Theo chân thánh Phaolô ở Hy Lạp

Thánh Phaolô từng hai lần thực hiện sứ mệnh truyền giáo ở Hy Lạp, từ đây, Lời Chúa đã nhanh chóng được truyền giảng sang phần còn lại của Tây Âu thời đó.

 

Thánh tông đồ Phaolô đã có những đóng góp lớn lao trong sứ vụ loan báo Tin Mừng cho thế giới vào thế kỷ thứ nhất. Theo Sách Công vụ Tông đồ, hai trong số ba hành trình truyền giáo của thánh nhân đã đến cùng một quốc gia: Hy Lạp.


Ðến với Athens

Lần thứ hai lên đường gieo hạt giống Lời Chúa, thánh Phaolô đặt chân đến Hy Lạp. Lúc đó khoảng năm 49. Theo Sách Công vụ Tông đồ, vào một đêm nọ ở thành Troy, thánh nhân nhìn thấy một hình ảnh đặc biệt. Thánh Phaolô thấy một người đàn ông Macedonia đứng trước mặt, đề nghị ngài hãy vượt biển Aegea, tiếp tục thẳng tiến đến Macedonia, và mang Tin Mừng đến cho người dân ở đây.

Cả thánh Phaolô và những người đi cùng đều diễn giải hình ảnh này là lời mời gọi của Thiên Chúa. Thế là họ lên tàu rời Troy đến Samothrace, và từ đó đến Kavala. Tại Kavala, phái đoàn đi bộ tới TP Philippi. Sau thời gian dừng chân ngắn ngủi, thánh Phaolô và đoàn đi tiếp đến Egnatia Odos và tới được Thessaloniki. Thời điểm đó Thessaloniki xảy ra bạo loạn, và giới chức sắc La Mã không cho phép phái đoàn rao giảng Lời Chúa. Thế là họ rời đi và đến Veria, nhưng lại vấp phải tình trạng chống đối tương tự.

Areopagus

Ðiểm đến kế tiếp của đoàn là thành phố Athens nổi tiếng, nơi thánh Phaolô đến bằng đường biển. Thời điểm đó, cái nôi của nền văn minh phương Tây đã qua thời hoàng kim. Thánh Phaolô vài lần đến Agora, nơi hội họp và đóng vai trò trung tâm của đời sống người Hy Lạp cổ đại. Tuy nhiên, tại đây, vị thánh tông đồ cũng không được đón chào.

Một số người Athens bèn đưa thánh Phaolô đến Areopagus, tòa cấp cao của Athens. Ðó là lần đầu tiên cuộc đời Chúa Giêsu và Kitô giáo được trình bày trước những khán giả ngoại đạo, nhưng đều là trí thức đương thời. Thánh Phaolô giảng giải sự thiếu hiểu biết trong việc thờ cúng các thần tượng dị giáo. Ngài giải thích về Thiên Chúa duy nhất, Ðấng sáng tạo mọi loài; về mối quan hệ giữa Chúa và loài người, đồng thời mời gọi đám đông hãy thờ kính Thiên Chúa.

Một số người Athens lập tức trở thành môn đồ của thánh Phaolô, mở đường cho sự cải đạo thêm nhiều người. Nơi ngài giảng là đồi Areopagus, hiện nay tên là đồi Mars. Nơi này hiện vẫn có tấm bảng đồng, khắc những dòng chữ ghi lại lời dạy của thánh Phaolô khi xưa.

Antioch


Từ Athens đến những nơi khác

Theo sau sự suy tàn của Athens, trung tâm thương mại và chính trị dưới thời cai trị của La Mã chuyển sang Corinth, cách Athens 84 cây số về hướng tây. Thánh Phaolô tiếp tục sứ mệnh rao giảng Tin Mừng ở Corinth suốt 18 tháng. Tại đây, ngài gặp và làm việc với Aquila và Priscilla, hai nhân vật được đề cập trong Thánh Kinh. Bất chấp những thách thức từ người Do Thái, thánh nhân vẫn thành lập cộng đoàn Kitô hữu ở Corinth. Sau đó, thánh tông đồ di chuyển đến Ephesus, đô thị trên bờ tây của Thổ Nhĩ Kỳ ngày nay, trước khi tới Caesarea và Antioch, hoàn tất hành trình truyền giáo thứ hai.

