Người cha của một tiến sĩ

Xoay xở đủ nghề để sống từ ngày còn mười tám đôi mươi đến khi lấy vợ sinh con, hiện tuy vẫn nghèo và đang làm bảo vệ ở một cơ quan, nhưng ông Phạm Thanh Liêm, 63 tuổi, giáo dân giáo xứ Lộc Hưng, TGP TPHCM đã có một gia tài đồ sộ mà ai cũng mơ ước: Ba người con trai thì cậu đầu là kỹ sư Viễn thông; cậu thứ hai là giảng viên Đại học, mới lấy học vị tiến sĩ và được bình chọn là một trong 14 công dân trẻ tiêu biểu của thành phố năm 2024; cậu út đang là sinh viên ĐH Khoa học Tự nhiên TPHCM.

ongLiem.jpg (1.14 MB)

ĐỔI BẰNG MỒ HÔI

Dù rằng ông Liêm luôn khẳng định rằng những gì các con có được ngày hôm nay là nhờ bản thân tự nỗ lực, ông và vợ chỉ làm tròn trách nhiệm của những người làm cha làm mẹ, nhưng tôi biết, con đường con ông đi chưa hề bằng phẳng, được lót bằng sự lao nhọc của cha mẹ, bằng những giọt mồ hôi rớt làm lấm lem áo, những cơn thèm ngủ gần như bất tận, và cả những buổi chạy ăn độ nhật trong ngày cũ.

Ông Liêm kể cuối những năm 80 đầu những năm 90 của thế kỷ trước, thu nhập của một người chỉ làm lao động chân tay, buôn bán xe bún riêu nhỏ phải chật vật lắm mới nuôi nổi cả gia đình. Ba đứa con trai ngày càng lớn, đồng nghĩa với gánh nặng trên vai vợ chồng ông ngày càng trĩu; khó khăn thật sự bắt đầu khi đứa con trai lớn chuẩn bị vào đại học. “Lịch” khi đó của ông là đều đặn sáng 3 giờ hai vợ chồng dậy ra chợ ngồi bó rau thuê cho bạn hàng (rau về từng cần xé, người ta thuê tách ra, lựa lặt và bó lại từng bó nhỏ để bán lẻ - NV). Đến 5 giờ thì về nhà nấu nồi bún riêu để vợ bày trước cửa kịp bán buổi sáng, còn ông đi làm công nhân ở xưởng nhôm. Có những ngày, các đại lý thịt ở chợ Phạm Văn Hai cần người lái xe tải nhỏ đi lấy hàng từ lò mổ, ông sẽ ra khỏi nhà lúc 12 giờ đêm, tranh thủ chạy một chuyến rồi về cho kịp 3 giờ làm rau. Từ năm 2005, ông được một nơi nhận làm bảo vệ, thời gian vẫn vậy, mật độ công việc cũng không đổi, nhưng có phần “khỏe” hơn một chút là ban ngày nếu làm nhôm như trước sẽ nặng nhọc và ít được nghỉ, làm bảo vệ thì thong thả, có thể ngồi… thở và không lo ngủ gục máy cắt trúng tay.

1000026993.jpg (240 KB)
Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Nên trao Bằng khen cho công dân trẻ tiêu biểu TPHCM năm 2024 Phạm Thanh Tuấn Anh 

Làm việc nhiều, nặng lo toan, vợ về sau đau yếu (có lẽ do đã lao động tận lực thời gian dài), nên bạn bè nhận xét lúc nào nhìn ông Liêm cũng tất bật, và chưa từng thấy một lần nào ông rảnh rỗi để ngồi quán cà phê vài mươi phút tán gẫu cùng mọi người. Ông ăn uống cần kiệm, quan niệm bản thân có thể kham khổ, thậm chí có thể đói một chút cũng được, nhưng chuyện học hành của con cái thì tuyệt đối không lơ là và không để con vì thiếu tiền mà phải dừng việc học. Ông vẫn thường nói với con: “Ba mẹ không có tham vọng cao xa, chỉ mong các con có chữ nghĩa để đừng cực khổ như ba mẹ và biết sống tử tế giữa đời. Ba không thể bàn sâu về nghề nghiệp nhưng sẽ là điểm tựa để các con học hành”. Ông thú nhận thật sự chẳng hiểu biết nhiều về con đường học vấn của các con từ A sẽ đi đến B thế nào, nhưng vẫn luôn kiên nhẫn ngồi nghe các con kể chuyện sách vở - trường lớp, việc lựa chọn tương lai…, rồi thường kết bằng lời dặn dò: “Các con cứ học nghiêm túc thì ba mẹ sẽ không thôi cố gắng, sẽ không từ chối bất kỳ điều gì liên quan đến việc học”. Bởi thế nên ngày người con thứ hai (bây giờ là tiến sĩ) có chút rụt rè nói về dự định học lên cao học, ông miệng nói với con “cứ học đi, để bố mẹ tìm cách tính”, nhưng trong đầu đã chắc nịch ý định tìm thêm việc để làm.

