Ðức tin của chúng ta không phải là nhẹ dạ, mê tín...

CHÚA NHẬT XIV THƯỜNG NIÊN - NĂM B
Bài đọc 1: Ed 2,2-5; Bài đọc 2: 2 Cr 12,7-10; Tin Mừng: Mc 6,1-6

Trong bài đọc 1 (x. Êd 2,2-5), Êdêkien kể rằng ông đã được chính Thiên Chúa kêu gọi làm ngôn sứ, đã ban “thần linh” cho ông, trao cho ông sứ mạng truyền thông sứ điệp của Chúa đến với con cái Israel; nhưng đó là một sứ mạng khó khăn vì dân rất cứng lòng. Thánh Vịnh Đáp Ca (Tv 122) nói lên tâm tình trông cậy vào Chúa, trong những lúc khó khăn, tuy cảm thấy chán nản nhưng luôn xin Chúa cứu giúp.

Trong bài Tin Mừng (Mc 6,1-6), thánh Marcô thuật lại sự kiện Đức Giêsu trở về quê hương mình là Nadarét. Người vào hội đường ngày Sabát và giảng Thánh Kinh. Ban đầu những người đồng hương rất ngạc nhiên bởi sự khôn ngoan của Người và vì những phép lạ Người làm ở những nơi khác. Nhưng khi nhớ đến nguồn gốc tầm thường của Người, họ không tin Người nữa. Chính vì thái độ không tin ấy, nên ở Nadarét Đức Giêsu không làm nhiều phép lạ.

CN14B.jpg (51 KB)

Thánh Phaolô, trong bài đọc 2 (2 Cr 12,7-10), tâm sự rằng: bản thân ông rất yếu đuối; ông cảm thấy như có một cái dằm luôn đâm vào da thịt mình, ám chỉ những sự yếu đuối của mình. Nhiều lần ông ngã lòng, xin Chúa cất khỏi cái dằm ấy, nhưng Chúa đã khích lệ ông: “Ơn Ta đủ cho con”. Nhờ đó ông tín thác vào Chúa và tiếp tục sứ mạng với niềm xác tín: “khi tôi yếu đuối chính là lúc tôi mạnh”.

Kinh Thánh cho thấy khi chọn ai, Chúa theo những tiêu chuẩn khác thường: không cần học thức cao, không cần tài ba lỗi lạc, không cần khả năng khéo léo, nhưng căn bản cần tín thác vào Chúa vì “Ơn Ta đủ cho con”: khi gồng gánh nặng nề, Chúa đến bổ sức cho; khi công việc cực nhọc, Chúa ban ơn thêm sức; khi gặp buồn khổ, Chúa gia tăng lòng thương xót; khi gặp thử thách, Chúa gởi đến bình an.

Đó chính là những “phép lạ” mà chúng ta có thể cảm nghiệm được khi tín thác vào Chúa. Tại Nadarét, Chúa Giêsu đã “không thể làm được phép lạ nào... vì họ không tin”. Phép lạ là điều kỳ diệu khác thường, xảy ra ngoài những quy luật tự nhiên, chẳng hạn được khỏi bệnh một cách lạ lùng khiến các bác sĩ cũng phải nhìn nhận. Nếu Thiên Chúa đã thiết lập những quy luật tự nhiên, thì Thiên Chúa cũng muốn cho vạn vật vận hành theo đúng quy luật tự nhiên. Chỉ khi nào có một lý do thật quan trọng, Chúa mới cho một sự kiện xảy ra ngoài những quy luật tự nhiên đó.

Lý do quan trọng khiến Chúa làm phép lạ là Đức Tin. Chúng ta dễ nhận ra điều này khi đọc sách Tin Mừng. Phép lạ xảy ra để đáp ứng một lòng tin mạnh mẽ vững vàng, hoặc để mời gọi những người chứng kiến tin mạnh mẽ vững vàng hơn. Trong đoạn Tin Mừng hôm nay, những người đồng hương với Đức Giêsu một mặt khinh thường Đức Giêsu chỉ là con một bác thợ mộc nghèo, nhưng mặt khác khi nghe biết Đức Giêsu đã làm nhiều phép lạ ở những nơi khác thì cũng muốn Đức Giêsu làm phép lạ ở Nadarét cho họ hưởng nhờ, nhưng Đức Giêsu không làm phép lạ chỉ để thoả mãn tính vụ lợi của họ.

Có những người rất nhẹ dạ dễ tin: chuyện gì hơi lạ một chút cũng coi là phép lạ. Có những người rất hay cầu xin phép lạ: phép lạ được trúng số, phép lạ được khỏi bệnh. Không phải chúng ta không nên tin hoặc không nên cầu xin nữa. Nhưng chúng ta cần lưu ý: điều quan trọng nhất trong các phép lạ không phải là lợi lộc mà chính là Đức Tin: phép lạ xảy ra vì Đức Tin, hoặc để đáp ứng đức tin mạnh mẽ của con người, hoặc để mời gọi con người qua đó mà càng tin vững hơn vào Thiên Chúa. Ở Lộ Đức, Fatima, v.v... khi những biến cố lạ thường xảy ra khiến nhiều người xôn xao thì Giáo hội vẫn im lặng. Chỉ sau khi nghiên cứu kỹ lưỡng một thời gian dài, Giáo hội mới tuyên bố là phép lạ. Giáo hội cẩn thận như vậy là để khỏi rơi vào mê tín dị đoan. Thiết tưởng, mỗi người chúng ta cũng phải cẩn thận như thế trước những điều xảy ra có vẻ khác thường, bởi vì Đức Tin của chúng ta không phải là nhẹ dạ, mê tín, mà là một đức tin có nền tảng vững chắc, trong sáng.

