khách lạ lân la hỏi han, chị tay thao tác chiếc lồng đèn đang hoàn thiện, miệng vui vẻ: “Gia đình tôi làm nghề này từ thời ông bà ngoại từ Nam Định di cư vào Sài Gòn năm 1954. Nhà 6 anh chị em, lúc nhỏ phụ làm lồng đèn nên ai cũng biết làm hết. Nhưng bây giờ chỉ còn mỗi mình tôi theo nghề thôi”.

Chị cũng cho biết là thường làm lồng đèn Trung Thu và lồng đèn Noel. Chị kể: “Lồng đèn Trung Thu đơn giản hơn và dễ làm, dù đa dạng về mẫu mã, kiểu dáng. Còn lồng đèn Giáng Sinh chủ yếu là sao 5 cánh, nhưng khá công phu; chỉ những người thợ nhiều kinh nghiệm mới làm được, do lồng đèn dễ bị bung, lại khó bảo đảm độ căng”. Theo chị Xuân Anh, chính nguyên nhân này đã trả lời cho thắc mắc vì sao làng nghề Phú Bình sôi động dịp Trung thu, lại im ắng vào mùa Noel.

Đèn ngôi sao có nhiều kích cỡ và màu sắc, tùy yêu cầu của khách hàng. Nguyên liệu chính làm nên một chiếc lồng đèn là tre, được mua từ nơi khác về; còn lại những thứ khác như giấy kính, vải, dây kẽm, vật dụng trang trí, màu vẽ… thì mua tại chỗ. Để làm được một chiếc lồng đèn truyền thống phải trải qua nhiều công đoạn khá cầu kỳ và được làm hoàn toàn thủ công. Đầu tiên là khâu chọn tre, chẻ tre, rồi đến giai đoạn tạo khung, dán vải, trang trí. Công đoạn khó, mất nhiều thời gian nhất là khâu tạo khung. Tre làm lồng đèn phải là loại tre già còn tươi để có độ bền và tránh mối mọt. Dán vải hay giấy kiếng phải dán sao để không bị nhăn, mà phải căng, mượt. Từng công đoạn, dù nhỏ đến đâu cũng đòi hỏi phải chăm chút, kiên trì.

Rồi chị Xuân Anh hóm hỉnh: “Thật ra, làm lồng đèn không khó, nhưng phải tỉ mỉ và chỉn chu trong từng công đoạn; quan trọng là phải chịu khó và chịu ngồi. Uốn từng cây nứa, quét hồ chỗ này, quấn kẽm chỗ kia rồi nhìn thành phẩm của mình, bao nhiêu mỏi mệt tan biến hết…”.

Dán xong thiên thần và một số phần trang trí nhỏ lên lồng đèn, chị gọi con trai mang qua bên sân nhà hàng xóm dựng nhờ, tay lại thoăn thoắt làm tiếp cái khác. Lúc dán thiên thần thì dùng keo súng, nhưng khi dán vải lên những thanh tre thì chị lại dùng một cây cọ nhỏ quét một lớp màu trắng đặc sánh lên thanh tre. “Là thứ gì vậy chị?”, tôi hỏi liền, và được chị giải thích: “Đây là hồ dán được nấu từ bột năng và nước vôi trong. Thứ này khuấy lên chỉ dùng được trong vòng hai ngày thôi”. “Sao lại nấu với vôi trong?”, tôi lại ngạc nhiên. Chị từ tốn: “Nước vôi trong sẽ làm tăng độ sánh và kết dính của hồ dán, làm cho màu hồ sáng hơn, khi dán vải lên thanh tre sẽ đẹp hơn, căng hơn”. Thì ra vậy!

 

những khung tre được chuẩn bị sẵn.jpg (165 KB)
Những khung tre được chuẩn bị sẵn

Yêu nghề, nghề không phụ người!