Những tờ giấy khen các con đưa về ngày một nhiều, ông khoe nếu đem dán chắc kín hết cả bức tường căn nhà chật chội cả nhà đang sinh sống, rồi thổ lộ: “Người ta làm việc vất vả thì muốn có bữa ăn ngon để bồi bổ sức khỏe, còn tôi, nhiều đêm xong việc khi trời đã khuya, châm điếu thuốc lá ngồi nhìn những tờ giấy khen của con, thấy sự mệt mỏi của mình không vô ích, nên lòng lại nhẹ nhàng”.

cha tiến sĩ 3.jpg (105 KB)
Tuấn Anh trong phòng thí nghiệm

MỞ RA NHỮNG NGÀY VUI

Chỉ ít tuần trước Tết, từ danh sách các ứng viên cho danh hiệu Công dân trẻ tiêu biểu TPHCM 2024 được Thành Đoàn TPHCM rút gọn từ 87 đề cử của các đơn vị, hội đồng bình chọn đã họp, thảo luận kỹ và bỏ phiếu. Kết quả cả 14 bạn được 22 thành viên hội đồng thống nhất với số phiếu gần như tuyệt đối. Trong hai nhà khoa học trẻ của ĐH Quốc gia TPHCM có tên tiến sĩ khoa học vật liệu Phạm Thanh Tuấn Anh (sinh năm 1992) là con của ông Phạm Thanh Liêm, người bảo vệ cần mẫn mà chúng tôi đề cập ở phía trên. Tuấn Anh hiện là phó Phòng thí nghiệm Vật liệu kỹ thuật cao của trường ĐH Khoa học Tự nhiên. Với thành tích nổi bật trong nghiên cứu lĩnh vực vật liệu mới, TS. Phạm Thanh Tuấn Anh cũng là một trong 10 nhà khoa học trẻ vừa được vinh danh Giải thưởng Khoa học công nghệ Quả cầu vàng 2024 tại Hà Nội.

Ông Liêm mừng lắm, nói rất tự hào về con mình vì đã làm được việc mà cả họ hàng nội ngoại chưa ai làm nổi. Tôi hỏi nếu có một nhận xét về con, ông sẽ nói điều gì? Ông cười móm mém nhưng thấy vẻ mặt hạnh phúc lắm: “Tôi từ thời trẻ đã đi làm tối mặt với đủ thứ công việc ngắn hạn, dài hạn, nên đâu đủ ngôn từ để diễn đạt với niềm vui này. Chỉ xác tín là cháu rất ngoan và cần cù, chăm học. Các con tôi thấy được cái khổ của ba mẹ vì mình nên tự giác học hành. Nhiều đêm nằm nghĩ lại vẫn chưa tin được kết quả này của con. Mọi thứ ngoài tầm tay hết, ơn Chúa ban và mình đón nhận”. Tôi lại hỏi về “bí quyết” nuôi dạy con thành tiến sĩ, ông lắc đầu quầy quậy vì “không biết kể gì”. Trong ký ức, ông chỉ nhớ cậu con trai này từ nhỏ đã bộc lộ sự tập trung và ý thích mày mò với mọi món đồ vật trong nhà. Ông cũng cứ bận lòng hoài với sự cố của con vào năm lớp 10, khi trong một lần chơi thể thao bị té gãy tay phải mổ. Chuyện qua lâu nhưng trong trái tim người cha vẫn còn đó nỗi đau con mình phải trải qua. Ông không quên hình ảnh con nằm trên giường bệnh vẫn cố gắng ôn thi làm ông xúc động mạnh.

cha tiến sĩ 5.jpg (4.59 MB)
 Ông Liêm tại nơi đang làm việc

Sau gian lao của một cuộc đời dường như chỉ hướng về gia đình, giờ đây những gánh nặng đã được đặt xuống dần. Lý giải vì sao ông vẫn đi làm, ông mộc mạc: “Các con có những gánh lo riêng, với lại mình còn mạnh thì đi làm cho vui!”. Thực ra trong một câu chuyện riêng, ông tiết lộ ngoài cậu con út đang học Đại học, ông còn hai người em chưa lập gia đình và có sức khỏe không tốt nên phải bảo trợ.

Có một chi tiết thú vị nhưng cũng đáng khâm phục ở ông Liêm, là dù đã quá nhiều bận rộn và gánh nặng cơm áo, nhưng ông vẫn thu xếp, tranh thủ mọi nơi mọi lúc tự học nhạc, tự mày mò đánh đàn, và là ca trưởng một ca đoàn ở giáo xứ Lộc Hưng từ 20 năm nay. Tôi đã không thắc mắc vì sao ông lại tìm thêm cho mình một việc đòi hỏi sự hy sinh thời gian, công sức như vậy. Bởi hiểu, rất có thể đó là những giây phút ông nâng tâm hồn cầu nguyện để thêm vững vàng; và cũng có khi đây là cách ông tiêu khiển, để quên đi từng ngày bước đi trong bộn bề mưu sinh.