Sau đó, ngài quay lại Ephesus trong hành trình thứ ba. Trong 3 năm lưu trú ở đây, thánh Phaolô nhận được tin xấu từ cộng đoàn ở Corinth. Các tín hữu ở Corinth phải đối mặt sự thù địch, lòng ghen tị và những hành vi vô đạo đức. Họ đề nghị sự trợ giúp từ thánh Phaolô. Ngài gởi thư thứ nhất đề cập những vấn đề gây chia rẽ, rao giảng lời đạo đức, giải quyết tranh chấp cá nhân, tôn giáo, hôn nhân… cũng như đưa ra những lời giải quyết dựa trên lời dạy của Chúa Giêsu.

Corinth

 

Sau đó, thánh Phaolô tiếp tục viết thư thứ hai trong lúc ngài ở Macedonia và gởi đến Corinth trong năm 55 hoặc 56. Dù vậy, bức thư thứ hai cũng không thể giải quyết hết các vấn đề. Mùa xuân năm 56, thánh nhân quay lại Corinth trong một thời gian ngắn. Mùa đông cùng năm, vị thánh đến Philippi. Tại đây, ngài nghe tin tức tốt lành từ Corinth, và một lần nữa gởi thư - thư thứ ba - cho các tín hữu.

Sau Philippi, thánh Phaolô đến miền nam Hy Lạp bằng đường biển, thông qua cảng Nikopolis (giờ đây gần TP Preveza). Từ đây, vị thánh lên thuyền đến Lechaio, cảng của Corinth trên vịnh cùng tên. Trong quá trình ở Corinth, thánh nhân hoàn thành bức thư nổi tiếng, gởi cho các tín hữu Rôma, bày tỏ nguyện vọng thực hiện cuộc hành trình không chỉ đến Rome và còn xa hơn nữa về hướng tây, nơi hiện là Tây Ban Nha. Thánh Phaolô ở Corinth 3 tháng, trước khi quay lại miền bắc Hy Lạp. Ðích đến kế tiếp dự định là Jerusalem, nhưng người Do Thái lên âm mưu ám sát thánh nhân, buộc ngài phải quay lại miền bắc Hy Lạp, đến Macedonia và Philippi. Từ đây, ngài lên đường đến Jerusalem, và trong cuộc hành trình ngài đã dừng chân nhiều nơi, rao giảng lời Chúa ở Mytilene, Chios (hiện là Oinousses), Samos, Kos, Rhodes và những hòn đảo khác.

 

LING LANG

Chia sẻ:

Bình luận

có thể bạn quan tâm

Giáo dân “ngắt kết nối” mạng xã hội trong một ngày
Giáo dân “ngắt kết nối” mạng xã hội trong một ngày
Giáo phận Arlington, Mỹ, kêu gọi toàn thể tín hữu tạm gác điện thoại và thiết bị điện tử trong “Ngày ngắt kết nối tại giáo phận” lần thứ hai, diễn ra vào thứ Sáu 28.3.2025, nhằm giúp giáo dân tập trung vào cầu nguyện, chay tịnh và bố thí
Pakistan tôn vinh Đức Hồng y Coutts vì thúc đẩy hòa hợp liên tôn
Pakistan tôn vinh Đức Hồng y Coutts vì thúc đẩy hòa hợp liên tôn
Nhân Ngày Quốc khánh Pakistan 23.3, Đức Hồng y Joseph Coutts, nguyên Tổng Giám mục Karachi, đã được trao giải thưởng Tamgha-e-Imtiaz - danh hiệu dân sự cao thứ tư - vì những nỗ lực thúc đẩy đối thoại giữa người Hồi giáo và Công giáo tại quốc gia Hồi...
Giáo lý viên học cách ứng dụng AI
Giáo lý viên học cách ứng dụng AI
Ủy ban Giáo lý Tổng Giáo phận Jakarta, Indonesia, đã tổ chức cuộc hội thảo một ngày về trí năng nhân tạo (AI) dành cho các trưởng nhóm giáo lý viên - những người dẫn dắt hàng trăm giáo lý viên tại 68 giáo xứ trong Tổng Giáo phận.
Giáo dân “ngắt kết nối” mạng xã hội trong một ngày
Giáo dân “ngắt kết nối” mạng xã hội trong một ngày
Giáo phận Arlington, Mỹ, kêu gọi toàn thể tín hữu tạm gác điện thoại và thiết bị điện tử trong “Ngày ngắt kết nối tại giáo phận” lần thứ hai, diễn ra vào thứ Sáu 28.3.2025, nhằm giúp giáo dân tập trung vào cầu nguyện, chay tịnh và bố thí
Pakistan tôn vinh Đức Hồng y Coutts vì thúc đẩy hòa hợp liên tôn
Pakistan tôn vinh Đức Hồng y Coutts vì thúc đẩy hòa hợp liên tôn
Nhân Ngày Quốc khánh Pakistan 23.3, Đức Hồng y Joseph Coutts, nguyên Tổng Giám mục Karachi, đã được trao giải thưởng Tamgha-e-Imtiaz - danh hiệu dân sự cao thứ tư - vì những nỗ lực thúc đẩy đối thoại giữa người Hồi giáo và Công giáo tại quốc gia Hồi...
Giáo lý viên học cách ứng dụng AI
Giáo lý viên học cách ứng dụng AI
Ủy ban Giáo lý Tổng Giáo phận Jakarta, Indonesia, đã tổ chức cuộc hội thảo một ngày về trí năng nhân tạo (AI) dành cho các trưởng nhóm giáo lý viên - những người dẫn dắt hàng trăm giáo lý viên tại 68 giáo xứ trong Tổng Giáo phận.
Giáo hội Nhật cầu nguyện cho nạn nhân của nạn lạm dụng tình dục
Giáo hội Nhật cầu nguyện cho nạn nhân của nạn lạm dụng tình dục
Đức Hồng y Isao Kikuchi, Tổng Giám mục Tokyo, vừa lên tiếng kêu gọi Giáo hội Công giáo tăng cường trách nhiệm và đồng hành với các nạn nhân bị lạm dụng tình dục bởi hàng giáo sĩ. Lời kêu gọi được đưa ra trong bài giảng Chúa nhật III...
Bên trong Tổng đài  Vatican
Bên trong Tổng đài Vatican
Trong thời gian Ðức Giáo Hoàng Phanxicô nhập viện điều trị, các nữ tu của Tổng đài Vatican luôn tìm cách an ủi và giảm sự lo lắng của những người gọi điện đến thăm hỏi sức khỏe ngài.
Ðức Giáo Hoàng dưỡng bệnh tại nhà trọ Thánh Mátta
Ðức Giáo Hoàng dưỡng bệnh tại nhà trọ Thánh Mátta
Ngay trước khi xuất viện vào ngày 23.2, Ðức Phanxicô đã nhờ người đẩy xe lăn ra ban công ở lầu 5 để ngài có thể gởi lời chào đến đông đảo các tín hữu tập trung ở sân trước của Bệnh viện Gemelli (Rome).
Đức Thánh Cha và niềm vui bất ngờ cho bà cụ "đóa hoa hồng vàng"
Đức Thánh Cha và niềm vui bất ngờ cho bà cụ "đóa hoa hồng vàng"
Bà cụ ngỡ ngàng mất một lúc, rồi vui mừng giơ bó hoa lên chào ngài. Sau đó, bó hoa đã được đưa đến tận tay Đức Giáo Hoàng. Ngài cũng lên xe, xuất viện về lại Vatican và trên đường về, xe dừng ở Vương Cung Thánh Đường Đức...
Đức Phanxicô xuất hiện trước công chúng kể từ khi nhập viện
Đức Phanxicô xuất hiện trước công chúng kể từ khi nhập viện
12g trưa 23.3 (giờ Rome, tức 18g, giờ Việt Nam), Đức Phanxicô đã xuất hiện ở ban công của bệnh viện Gemelli, nơi ngài được điều trị hơn 1 tháng qua.
Vị nữ tu  kinh tế gia của Vatican
Vị nữ tu kinh tế gia của Vatican
Giáo sư, nhà kinh tế học Alessandra Smerilli, nữ tu dòng Con Ðức Mẹ Phù Hộ (Salêdiêng Don Bosco) là một trong vài phụ nữ đảm nhiệm các chức vụ cao cấp của giáo triều Rome.