Người đàn ông cắm hoa ở nhà thờ người Hoa

Không ồn ào, ông vẫn ngày ngày âm thầm góp tay với giáo xứ trong khả năng của mình. Nhiều năm qua, ông là người cắm hoa chính của nhà thờ An Bình, một thánh đường nhỏ bé nằm nép mình bên dòng kênh Tàu Hũ dập dìu ghe thuyền của thương lái từ miền lục tỉnh lên cập bến.

camhoa.jpeg (1.12 MB)

1.

Ông Lý Thắng Tòng 62 tuổi là người Việt gốc Hoa, giáo dân của giáo xứ An Bình, thuộc hạt Sài Gòn - Chợ Quán, TGP TPHCM. Cuộc sống của ông vô cùng giản dị, ở một mình trong căn nhà nhỏ tại quận 5, niềm vui hằng ngày sau những giờ đến phụ việc nhà thờ là vui đùa với hai con chó nhỏ. Chỉ có vậy mà ông luôn có trên môi nụ cười đôn hậu.

Từ khi còn là cậu bé 5-6 tuổi, ông Tòng đã đi học và chơi với nhiều bạn bè Công giáo; lại cũng có những lúc tình cờ dừng bước nơi vài ngôi giáo đường, chứng kiến được những sinh hoạt sôi động, hay nghe những bài thánh ca du dương…, khiến ông có những niềm cảm mến với đạo Chúa, và nuôi dưỡng ước mơ trở thành một Kitô hữu.

Khi bước qua tuổi 17, sau nhiều ngày thuyết phục và được cha mẹ đồng ý, ông chính thức xin gia nhập Hội Thánh. Giấc mơ thuở nhỏ cuối cùng đã trở thành hiện thực vào ngày ông chịu phép Rửa tại nhà thờ Huyện Sĩ. Vài năm sau, khi học xong đại học, ông đã tìm hiểu ơn gọi ở dòng Chúa Cứu Thế. Tuy nhiên được một thời gian, vì một số lý do cá nhân, ông không thể tiếp tục con đường mình theo đuổi. Dù vậy, tình yêu dành cho Chúa, ý hướng phục vụ Giáo hội trong ông vẫn vẹn nguyên.

Quay về với cuộc sống thường nhật, ông Tòng tiếp tục mưu sinh bằng nghề dạy học, công việc ông đã từng làm sau khi tốt nghiệp chuyên ngành ngôn ngữ Anh. Ông sống độc thân giữa đời, dành một phần thời gian trong ngày để phụ giúp họ đạo nơi mình cư ngụ. Ông không nề hà bất cứ việc gì, từ lau chùi bàn ghế, bục giảng đến quét dọn, gom rác trong khuôn viên nhà thờ. Đặc biệt, với chút tài lẻ là khả năng cắm hoa phụng vụ, ông đã đảm nhận việc này cho An Bình từ nhiều năm qua.

hoa.PNG (335 KB)
Một số bình hoa ở nhà thờ An Bình do ông Tòng thực hiện

2.

Ông Tòng kể thời gian xin vào đạo, khi đi học giáo lý ở Huyện Sĩ, ông hay ghé xem các nữ tu cắm hoa cho nhà thờ, rồi mê mẩn lúc nào không hay. Ông quyết định đăng ký học một lớp chuyên sâu, rồi về rảnh là ra phụ việc cho mấy dì. Tất nhiên, thích là một chuyện, nhưng để cắm được đẹp lại là một thử thách khác. Những ngày đầu ông gặp không ít khó khăn, có lúc cắm mãi mà chẳng được như ý muốn, thậm chí có ngày ông ngồi cắm từ sáng đến tối mà vẫn chưa xong một bình. Đã có những thoáng định bỏ cuộc, nhưng rồi ông cũng vượt qua. Và thật lạ, bộ môn tưởng chừng chỉ dành cho phái nữ, vì đòi hỏi sự khéo léo, tỉ mỉ, lại khiến ông tìm được niềm vui từ đây. Ông giải thích có thể xuất phát từ lòng yêu mến Chúa và ý thức làm đẹp đền thánh của mình, vì mỗi lần ngồi cắt tỉa từng cành lá, uốn nắn từng cánh hoa, ông đều hình dung ngày mai khi đi lễ, bà con giáo dân sẽ nhìn thấy cái đẹp, sẽ có tâm hồn thư thái, từ đó sốt mến hơn. Chỉ nghĩ như vậy thôi là đã cảm thấy lòng an nhiên cả ngày, cả buổi.

