Mang Tin Mừng về bản làng Dun De

Làng Dun De (xã Ia Bă, huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai), nằm dưới chân núi Chư San, là nơi sinh sống của hơn 50 hộ gia đình thuộc sắc tộc J’rai (Gia Rai). Cuộc sống người dân gắn bó với nương rẫy, chăn nuôi trâu bò. Dù là một ngôi làng nhỏ, Dunde lại có sự gắn kết đặc biệt với nhà thờ Chư San. Dunde cũng là ngôi làng mới đón nhận Tin Mừng.

IMG2024.jpg (633 KB)
 Một buổi sinh hoạt của dân làng Dun De

Những bước chân âm thầm

Nhà thờ Chư San (giáo phận Kon Tum) cùng câu chuyện xây dựng và phát triển xứ đạo nhen nhóm từ năm 1980, sau này là nơi sinh hoạt của dân làng Dun De cùng một số làng lân cận.

Hơn 20 năm trước, Dun De chưa có ánh sáng Tin Mừng, người dân chủ yếu thờ thần rừng, thần núi, thần sông vốn là phong tục tập quán từ bao đời. Đến năm 2005, dòng Phanxicô nhận lãnh sứ vụ truyền giáo tại vùng đất này và linh mục Nicolas Vũ Ngọc Hải đã đến dâng thánh lễ đầu tiên, mở đầu cho công cuộc truyền giáo tại đây. Cha Hải nhớ lại: “Hồi mới đến, chúng tôi gặp rất nhiều khó khăn. Người dân ở đây nói tiếng dân tộc J’rai, trong khi chúng tôi nói tiếng Việt, khiến vấn đề giao tiếp, thông hiểu nhau là một trở ngại lớn. Anh em chúng tôi phải học tiếng J’rai để hiểu và đồng hành cùng bà con. Không dừng lại ở đó, chúng tôi còn phải tìm hiểu phong tục, tập quán của họ, những giá trị văn hóa đặc trưng để có thể giảng dạy một cách hiệu quả”. Những năm đầu truyền giáo, chỉ có khoảng 7 hộ gia đình ở đây theo đạo, nhưng không lâu sau, một số người đã bỏ Chúa. Cũng dễ hiểu vì lúc bấy giờ, các cha gom nhiều làng lại để dạy giáo lý chung, và người dân làng Dun De muốn theo đạo phải đi học giáo lý ở những làng khác, cách khoảng 50-60 cây số. “Đây là một hành trình đầy gian nan, phải mất nhiều thời gian và công sức, đôi khi còn phải ở lại qua đêm mới có thể về được”, cha Hải kể.

Dù vậy, những mầm xanh đầu tiên của Tin Mừng vẫn dần phát triển và lan tỏa. Ông Ksor Nhin, một người dân trong làng, vẫn chưa quên: “Ngày xưa, mỗi lần đi học giáo lý phải sang làng có nhà thờ để học, phải ở lại một hai hôm mới về được. Cha Hải thấy chúng tôi vất vả quá nên đã lập giáo điểm gần làng để dân thuận lợi hơn”. Dần dần, nhiều người cảm mến được tấm lòng của những nhà truyền giáo nên đã gia nhập đạo; những gia đình trước kia vô rồi bỏ, nay cũng quay trở về. Họ đã cùng với các tu sĩ dòng Phanxicô xây dựng nhà thờ Chư San từ những bước đi đầu tiên.

IMG_20241222_150834.jpg (438 KB)
Dân làng dâng thánh lễ kính hai Thánh Tông đồ

Ngoài các tu sĩ dòng Phanxicô, hành trình đón nhận Tin Mừng của người dân Dun De còn có sự hỗ trợ quý báu của các nữ tu dòng Thừa Sai Đức Mẹ. Năm 2022, các sơ đã đến đây phục vụ cho cộng đồng, giúp đỡ rất nhiều gia đình, nhất là trong việc hỗ trợ học sinh có khả năng học cao hơn, hướng dẫn phụ nữ học may vá để có cái nghề… Nhiều bạn trẻ đã được các sơ giúp cho vào Sài Gòn học, một số trong đó đã chọn các ngành sư phạm hay điều dưỡng, với mong muốn sau khi hoàn thành học tập sẽ trở về phục vụ cho buôn làng.

Một minh chứng sống động cho sự thay đổi này là của bạn trẻ Rơ Châm The. “Tôi sinh ra trong gia đình khó khăn, không có điều kiện học tiếp, nhưng nhờ vào sự hỗ trợ của các cha, các sơ đã liên hệ tìm trường cho tôi ở Sài Gòn. Và tôi đã theo học tại trường Cao đẳng Sư phạm Trung ương ở đây. Học xong, tôi về lại buôn làng dạy học cho người dân, giúp xóa nạn mù chữ trong làng”, bạn tâm sự.

