Tết của các nữ tu

Khi Tết đến, dù có về nhà đoàn tụ với gia đình hay ở lại nhà dòng, các nữ tu vẫn luôn dành tình yêu thương và sự quan tâm đến mọi người xung quanh.

2.jpg (328 KB)
Các nữ tu dòng Nô Tỳ Thánh Tâm Chúa Giêsu cùng nhau ghi lại khoảnh khắc trong ngày đầu Xuân

Những ngày Tết xa nhà

Giáp Tết, ngoại trừ những dòng Xitô hay dòng kín có luật nhặt riêng, còn lại phần lớn các dòng hoạt động đều chia ra để các nữ tu lần lượt về thăm gia đình. Một số sẽ về trước Tết và ăn Tết với nhà mình, số ở lại dòng sẽ về sau. Cứ luân phiên hằng năm như vậy.

Những chị ở lại khá bận bịu để dọn dẹp, trang hoàng nhà dòng sao cho “có vẻ Tết”. Lúc này, người thì ít, mà khối lượng công việc luôn nhiều, nên các sơ cũng tất bật. Ở nhà dòng Tết có rất nhiều chương trình như thăm viếng các gia đình trong xứ đạo, đón tiếp mọi người đến chúc mừng, và thêm những sinh hoạt riêng biệt trong nội bộ nữa, cũng văn nghệ, tập hát, chúc Tết, lì xì... Chính vì vậy, dù xa gia đình trong ngày đầu năm cũng có ít nhiều xao xuyến, nhưng ở lại dòng cũng có những niềm vui khác, trong tình chị em, cộng đoàn…

Đều đặn mỗi độ Xuân về, các nữ tu dòng Nữ Tỳ Chúa Giêsu Linh Mục sẽ đến thăm các sơ đang hưu dưỡng, lắng nghe chia sẻ những câu chuyện về cuộc sống. Nữ tu Maria Phan Thị Tuyết của dòng này nhớ lại từng nghe một sơ hưu tâm sự gia đình không còn ai, chỉ còn người cháu bên nước ngoài, mấy năm trước Tết lúc nào nhớ thì gọi, còn không thì cũng ít liên lạc. Bẵng đi mấy năm thì thấy không còn gọi nữa, bà buồn lắm nhưng nói dâng hết lên cho Chúa, xác định đi tu là lấy dòng làm nhà, nên Tết hay chờ đợi chị em đến thăm, tìm vui từ tình cảm cộng đoàn. Theo sơ Tuyết, những buổi gặp gỡ này không chỉ là dịp để lắng nghe kinh nghiệm, chia sẻ những niềm vui, nỗi buồn với những vị đồng tu lớn tuổi, mà còn là cơ hội để mỗi người nhận ra động lực vượt qua những khó khăn trong cuộc sống, cảm nhận được giá trị đời tu, và biết sống yêu thương nhau hơn trong không khí ấm áp của những ngày đầu Xuân.

Ở dòng Con Đức Mẹ Phù Hộ thì trong dịp năm mới thường dùng chút tiền dành dụm trong năm để tổ chức vui chơi cho các em nhỏ mồ côi, khuyết tật đang sống tại các trung tâm nuôi dưỡng. Tiếng cười trẻ thơ trong trẻo, rộn rã vang lên làm từng người thấy ngày Tết của mình có ý nghĩa, khi biết rằng đang giúp các em nhỏ thêm sức sống, niềm tin...

Cách xa mái nhà thân yêu, các nữ tu vẫn luôn cảm nhận được tình chị em trong nhà dòng. Chính tình yêu đó đã trở thành nguồn động viên lớn lao, giúp họ vượt qua nỗi nhớ nhà, bởi hiểu rằng, việc phục vụ chính là cách bày tỏ lòng biết ơn đối với Chúa và với tha nhân, là phương thế xứng hợp nhất đón Chúa Xuân. Nữ tu Maria Đinh Thị Xuyến - dòng Mến Thánh Giá Phát Diệm nói về điều này: “Vào dòng tôi đã có lời khấn vâng phục, một lời hứa mà tôi đã dâng lên Chúa, chấp nhận từ bỏ mọi sự để đến với Chúa, để đổi lấy phần thưởng đời sau. Đây là một cam kết thiêng liêng, một sự hy sinh, đòi hỏi ý chí kiên định và lòng tin vững chắc, thể hiện sự tận tâm với điều mà bản thân đã chọn. Vì vậy, việc ở lại nhà dòng vào dịp Tết với tôi cũng nhẹ nhàng, như đang làm những bổn phận được giao phó”.