Trước khi ông Tòng phụ trách cắm hoa tại ngôi nhà nguyện nhỏ này thì công việc đó do các nữ tu dòng Mến Thánh Giá Chợ Quán làm. Tình cờ trong một đợt các sơ đổi nhiệm sở, họ đạo hụt người. Vậy là cố linh mục Marti-no Đỗ Văn Diệp đề nghị ông đảm trách, gắn bó đến hôm nay.

Cứ mỗi thứ Bảy, sau khi dự xong lễ sáng, ông lại đạp xe ra chợ lựa hoa, lựa kiểng. Ông nói vì cắm hoa phụng vụ nên ông chọn trường phái Ikebana của Nhật Bản. Lý do vì về bố cục, Ikebana thường cắm hoa trải dài theo những cành cây khô hoặc lá kiểng, chú trọng chiều ngang chứ không lấy chiều cao, như vậy sẽ vừa không phải dùng quá nhiều hoa khiến bàn thờ sặc sỡ mất vẻ trang nghiêm, vừa tránh được việc bình hoa cao che khuất ảnh tượng ở vài điểm nhìn từ bên dưới lên. Ngoài ra, lối cắm Ikebana chú trọng vào sự hài hòa giữa màu sắc và không gian, với thông điệp bộc tả thiên - địa - nhân (trời - đất và con người), dễ làm người tham dự thánh lễ nghĩ đến sự tác tạo của Thiên Chúa và suy tư về thân phận con người.

3.

Bây giờ, mỗi ngày từ 5 giờ rưỡi sáng, ông đã đạp xe đến nhà thờ đi lễ. Sau lễ lại nán lại trò chuyện với mọi người, và khi không còn ai nữa thì ra quét lá trên sân và lau dọn nhà thờ. Công việc cứ thế, âm thầm và đều đặn với người đàn ông trí thức nhưng mộc mạc, chân chất này. Thật dễ thương và ấm áp. Mỗi tuần ông lại mong đến thứ Bảy để lại được đem dao kéo, mút xốp, bình hoa ra, miệt mài sáng tạo bên những bông hoa.

Chưa hết, ông Tòng còn từng là thành viên của ca đoàn người Hoa tại giáo xứ. Chuyện ông học thanh nhạc có cơ duyên tương tự việc học cắm hoa, cũng diễn ra từ thời ấy và trong cùng suy nghĩ “đây là một phương cách có thể đóng góp cho Giáo hội từ khả năng nhỏ bé của bản thân, vì mình đạo mới không thể làm điều to tát”. Thi thoảng ông tập hát, đánh nhịp cho ca đoàn thiếu nhi lễ sáng Chúa nhật, nay thì đã có những bạn trẻ kế thừa.

Với ông Tòng, mỗi sự đồng hành cùng sinh hoạt họ đạo đều là một phần không thể thiếu trong đời sống đức tin, và ông luôn cảm thấy cuộc sống ý nghĩa khi dấn thân. Ông làm, không tìm kiếm sự chú ý hay để được ca ngợi, mà chỉ vì một lý tưởng duy nhất là phục vụ Chúa và cộng đoàn. Ông cho biết mỗi lần đặt chân đến nhà thờ, lòng mình lại như được ủi an, che chở, quên đi những lo toan. Làm việc nhà Chúa, ông thấy mình như cũng đang thực thi một ơn gọi đặc biệt.

Thật tốt lành!

QUỲNH GIAO

Từ khoá:
Chia sẻ:

Bình luận

có thể bạn quan tâm

Thạch Đà, cộng đồng của đức tin và tình người
Thạch Đà, cộng đồng của đức tin và tình người
Giáo xứ Thạch Đà, giáo hạt Xóm Mới đã trải qua gần 70 năm hình thành và phát triển. Từ những ngày đầu tiên với những hộ gia đình di cư từ miền Bắc vào, giáo xứ đã không ngừng lớn mạnh, trở thành một điểm tựa tinh thần cho...
Đền thánh giữa lòng phố chợ
Đền thánh giữa lòng phố chợ
Ðền thánh Vincent Ferrio nằm giữa chợ Tân Phú nhộn nhịp, trên đường Ích Thiện, phường Tân Thành, quận Tân Phú, TPHCM đã tồn tại hơn 50 năm và là một điểm cầu nguyện quen thuộc của người Công giáo trong vùng.
Ngập ngừng viết tiếp ước mơ
Ngập ngừng viết tiếp ước mơ
Trường phổ cập tiểu học Don Bosco Ba Thôn nằm lặng lẽ nơi vùng ngoại ô Sài Gòn, nhưng đều đặn hằng năm rộng tay đón trẻ nghèo tứ xứ về ê a đánh vần, làm toán.
Thạch Đà, cộng đồng của đức tin và tình người
Thạch Đà, cộng đồng của đức tin và tình người
Giáo xứ Thạch Đà, giáo hạt Xóm Mới đã trải qua gần 70 năm hình thành và phát triển. Từ những ngày đầu tiên với những hộ gia đình di cư từ miền Bắc vào, giáo xứ đã không ngừng lớn mạnh, trở thành một điểm tựa tinh thần cho...
Đền thánh giữa lòng phố chợ
Đền thánh giữa lòng phố chợ
Ðền thánh Vincent Ferrio nằm giữa chợ Tân Phú nhộn nhịp, trên đường Ích Thiện, phường Tân Thành, quận Tân Phú, TPHCM đã tồn tại hơn 50 năm và là một điểm cầu nguyện quen thuộc của người Công giáo trong vùng.
Ngập ngừng viết tiếp ước mơ
Ngập ngừng viết tiếp ước mơ
Trường phổ cập tiểu học Don Bosco Ba Thôn nằm lặng lẽ nơi vùng ngoại ô Sài Gòn, nhưng đều đặn hằng năm rộng tay đón trẻ nghèo tứ xứ về ê a đánh vần, làm toán.
Ngôi thánh đường mang dáng dấp Ðền Thánh Phêrô giữa Sài Gòn
Ngôi thánh đường mang dáng dấp Ðền Thánh Phêrô giữa Sài Gòn
Trong quá trình thi công, cha cùng những cộng sự đã bỏ bớt vài hạng mục nhằm rút ngắn thời gian thi công, cũng như giảm thiểu chi phí. Chỉ phần tổng thể thì cố gắng giữ cho “hao hao” như Đền Thánh Phêrô, và nhìn tương tự một số...
“...Bay qua những vùng trời bao la, tôi thường nghĩ về những tác tạo của Thiên Chúa”
“...Bay qua những vùng trời bao la, tôi thường nghĩ về những tác tạo của Thiên Chúa”
Một giáo dân trẻ, là nữ phi công khá nổi tiếng, đã nói với tôi như vậy. Ðang là tiếp viên hàng không, Vũ Khánh Ly có bước ngoặt ngoạn mục: đi học phi công. Hiện cô gái xứ Martinô trên miền Gia Kiệm đang là cơ phó của hãng...
Có một “trạm chữa lành” nằm trong khuôn viên thánh đường
Có một “trạm chữa lành” nằm trong khuôn viên thánh đường
Hơn ba năm qua, đều đặn hằng tháng, văn phòng đồng hành tâm lý của giáo xứ Thanh Ða (TGP TPHCM) lại có những buổi đồng hành, đón tiếp những ai khó khăn về đời sống thiêng liêng, hay cần sự trợ giúp về tâm lý, trong tinh thần không...
Có một chốn thiêng liêng nơi khoảnh khắc lằn ranh
Có một chốn thiêng liêng nơi khoảnh khắc lằn ranh
Thánh Giá treo chính giữa, hai bên là tượng Ðức Mẹ và Thánh Cả Giuse, gian phòng đủ cho khoảng 15 người tụ họp… Không gian ngỡ như một nguyện đường nhỏ đã gặp đâu đó, lại nằm trong khuôn viên của một bệnh viện.
Lớp học của các nữ tu Scalabrini
Lớp học của các nữ tu Scalabrini
Nằm nép mình trong một con phố nhỏ thuộc phường Bình Chiểu, TP Thủ Ðức, lớp học của các nữ tu dòng Nữ Truyền Giáo Tại Thế Scalabrini vẫn âm thầm hoạt động, đem tri thức cho những trẻ em có hoàn cảnh khó khăn không thể đến trường.
Ðể giờ giáo lý không khô cứng
Ðể giờ giáo lý không khô cứng
Dạy giáo lý cho thiếu nhi không chỉ là truyền đạt kiến thức về đức tin, mà còn là gieo vào tâm hồn các em những hạt giống yêu thương, lòng nhân ái và tinh thần trách nhiệm. Làm thế nào để những bài học trở nên sinh động và...