Câu chuyện của Rơ Châm The là tấm gương sáng về nghị lực, sự vượt khó, đồng thời cho thấy những tác động tích cực trong việc đón nhận Tin Mừng của cộng đồng sắc tộc J’rai ở Dun De. 

bieudienCongChieng.jpeg (2.35 MB)
Biểu diễn cồng chiêng tại Trung tâm Mục vụ TGP TPHCM

Bản làng đổi thay

Trước khi Công giáo hiện diện nơi đây, người dân Dun De sống chủ yếu bằng nông nghiệp và ít có cơ hội học tập. Cuộc sống cực nhọc với những buổi lao động từ sáng đến tối, rồi những cuộc tụ tập uống rượu vào mỗi tối… Việc học hành đối với họ là điều xa vời. Số người học hết cấp 3 rất thấp. Cồng chiêng, một di sản văn hóa quý giá, cũng bị lãng quên khi nhiều gia đình, vì kế sinh nhai đã mang chúng đi bán lấy tiền xoay xở cái ăn, cái mặc.

Trước thực trạng đáng buồn này, các linh mục đã một mặt động viên các bạn trẻ sắc tộc học hành cao hơn, mặt khác cố gắng giúp họ tìm lại cồng chiêng, gom thành bộ như cách để gìn giữ văn hóa đặc sắc bản làng. Rồi để hạn chế việc uống rượu quá đà, các cha đã tổ chức các buổi tập cồng chiêng thu hút rất đông bà con tham gia, vừa giải trí, vừa có thể kiếm thêm thu nhập qua các buổi được đó đây mời biểu diễn. Nhờ vậy, đời sống dần được cải thiện, chuyện uống rượu say sưa cũng giảm nhiều. Chưa hết, các mục tử cũng tìm cách đưa âm hưởng cồng chiêng vào nhà thờ, chọn lọc và lồng ghép vào các thánh lễ, tạo nên sự giao thoa giữa văn hóa dân gian và âm nhạc thánh, tôn giáo.

Mặc dù đức tin mới đã ảnh hưởng mạnh mẽ đến cộng đồng, người dân Dun De vẫn giữ gìn nhiều phong tục, nghi lễ truyền thống của sắc tộc mình. Chẳng hạn như các lễ hội, nghi thức tín ngưỡng bản địa vẫn được tổ chức song song với các sinh hoạt tôn giáo, tạo nên một sự hòa quyện đặc biệt giữa tín ngưỡng dân gian và đạo Công giáo. Chính sự kết hợp này đã làm nên một bản sắc văn hóa độc đáo, góp phần làm giàu truyền thống của làng Dun De.  Có thể nói, văn hóa tại Dun De phản ánh bản sắc phong phú của người J’rai, được duy trì qua nhiều thế hệ; trong đó, cồng chiêng là một phần không thể thiếu trong đời sống của họ, nó không chỉ là nhạc cụ mà còn là phương tiện truyền tải văn hóa và lịch sử. Ở Dun De, tiếng cồng chiêng thường vang lên trong các buổi văn nghệ, thậm chí còn được đưa vào trong phụng vụ, tạo một bước ngoặt trong hành trình truyền giáo nơi vùng Tây Nguyên này.

Hành trình của Dun De vẫn còn nhiều thử thách phía trước, nhưng với nền tảng vững chắc của niềm tin và tình yêu thương được gieo trồng 20 năm nay, hứa hẹn một tương lai đầy triển vọng. Các giá trị tốt đẹp của đạo và đời sẽ tiếp tục lan tỏa, thắp sáng những tâm hồn và truyền cảm hứng cho nhiều cộng đồng khác.

 

Ðoàn cồng chiêng làng Dun De, giáo xứ Chư San, giáo phận Kon Tum đã có buổi biểu diễn vào tối ngày 13.12.2024, tại hội trường Gioan Baotixita, Trung tâm Mục vụ Tổng Giáo phận TPHCM. Ðây là buổi văn nghệ với chủ đề “Chúa đến và ở với buôn làng chúng con”. Chương trình này được tổ chức nhằm kỷ niệm 20 năm ngày người dân làng Dun De gia nhập đạo Công giáo. Buổi biểu diễn không chỉ là dịp để khắc họa lại những nét văn hóa độc đáo của buôn làng qua âm thanh cồng chiêng, mà còn tái hiện lịch sử truyền giáo của các tu sĩ dòng Phanxicô tại vùng Tây Nguyên. Ðồng thời cũng nhằm giúp người xem hiểu và chia sẻ về những khó khăn mà các nhà truyền giáo cũng như người dân địa phương đã trải qua trong những ngày đầu tiên đón nhận Tin Mừng.