Tết ở Việt Nam nếu không về nhà, đôi lúc vẫn có gia đình, anh em cháu chắt đến thăm. Với những nữ tu vì công việc hay do tu học mà Tết phải ở nước ngoài sẽ không có chuyện này, nên khó tránh khỏi cảm giác nhớ quê hương. Lúc đó, môi trường nhà dòng cho họ khỏa lấp những khoảng trống “Tết xa nhà”. Chẳng hạn các nữ tu dòng Nô Tỳ Thánh Tâm Chúa Giêsu khi qua Nhà Mẹ ở Hàn Quốc để tu tập thường đón Tết tại nước sở tại. Ở đây cũng có Tết Âm lịch như Việt Nam, nhưng không tổ chức lớn như Việt Nam. Mặc dù không được đoàn tụ cùng gia đình và có chút nét khác biệt về văn hóa, nhưng các chị lại hòa nhập để vui cách khác, như chơi trò chơi Yutnori cầu mong một năm mới đầy sung túc và bình an cùng các sơ lớn tuổi. Ngoài ra, họ cũng cùng nhau làm há cảo, chúc Tết và nhận lì xì từ sơ tổng quyền. Hoặc như một nữ tu dòng Maria Đức Bà từng có thời gian du học tại Tây Ban Nha kể, các nữ tu bên châu Âu rất tâm lý. Vào ngày Tết Việt Nam, sợ những nữ tu Việt buồn, họ tìm cách tổ chức hát thánh ca, tiệc mừng cho vui vẻ. Chị nói chỉ một sự tinh tế nho nhỏ như vậy cũng đã khiến mình cảm nhận được sự gắn kết chặt chẽ của cộng đoàn, thấy ấm áp và tình thân như ở chính ngôi nhà của mình.

1.jpg (197 KB)
Các nữ tu dòng Mến Thánh Giá Phát Diệm nhận lì xì cùng các em

Tết sum vầy bên gia đình

Trong một năm sứ vụ, đến thời điểm Tết, dù đã chọn đời tận hiến, nhưng rất tự nhiên, ước mong về nhà vẫn luôn cháy bỏng trong lòng nhiều tu sĩ. “Về nhà, ngoài những giờ đi lễ ở nhà thờ, dù không đi đâu và chỉ dọn dẹp, nấu ăn và đón khách, nhưng tôi vẫn cảm thấy hết sức thiêng liêng và đong đầy cảm xúc. Một vài giờ dạo quanh giáo xứ, thăm một vài nhà và sau đó ở nhà với ba mẹ là tôi đã tràn ngập hạnh phúc. Từ lúc nhận thức rằng ba mẹ mỗi ngày mỗi già đi, còn mình thì càng khó về, nên tôi cố gắng tận dụng mọi thời gian ngồi nói chuyện với gia đình càng nhiều càng tốt”, một nữ tu dòng Con Đức Mẹ Vô Nhiễm tỏ bày.

Dù là ngày đầu đi tu, hay bây giờ đã ở nhiều năm trong nhà dòng, thì những câu hỏi của ba mẹ đã trở thành “kinh điển” với các các chị khi chạm ngõ gia đình. Bước chân về tới nhà, câu đầu tiên là “Con về rồi hở”, và câu thứ hai luôn luôn có: “Khi nào con vào lại?”. Những câu hỏi rất gần gũi này là món quà vô giá khiến hằng năm các tu sĩ trông về Tết. Hỏi để tính chuyện cho con ăn gì, cần mua sắm gì, và cả để sắp xếp quà quê đem vào biếu cộng đoàn, tặng nhà dòng dùng lấy thảo. Chính tình yêu thương từ gia đình như vậy đã sưởi ấm trái tim những người tu trì, giúp họ thêm nghị lực phụng sự Chúa và tận tụy với tha nhân.

Nữ tu Maria Nguyễn Thị Xuân An, dòng Mến Thánh Giá Gò Vấp cho biết, những ngày cận Tết, không khí đợi chờ, mong ngóng bao trùm khắp nhà dòng. Mỗi chị em đều mong chờ ngày đoàn viên với cha mẹ, anh em. Người thì tất bật mua sắm áo quần cho cháu, người lại tỉ mỉ chọn từng món quà nhỏ cho em, người khác háo hức tìm kiếm những đặc sản để mang về biếu mẹ cha. Tất cả bỗng trở nên nhộn nhịp hơn với những chiếc túi quà tràn ngập hương sắc Xuân. Như những chú chim nhỏ chuẩn bị trở về tổ ấm, các nữ tu cũng mong chờ, thao thức, mất ngủ... Nhà dòng xem đây là diễn biến cảm xúc rất bình thường, nên luôn tạo mọi điều kiện để các chị về thăm nhà dịp Tết.