Câu chuyện đang rôm rả thì chuông điện thoại chị réo lên… Cuộc gọi của một người tên Bảo Thy, khách hàng quen thuộc nhiều năm đặt mua lồng đèn Giáng Sinh. Mặc dù ở tận thị xã Lagi (tỉnh Bình Thuận), nhưng hằng năm chị Thy vẫn đặt mua hàng chục lồng đèn, có khi cả trăm cái; phần để trang trí cho giáo xứ, phần để bán lại. Cũng như chị Xuân Anh có thâm niên làm lồng đèn từ đời ông bà, cha mẹ thế nào, thì gia đình chị Bảo Thy cũng có thâm niên mua sắm lồng đèn Noel như vậy. Trước đây, ông bà đặt mua lồng đèn từ gia đình chị Xuân Anh, rồi đến đời cha mẹ, và giờ là chị Bảo Thy vẫn tiếp tục đặt mua đèn sao Noel nơi này.

Doanh thu từ lồng đèn rất thấp, chủ yếu chỉ “lấy công làm lời” như lời chia sẻ của chị chủ. Chẳng hạn, mỗi lồng đèn 1,2m giá khoảng 180.000 đồng; cái nhỏ hơn thì giá dao động khoảng 50.000 trở lên. Có khi người quen ở giáo xứ miệt Long Xuyên gọi lên nói với chị là có nhà thờ nọ muốn trang trí Giáng Sinh bằng lồng đèn ngôi sao, nhưng tiền lại không đủ. Vậy là chị nhận lời “làm dùm” và gởi xuống, chỉ lấy giá nguyên vật liệu thôi.

Hằng năm, nhà chị Xuân Anh tập trung làm lồng đèn Giáng Sinh từ khoảng đầu tháng 11 nhưng những vật liệu, chi tiết nhỏ như chẻ tre, cắt hình thiên thần, khung tròn hình thánh gia… thì phải chuẩn bị dần trong năm. Gần 30 năm gắn bó với nghề, có lúc vầy lúc khác, khi “ngon ăn”, cũng lắm khi mỏi mệt. Như hiểu được ý người đối diện muốn hỏi, chị Xuân Anh tâm sự: “Thu nhập từ lồng đèn thấp và không ổn định nên dần dần mọi người bỏ nghề. Nhiều lúc thức một mình thâu đêm suốt sáng để kịp làm sản phẩm giao cho khách hàng, tôi thấy mệt và nản lắm. Nhưng vì yêu nghề và mong muốn gìn giữ nghề truyền thống của ông bà, nên cố gắng duy trì”. Tôi cũng cảm nhận những gì chị vừa cảm thán, vì cái tủ tạp hóa được nhắc ở đầu bài đã nói thay điều đó. Chị bán thêm mấy thứ để có đồng ra đồng vô phụ tiền lương công nhân của chồng, trang trải thêm cho cuộc sống, nhất là 2 đứa con đang tuổi ăn tuổi học.

Ngồi ngắm nghía chiếc lồng đèn vừa hoàn thành, nhìn qua những khung tre được cột kẽm chắc chắn, mới thấy được công khó của người làm ra nó. Mục kích từng công đoạn một, qua bàn tay phụ nữ chặt tre, chẻ tre, rồi thoăn thoắt siết chặt những cọng kẽm…, tự nhiên thấy thương và quý cái nghề này quá!

Thanh Tuyền

 

Từ khoá:
Chia sẻ:

Bình luận

có thể bạn quan tâm

“...Bay qua những vùng trời bao la, tôi thường nghĩ về những tác tạo của Thiên Chúa”
“...Bay qua những vùng trời bao la, tôi thường nghĩ về những tác tạo của Thiên Chúa”
Một giáo dân trẻ, là nữ phi công khá nổi tiếng, đã nói với tôi như vậy. Ðang là tiếp viên hàng không, Vũ Khánh Ly có bước ngoặt ngoạn mục: đi học phi công. Hiện cô gái xứ Martinô trên miền Gia Kiệm đang là cơ phó của hãng...
Có một “trạm chữa lành” nằm trong khuôn viên thánh đường
Có một “trạm chữa lành” nằm trong khuôn viên thánh đường
Hơn ba năm qua, đều đặn hằng tháng, văn phòng đồng hành tâm lý của giáo xứ Thanh Ða (TGP TPHCM) lại có những buổi đồng hành, đón tiếp những ai khó khăn về đời sống thiêng liêng, hay cần sự trợ giúp về tâm lý, trong tinh thần không...
Có một chốn thiêng liêng nơi khoảnh khắc lằn ranh
Có một chốn thiêng liêng nơi khoảnh khắc lằn ranh
Thánh Giá treo chính giữa, hai bên là tượng Ðức Mẹ và Thánh Cả Giuse, gian phòng đủ cho khoảng 15 người tụ họp… Không gian ngỡ như một nguyện đường nhỏ đã gặp đâu đó, lại nằm trong khuôn viên của một bệnh viện.
“...Bay qua những vùng trời bao la, tôi thường nghĩ về những tác tạo của Thiên Chúa”
“...Bay qua những vùng trời bao la, tôi thường nghĩ về những tác tạo của Thiên Chúa”
Một giáo dân trẻ, là nữ phi công khá nổi tiếng, đã nói với tôi như vậy. Ðang là tiếp viên hàng không, Vũ Khánh Ly có bước ngoặt ngoạn mục: đi học phi công. Hiện cô gái xứ Martinô trên miền Gia Kiệm đang là cơ phó của hãng...
Có một “trạm chữa lành” nằm trong khuôn viên thánh đường
Có một “trạm chữa lành” nằm trong khuôn viên thánh đường
Hơn ba năm qua, đều đặn hằng tháng, văn phòng đồng hành tâm lý của giáo xứ Thanh Ða (TGP TPHCM) lại có những buổi đồng hành, đón tiếp những ai khó khăn về đời sống thiêng liêng, hay cần sự trợ giúp về tâm lý, trong tinh thần không...
Có một chốn thiêng liêng nơi khoảnh khắc lằn ranh
Có một chốn thiêng liêng nơi khoảnh khắc lằn ranh
Thánh Giá treo chính giữa, hai bên là tượng Ðức Mẹ và Thánh Cả Giuse, gian phòng đủ cho khoảng 15 người tụ họp… Không gian ngỡ như một nguyện đường nhỏ đã gặp đâu đó, lại nằm trong khuôn viên của một bệnh viện.
Lớp học của các nữ tu Scalabrini
Lớp học của các nữ tu Scalabrini
Nằm nép mình trong một con phố nhỏ thuộc phường Bình Chiểu, TP Thủ Ðức, lớp học của các nữ tu dòng Nữ Truyền Giáo Tại Thế Scalabrini vẫn âm thầm hoạt động, đem tri thức cho những trẻ em có hoàn cảnh khó khăn không thể đến trường.
Ðể giờ giáo lý không khô cứng
Ðể giờ giáo lý không khô cứng
Dạy giáo lý cho thiếu nhi không chỉ là truyền đạt kiến thức về đức tin, mà còn là gieo vào tâm hồn các em những hạt giống yêu thương, lòng nhân ái và tinh thần trách nhiệm. Làm thế nào để những bài học trở nên sinh động và...
Khe Sanh xông xênh bếp lò
Khe Sanh xông xênh bếp lò
Món quà được nhớ đến nhiều nhất không chỉ bởi đắt tiền, có giá trị cao hay đẹp đẽ, mà đôi khi chỉ vì nó gần gũi và hữu ích với cuộc sống người nhận.
Cồng chiêng trong nếp sống đạo ở làng Bông Hyot
Cồng chiêng trong nếp sống đạo ở làng Bông Hyot
Những giai điệu man mác, liêu trai không chỉ là linh hồn của các lễ hội Tây nguyên, mà còn hòa quyện vào thánh lễ, trở thành một phần không thể thiếu trong đời sống đạo của người dân làng Bông Hyot ở giáo phận Kon Tum.
Đi chông chênh trên những ước mơ giản dị
Đi chông chênh trên những ước mơ giản dị
Tôi có thể mạnh dạn gọi là “tài năng” với cậu bé này, trong tình cảnh khiếm khuyết đang mang trên cơ thể đặt bên những gì con đã làm được.
Họ đạo cổ 100 năm và nơi lưu giữ nhiều tượng ảnh cha P.X Trương Bửu Diệp
Họ đạo cổ 100 năm và nơi lưu giữ nhiều tượng ảnh cha P.X Trương Bửu Diệp
Có lẽ, Trung tâm Hành hương Tắc Sậy có số tượng ảnh khắc họa chân dung cha P.X Trương Bửu Diệp - người đang được Giáo hội tiến hành những bước cuối cùng để tuyên phong chân phước - nhiều nhất nước.