Người trẻ làm gì để truyền giáo?

Trong Tông huấn Christus Vivit, Ðức Thánh Cha Phanxicô đã nhấn mạnh: “Người trẻ không chỉ là tương lai mà còn là hiện tại của Giáo hội. Người trẻ đang làm phong phú thế giới bằng những đóng góp của họ”. Nhân vật biểu tượng của Năm Thánh 2025 là Luce đang thu hút giới trẻ từ khắp nơi trên thế giới, là đại diện cho khuôn mặt vui tươi và tràn trề hy vọng của tuổi trẻ. Nói cách khác, người trẻ cũng chính là Giáo hội.

Là những người trẻ, bạn đã, đang và sẽ làm gì để đóng góp vào công cuộc loan báo Tin Mừng của Giáo hội?

THỂ HIỆN ĐỨC TIN QUA NHỮNG HÀNH ĐỘNG TỬ TẾ

lộc.jpg (88 KB)

Anh Hồ Thiên Lộc (Giáo xứ Tân Mai, GP Xuân Lộc): Thế hệ Gen Z ngày nay đôi khi cảm thấy ngần ngại khi nói về đạo của mình. Thật đáng tiếc! Tôi nghĩ chúng ta có thể thể hiện đức tin của mình qua những hành động tử tế trong các mối quan hệ xã hội, công việc hay nơi công cộng. Khi cảm nhận được sự yêu thương của Chúa, đừng ngần ngại chia sẻ niềm tin ấy với những người xung quanh, vì có thể giúp họ cảm nhận được sự hiện diện của Chúa trong đời sống. Những hành động nhỏ nhưng đầy ý nghĩa này sẽ là cách hiệu quả để loan báo Tin Mừng trong xã hội ngày nay.

 HÃY ĐI CÙNG NHAU

minh quan.jpg (76 KB)

Anh Đỗ Minh Quân (Giáo xứ An Lạc, TGP TPHCM): Tôi là một người gắn bó với các sinh hoạt giáo xứ từ nhỏ. Bẵng một thời gian, cuộc sống đôi khi đưa tôi rời xa nếp sống quen thuộc. May mắn tôi được gặp lại các anh chị em năm xưa. Chúng tôi cùng tham gia các hoạt động thiện nguyện, sinh hoạt tôn giáo. Từ đó, ngọn lửa trong tôi như được thắp lại, khiến tôi tin rằng mỗi Kitô hữu đều là một sứ giả Tin Mừng; vậy nhưng mỗi chúng ta không thể đơn độc trên hành trình này. Hoạt động xã hội không chỉ giúp gắn kết những người bạn cùng đạo, mà còn tạo cơ hội giao lưu với những người bạn có niềm tin khác. Tôi nghĩ đây là một cách truyền giáo tự nhiên và hiệu quả.

ĐI TU CŨNG LÀ CƠ HỘI ĐỂ TRUYỀN GIÁO

LÊ NGỌC BẢO.jpg (111 KB)

Anh Lê Ngọc Bảo (Giáo xứ Đại Bình, GP Qui Nhơn): Là một người trẻ, tôi ý thức rằng muốn truyền giáo thì trước hết phải sống tốt vai trò của một Kitô hữu, đem lại bình an và sự nâng đỡ cho những người xung quanh. Trong môi trường đại học, tôi cố gắng học tập, trau dồi thêm kiến thức và tìm kiếm, học hỏi thêm những kỹ năng bổ trợ, bởi vì tôi sẽ không thể truyền giáo, không thể cho cái mà tôi không có. Tôi có cơ hội được đến, giúp đỡ các em của lớp học tình thương, các em ở những vùng xa khó khăn, cộng tác với sự nhiệt huyết, hết mình và chân thành. Ước muốn đem Chúa đến cho mọi người đã hình thành trong tôi một ước nguyện dâng mình trong đời tu để có thêm nhiều cơ hội rao truyền Tin Mừng Cứu Độ.