 MINH MINH

 

Từ khoá:
Chia sẻ:

Bình luận

có thể bạn quan tâm

Giáo phận Hải Phòng có 4 tân linh mục
Giáo phận Hải Phòng có 4 tân linh mục
Trong số 4 tân chức, có hai vị sinh năm 1994, 1 vị sinh năm 1991 và 1 vị sinh năm 1993.
Thành lập giáo xứ Sơn La
Thành lập giáo xứ Sơn La
Sau 2 thập niên hiện diện, cộng đoàn đức tin tại Sơn La đã đón nhận niềm vui trở thành giáo xứ mới thuộc giáo phận Hưng Hóa.
Thiếu nhi xứ Đồng Gianh đi Đàng Thánh giá
Thiếu nhi xứ Đồng Gianh đi Đàng Thánh giá
Ngày 16.3.2025, tại giáo xứ Đồng Gianh, TGP Hà Nội, linh mục chánh xứ Phanxicô Xaviê Trần Truyền Giáo đã tổ chức tĩnh tâm cho thiếu nhi. Cha khuyến khích các em làm việc bác ái, lãnh nhận Bí tích Hòa Giải và tham dự nghi thức Đàng Thánh giá
Giáo phận Hải Phòng có 4 tân linh mục
Giáo phận Hải Phòng có 4 tân linh mục
Trong số 4 tân chức, có hai vị sinh năm 1994, 1 vị sinh năm 1991 và 1 vị sinh năm 1993.
Thành lập giáo xứ Sơn La
Thành lập giáo xứ Sơn La
Sau 2 thập niên hiện diện, cộng đoàn đức tin tại Sơn La đã đón nhận niềm vui trở thành giáo xứ mới thuộc giáo phận Hưng Hóa.
Thiếu nhi xứ Đồng Gianh đi Đàng Thánh giá
Thiếu nhi xứ Đồng Gianh đi Đàng Thánh giá
Ngày 16.3.2025, tại giáo xứ Đồng Gianh, TGP Hà Nội, linh mục chánh xứ Phanxicô Xaviê Trần Truyền Giáo đã tổ chức tĩnh tâm cho thiếu nhi. Cha khuyến khích các em làm việc bác ái, lãnh nhận Bí tích Hòa Giải và tham dự nghi thức Đàng Thánh giá
Giáo xứ Tân Việt hành hương Năm Thánh
Giáo xứ Tân Việt hành hương Năm Thánh
Ngày 15.3.2025, cộng đoàn giáo xứ Tân Việt (hạt Tân Sơn Nhì, TGP TPHCM) đã tổ chức buổi hành hương Năm Thánh tại giáo xứ Tân Phú. Đoàn hành hương đã tham dự thánh lễ, dâng lời cầu nguyện và lãnh nhận ơn toàn xá.
Đồng hương Công giáo Cái Sắn mừng lễ Thánh Giuse
Đồng hương Công giáo Cái Sắn mừng lễ Thánh Giuse
Đức Giám mục giáo phận Long Xuyên Giuse Trần Văn Toản đã chủ tế thánh lễ kính Thánh Giuse - Bổn mạng đồng hương Công giáo Cái Sắn, tại thánh đường giáo họ Thánh Giuse Vĩnh Lộc (Hạt Tân Sơn Nhì, TGP TPHCM)
Thạch Đà, cộng đồng của đức tin và tình người
Thạch Đà, cộng đồng của đức tin và tình người
Giáo xứ Thạch Đà, giáo hạt Xóm Mới đã trải qua gần 70 năm hình thành và phát triển. Từ những ngày đầu tiên với những hộ gia đình di cư từ miền Bắc vào, giáo xứ đã không ngừng lớn mạnh, trở thành một điểm tựa tinh thần cho...
Nhà thờ Chánh tòa Phát Diệm thay 165.000 viên ngói mới
Nhà thờ Chánh tòa Phát Diệm thay 165.000 viên ngói mới
Sau 130 năm hiện diện và từng được đại trùng tu 25 năm trước, vừa qua công trình nhà thờ Chánh tòa Phát Diệm đã thay mới toàn bộ phần mái ngói. Ước tính diện tích mái cần sửa khoảng hơn 1.500m2 với 165.000 viên ngói.
Khi âm nhạc kết nối nên nhịp cầu bác ái
Khi âm nhạc kết nối nên nhịp cầu bác ái
Qua các mùa Trà sữa Thánh ca, số tiền gây quỹ được các bạn dùng để tổ chức các chuyến đi thiện nguyện ở các nơi như giáo xứ Phước Điền (Tây Ninh), trại phong Di Linh (Lâm Đồng), thăm các nhà dưỡng lão tình thương…
Thách đố đức tin trong giới trẻ hôm nay
Thách đố đức tin trong giới trẻ hôm nay
Hội thảo tập trung vào việc trang bị kiến thức và kỹ năng cho những người làm công tác mục vụ giới trẻ, nhằm định hướng đức tin cho thế hệ GenZ diễn ra với bốn chủ đề chính: Tính dục con người - Ơn ban cho một cuộc sống...