2 Dun de_Gm phụ tá.jpg (176 KB)
ĐGM Phụ tá Giuse Bùi Công Trác gặp gỡ đoàn biểu diễn

 

Quỳnh Giao

 

Từ khoá:
Chia sẻ:

Bình luận

có thể bạn quan tâm

Tổng giáo phận Huế mở cuộc thi viết thơ về Đức Mẹ La Vang
Tổng giáo phận Huế mở cuộc thi viết thơ về Đức Mẹ La Vang
Tháng 3.2025, TGP Huế khai mạc cuộc thi sáng tác thơ với chủ đề: “Dưới bóng đa xưa - Mẹ ngàn hoa”.
Giáo phận Hưng Hóa có tân giám mục phụ tá
Giáo phận Hưng Hóa có tân giám mục phụ tá
Theo thông tin từ Văn phòng Hội đồng Giám mục Việt Nam cho biết, ngày 15.3.2025, Đức Thánh Cha Phanxicô đã bổ nhiệm cha Phaolô Nguyễn Quang Đĩnh, hiện là Tổng Đại diện giáo phận Hưng Hóa làm giám mục phụ tá giáo phận này.
Tản mạn trên những con đường cha đã đi qua...
Tản mạn trên những con đường cha đã đi qua...
Giỗ lần thứ 79 của đấng tôi tớ Chúa là cha Phanxicô Xavie Trương Bửu Diệp vừa diễn ra ngày 12.2.2025. Vẫn như thường lệ, bà con giáo dân quy tụ về đây từ đêm hôm trước, và Trung tâm hành hương Tắc Sậy cũng có những hoạt động và...
Tổng giáo phận Huế mở cuộc thi viết thơ về Đức Mẹ La Vang
Tổng giáo phận Huế mở cuộc thi viết thơ về Đức Mẹ La Vang
Tháng 3.2025, TGP Huế khai mạc cuộc thi sáng tác thơ với chủ đề: “Dưới bóng đa xưa - Mẹ ngàn hoa”.
Giáo phận Hưng Hóa có tân giám mục phụ tá
Giáo phận Hưng Hóa có tân giám mục phụ tá
Theo thông tin từ Văn phòng Hội đồng Giám mục Việt Nam cho biết, ngày 15.3.2025, Đức Thánh Cha Phanxicô đã bổ nhiệm cha Phaolô Nguyễn Quang Đĩnh, hiện là Tổng Đại diện giáo phận Hưng Hóa làm giám mục phụ tá giáo phận này.
Tản mạn trên những con đường cha đã đi qua...
Tản mạn trên những con đường cha đã đi qua...
Giỗ lần thứ 79 của đấng tôi tớ Chúa là cha Phanxicô Xavie Trương Bửu Diệp vừa diễn ra ngày 12.2.2025. Vẫn như thường lệ, bà con giáo dân quy tụ về đây từ đêm hôm trước, và Trung tâm hành hương Tắc Sậy cũng có những hoạt động và...
Ðức Phanxicô vị giáo hoàng thấu hiểu và yêu thương
Ðức Phanxicô vị giáo hoàng thấu hiểu và yêu thương
Chiều ngày 11.3.2025 tại nhà thờ Chánh tòa Hà Nội đã diễn ra thánh lễ tạ ơn và cầu nguyện cho Ðức Thánh Cha Phanxicô nhân dịp kỷ niệm 12 năm giáo hoàng của ngài (13.3.2013).
Tiếp nối...
Tiếp nối...
Mấy tuần qua, tín hữu trên khắp thế giới nhất loạt hướng về bệnh viện Gemelli (Rome) trong từng tin tức cập nhật tình hình sức khỏe của Đức Thánh Cha Phanxicô.
Một cách tiếp cận mới trong việc loan báo Tin Mừng
Một cách tiếp cận mới trong việc loan báo Tin Mừng
Alpha là một chương trình giúp người tham dự khám phá đức tin, kéo dài từ 10 đến 12 tuần, mỗi tuần một buổi
Giáo họ Nhuệ Giang thăng tiến đời sống đức tin
Giáo họ Nhuệ Giang thăng tiến đời sống đức tin
Đức cha Vinh Sơn Nguyễn Văn Bản, giám mục giáo phận Hải Phòng đã đến thăm mục vụ giáo họ Nhuệ Giang ngày 9.3.2025.
Nhóm Lòng Chúa Thương Xót vùng Kon Tum hành hương Năm Thánh
Nhóm Lòng Chúa Thương Xót vùng Kon Tum hành hương Năm Thánh
Các thành viên của nhóm Lòng Chúa Thương Xót vùng Kon Tum đã tổ chức hành hương về nhà thờ Chánh tòa Kon Tum vào ngày 7.3.2025
Những thách thức của gia đình
Những thách thức của gia đình
Ban Mục vụ Hôn nhân và gia đình giáo phận Bắc Ninh đã tổ chức buổi họp mặt thường niên tại Trung tâm Mục vụ giáo phận nhằm chia sẻ, lắng nghe những thao thức và định hướng hoạt động trong thời gian tới.