Phúc Hậu

 

Từ khoá:
Chia sẻ:

Bình luận

có thể bạn quan tâm

“...Bay qua những vùng trời bao la, tôi thường nghĩ về những tác tạo của Thiên Chúa”
“...Bay qua những vùng trời bao la, tôi thường nghĩ về những tác tạo của Thiên Chúa”
Một giáo dân trẻ, là nữ phi công khá nổi tiếng, đã nói với tôi như vậy. Ðang là tiếp viên hàng không, Vũ Khánh Ly có bước ngoặt ngoạn mục: đi học phi công. Hiện cô gái xứ Martinô trên miền Gia Kiệm đang là cơ phó của hãng...
Có một “trạm chữa lành” nằm trong khuôn viên thánh đường
Có một “trạm chữa lành” nằm trong khuôn viên thánh đường
Hơn ba năm qua, đều đặn hằng tháng, văn phòng đồng hành tâm lý của giáo xứ Thanh Ða (TGP TPHCM) lại có những buổi đồng hành, đón tiếp những ai khó khăn về đời sống thiêng liêng, hay cần sự trợ giúp về tâm lý, trong tinh thần không...
Có một chốn thiêng liêng nơi khoảnh khắc lằn ranh
Có một chốn thiêng liêng nơi khoảnh khắc lằn ranh
Thánh Giá treo chính giữa, hai bên là tượng Ðức Mẹ và Thánh Cả Giuse, gian phòng đủ cho khoảng 15 người tụ họp… Không gian ngỡ như một nguyện đường nhỏ đã gặp đâu đó, lại nằm trong khuôn viên của một bệnh viện.
“...Bay qua những vùng trời bao la, tôi thường nghĩ về những tác tạo của Thiên Chúa”
“...Bay qua những vùng trời bao la, tôi thường nghĩ về những tác tạo của Thiên Chúa”
Một giáo dân trẻ, là nữ phi công khá nổi tiếng, đã nói với tôi như vậy. Ðang là tiếp viên hàng không, Vũ Khánh Ly có bước ngoặt ngoạn mục: đi học phi công. Hiện cô gái xứ Martinô trên miền Gia Kiệm đang là cơ phó của hãng...
Có một “trạm chữa lành” nằm trong khuôn viên thánh đường
Có một “trạm chữa lành” nằm trong khuôn viên thánh đường
Hơn ba năm qua, đều đặn hằng tháng, văn phòng đồng hành tâm lý của giáo xứ Thanh Ða (TGP TPHCM) lại có những buổi đồng hành, đón tiếp những ai khó khăn về đời sống thiêng liêng, hay cần sự trợ giúp về tâm lý, trong tinh thần không...
Có một chốn thiêng liêng nơi khoảnh khắc lằn ranh
Có một chốn thiêng liêng nơi khoảnh khắc lằn ranh
Thánh Giá treo chính giữa, hai bên là tượng Ðức Mẹ và Thánh Cả Giuse, gian phòng đủ cho khoảng 15 người tụ họp… Không gian ngỡ như một nguyện đường nhỏ đã gặp đâu đó, lại nằm trong khuôn viên của một bệnh viện.
Lớp học của các nữ tu Scalabrini
Lớp học của các nữ tu Scalabrini
Nằm nép mình trong một con phố nhỏ thuộc phường Bình Chiểu, TP Thủ Ðức, lớp học của các nữ tu dòng Nữ Truyền Giáo Tại Thế Scalabrini vẫn âm thầm hoạt động, đem tri thức cho những trẻ em có hoàn cảnh khó khăn không thể đến trường.
Ðể giờ giáo lý không khô cứng
Ðể giờ giáo lý không khô cứng
Dạy giáo lý cho thiếu nhi không chỉ là truyền đạt kiến thức về đức tin, mà còn là gieo vào tâm hồn các em những hạt giống yêu thương, lòng nhân ái và tinh thần trách nhiệm. Làm thế nào để những bài học trở nên sinh động và...
Khe Sanh xông xênh bếp lò
Khe Sanh xông xênh bếp lò
Món quà được nhớ đến nhiều nhất không chỉ bởi đắt tiền, có giá trị cao hay đẹp đẽ, mà đôi khi chỉ vì nó gần gũi và hữu ích với cuộc sống người nhận.
Cồng chiêng trong nếp sống đạo ở làng Bông Hyot
Cồng chiêng trong nếp sống đạo ở làng Bông Hyot
Những giai điệu man mác, liêu trai không chỉ là linh hồn của các lễ hội Tây nguyên, mà còn hòa quyện vào thánh lễ, trở thành một phần không thể thiếu trong đời sống đạo của người dân làng Bông Hyot ở giáo phận Kon Tum.
Đi chông chênh trên những ước mơ giản dị
Đi chông chênh trên những ước mơ giản dị
Tôi có thể mạnh dạn gọi là “tài năng” với cậu bé này, trong tình cảnh khiếm khuyết đang mang trên cơ thể đặt bên những gì con đã làm được.
Họ đạo cổ 100 năm và nơi lưu giữ nhiều tượng ảnh cha P.X Trương Bửu Diệp
Họ đạo cổ 100 năm và nơi lưu giữ nhiều tượng ảnh cha P.X Trương Bửu Diệp
Có lẽ, Trung tâm Hành hương Tắc Sậy có số tượng ảnh khắc họa chân dung cha P.X Trương Bửu Diệp - người đang được Giáo hội tiến hành những bước cuối cùng để tuyên phong chân phước - nhiều nhất nước.