LOAN BÁO TIN MỪNG MỘT CÁCH “TRỌN VẸN”

thien Long.jpg (99 KB)

Anh Phan Thiên Long (Giáo xứ Tân Việt, TGP TPHCM): Là một người trẻ được tiếp xúc sớm với các công nghệ hiện đại, nhiều phương tiện truyền thông, với tôi, việc loan báo Tin Mừng không khó. Như việc thánh thiếu niên Carlo Acutis, một người trẻ đã dùng chính những “tiện nghi” ấy để phục vụ cho việc loan báo Tin Mừng. Cụ thể như trên mạng xã hội, tôi chia sẻ những bài viết hữu ích cho mọi người cùng đọc. Tôi tập thông tin có trách nhiệm, không dùng công nghệ để tấn công hay nói xấu người khác... Có lẽ, đây cũng là cách sống Tin Mừng.

SỐNG TỐT BỔN PHẬN CỦA NGƯỜI CÓ ĐẠO

PHẠM VÕ HOÀNG MY.jpg (118 KB)

Chị Phạm Võ Hoàng My (Giáo xứ Lộc Quang, GP Phú Cường): Với tôi, việc truyền giáo trong xã hội ngày nay không phải là bắt người khác phải nghe những lời nói thuần lý thuyết, những triết lý…, sẽ dễ khiến người nghe khó chịu, hay thậm chí không mấy thiện cảm về đạo. Tôi nghĩ mình cứ sống tử tế, chân thành và sống cho trọn vẹn bổn phận của một người có đức tin là tự khắc sẽ tạo được thiện cảm với mọi người. Và nếu một ai đó muốn biết về đạo hay khi họ có những thắc mắc về đạo, tôi sẽ giải thích cặn kẽ nếu biết, hoặc sẽ tìm hiểu, nhờ hướng dẫn thêm để lần sau trả lời họ. Trong công việc, tôi ý thức làm việc tận tụy, thân thiện, tử tế với đồng nghiệp.

TRUYỀN GIÁO TỪ NHỮNG ĐIỀU NHỎ BÉ NHẤT

Nguyễn Thị Hà.jpeg (107 KB)

Chị Nguyễn Thị Hà (Giáo xứ Tân Việt, TGP TPHCM): Với kinh nghiệm cá nhân mình, tôi thấy việc truyền giáo bằng hành động là điều dễ dàng nhất. Tôi luôn ưu tiên, cố gắng sắp xếp thời gian hợp lý để thuận tiện cho việc tham dự thánh lễ, kể cả khi trùng lịch làm hoặc đang đi du lịch. Ngoài ra, là một người huynh trưởng và giáo lý viên, thông qua những việc bác ái đã và đang làm cùng với mọi người trong xứ đoàn, tôi nghĩ đó cũng chính là cách truyền giáo hiệu quả nhất vì gởi gắm “sự yêu thương” đến với những hoàn cảnh khó khăn, cần đến sự giúp đỡ trong tinh thần liên đới giữa các Kitô hữu.

Nhóm Phóng viên thực hiện

 

Từ khoá:
Chia sẻ:

Bình luận

có thể bạn quan tâm

Ðể chiếc điện thoại là “bạn tốt” của đời sống đạo
Ðể chiếc điện thoại là “bạn tốt” của đời sống đạo
Ðiện thoại di động ngày càng trở nên vật dụng không thể tách rời của nhiều người. Kết quả từ khảo sát nhỏ cho thấy, trung bình một người dùng điện thoại khoảng từ 4-5 giờ/ngày, có trường hợp lên đến 10-12 giờ/ngày.
Thương nhớ cha Phêrô Phan Khắc Từ:  NGƯỜI RA ĐI -  GƯƠNG SÁNG CÒN Ở LẠI
Thương nhớ cha Phêrô Phan Khắc Từ: NGƯỜI RA ĐI - GƯƠNG SÁNG CÒN Ở LẠI
Cuộc đời linh mục Phêrô Phan Khắc Từ đã dành trọn cho giáo dân và người yếu thế, bền bỉ là chiếc cầu nối giữa đạo và đời.
Ngắm sự Thương Khó trong thời hiện đại
Ngắm sự Thương Khó trong thời hiện đại
Ngắm 15 sự Thương Khó Chúa Giêsu là một di sản văn hóa Kitô giáo ở Việt Nam, là nét đặc trưng trong Mùa Chay, nhưng chưa thực sự thu hút đông đảo giáo dân. Làm thế nào để những giờ ngắm nguyện có nhiều người quan tâm?
Ðể chiếc điện thoại là “bạn tốt” của đời sống đạo
Ðể chiếc điện thoại là “bạn tốt” của đời sống đạo
Ðiện thoại di động ngày càng trở nên vật dụng không thể tách rời của nhiều người. Kết quả từ khảo sát nhỏ cho thấy, trung bình một người dùng điện thoại khoảng từ 4-5 giờ/ngày, có trường hợp lên đến 10-12 giờ/ngày.
Thương nhớ cha Phêrô Phan Khắc Từ:  NGƯỜI RA ĐI -  GƯƠNG SÁNG CÒN Ở LẠI
Thương nhớ cha Phêrô Phan Khắc Từ: NGƯỜI RA ĐI - GƯƠNG SÁNG CÒN Ở LẠI
Cuộc đời linh mục Phêrô Phan Khắc Từ đã dành trọn cho giáo dân và người yếu thế, bền bỉ là chiếc cầu nối giữa đạo và đời.
Ngắm sự Thương Khó trong thời hiện đại
Ngắm sự Thương Khó trong thời hiện đại
Ngắm 15 sự Thương Khó Chúa Giêsu là một di sản văn hóa Kitô giáo ở Việt Nam, là nét đặc trưng trong Mùa Chay, nhưng chưa thực sự thu hút đông đảo giáo dân. Làm thế nào để những giờ ngắm nguyện có nhiều người quan tâm?
Ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) trong đời sống tôn giáo hiện nay
Ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) trong đời sống tôn giáo hiện nay
Trí tuệ nhân tạo (AI) với khả năng phân tích thông minh đang tạo cơ hội mới trong giáo dục, y tế, kinh tế … Vậy công nghệ này có mang lại các giá trị làm phong phú đời sống tôn giáo? Những chia sẻ sau sẽ cho thấy tiềm...
Kinh phí dành cho hội đoàn:  Chuẩn bị và sử dụng  thế nào là phù hợp
Kinh phí dành cho hội đoàn: Chuẩn bị và sử dụng thế nào là phù hợp
Kinh phí là yếu tố cần thiết để hội đoàn hoạt động hiệu quả. Ðã có các ý kiến về cách quản lý kinh phí, từ đóng góp tự nguyện đến kế hoạch chi tiêu minh bạch. Hy vọng những chia sẻ này mang đến các góc nhìn đa chiều...
Cầu nguyện gì cho Đức Giáo Hoàng Phanxicô?
Cầu nguyện gì cho Đức Giáo Hoàng Phanxicô?
Tin Ðức Thánh Cha Phanxicô bệnh nặng trong hai tuần qua đã làm thổn thức con tim nhiều tín hữu. Những ý cầu nguyện cho ngài gắn liền với điều mà mỗi người ấn tượng về các nỗ lực của Ðức Thánh Cha.
Năm Thánh và những cuộc gặp gỡ
Năm Thánh và những cuộc gặp gỡ
Các buổi gặp gỡ giữa Ðức Tổng Giám mục Giuse Nguyễn Năng với giáo dân theo cụm giáo hạt trong chương trình Hành hương Năm Thánh 2025 của Tổng Giáo phận, không chỉ là dịp để lắng nghe mà còn là cơ hội để cùng nhau suy tư về sứ...
Sống Tin Mừng trong xứ đạo để thúc đẩy truyền giáo và bác ái
Sống Tin Mừng trong xứ đạo để thúc đẩy truyền giáo và bác ái
Theo bạn, sống Tin Mừng giữa lòng thế giới, cụ thể trong cuộc sống thường ngày của mỗi tín hữu trong xứ đạo của mình phải như thế nào, để thúc đẩy công cuộc truyền giáo và thực thi đức bác ái?
Làm gì để lãnh nhận ơn toàn xá trong Năm Thánh ?
Làm gì để lãnh nhận ơn toàn xá trong Năm Thánh ?
Trong Năm Thánh 2025, có nhiều cách, nhiều việc làm để một tín hữu có thể lãnh nhận được ơn toàn xá. Bạn chọn làm điều gì, cách nào để được lãnh nhận ơn toàn xá? Vì sao?