Rồi trong cuộc sống đạo của chúng ta, điều quan trọng phải lưu ý hơn hết là cố gắng rèn luyện đức tin mỗi ngày thêm vững mạnh và trong sáng hơn. Nói cụ thể: Tôi giữ đạo, tôi làm theo những điều Chúa dạy là vì tôi thực sự tin vào Chúa, chứ không phải vì tôi mong Chúa sẽ làm phép lạ cho giàu có, cho trúng số, cho khỏi bệnh một cách lạ lùng. Những điều đó nếu thấy cần thì cứ cầu xin, và nếu Chúa thấy tốt thì sẽ ban cho chúng ta, nhưng chúng ta không chỉ giữ đạo vì những điều đó.

Giám mục Antôn Vũ Huy Chương

 

Chia sẻ:

Bình luận

có thể bạn quan tâm

Chúa Giêsu Kitô và những lời  tiên báo về người
Chúa Giêsu Kitô và những lời tiên báo về người
Cựu Ước đã cho thấy trước về con người và sứ vụ của Chúa Giêsu Kitô, các tác giả Tân Ước thường ghi nhận Đức Kitô hoàn thành lời tiên báo trong Cựu Ước. Điều đó cho thấy Thiên Chúa trung thành với lời hứa cứu độ và xác quyết...
Chứng từ
Chứng từ
Chứng từ là lời và cuộc sống của Kitô hữu có giá trị như bằng cớ về chân lý đức tin: “… sứ điệp cứu độ phải được chứng thực bằng chứng từ của đời sống các Kitô hữu” (GLHTCG 2044).
Cuộc lữ hành trong hy vọng của Người Con Thiên Chúa
Cuộc lữ hành trong hy vọng của Người Con Thiên Chúa
Cử hành lễ Chúa Giêsu chịu phép rửa sám hối của Gioan, chúng ta cùng chiêm ngắm Chúa Giêsu xuất hiện trong lịch sử nhân loại, được mô tả là Đấng Kitô, đấng được xức dầu trong tương quan Ba Ngôi Thiên Chúa.
Chúa Giêsu Kitô và những lời  tiên báo về người
Chúa Giêsu Kitô và những lời tiên báo về người
Cựu Ước đã cho thấy trước về con người và sứ vụ của Chúa Giêsu Kitô, các tác giả Tân Ước thường ghi nhận Đức Kitô hoàn thành lời tiên báo trong Cựu Ước. Điều đó cho thấy Thiên Chúa trung thành với lời hứa cứu độ và xác quyết...
Chứng từ
Chứng từ
Chứng từ là lời và cuộc sống của Kitô hữu có giá trị như bằng cớ về chân lý đức tin: “… sứ điệp cứu độ phải được chứng thực bằng chứng từ của đời sống các Kitô hữu” (GLHTCG 2044).
Cuộc lữ hành trong hy vọng của Người Con Thiên Chúa
Cuộc lữ hành trong hy vọng của Người Con Thiên Chúa
Cử hành lễ Chúa Giêsu chịu phép rửa sám hối của Gioan, chúng ta cùng chiêm ngắm Chúa Giêsu xuất hiện trong lịch sử nhân loại, được mô tả là Đấng Kitô, đấng được xức dầu trong tương quan Ba Ngôi Thiên Chúa.
Gia đình
Gia đình
Gia đình là một nhóm người có liên hệ với nhau do hôn nhân hay máu mủ, cách chung có cha, mẹ và con cái. Vợ chồng làm nên gia đình căn bản. Ông bà, con cháu, họ hàng là gia đình mở rộng.
Niềm vui Chúa Giêsu Kitô mang đến
Niềm vui Chúa Giêsu Kitô mang đến
Chúa Giêsu Kitô mang lại niềm vui cho dân Người. Họ mừng vui vì Chúa là Đấng Cứu Tinh đã đến cùng với muôn ân phúc Người đem đến cho họ. Các đạo sĩ từ phương đông được ngôi sao dẫn đường đến tận nơi Hài Nhi ở, “… họ...
Đi tìm...
Đi tìm...
“Lễ Chúa Hiển Linh” theo cách gọi của lịch phụng vụ ngày  nay, được người Công giáo Việt Nam ngày xưa gọi là “Lễ Ba Vua”.
Học hỏi Phúc Âm Chúa nhật lễ Thánh Gia - năm C
Học hỏi Phúc Âm Chúa nhật lễ Thánh Gia - năm C
Sau ba ngày tìm kiếm, hai ông bà Giuse - Maria sửng sốt khi thấy Con mình ung dung ngồi giữa các vị thầy, đang học hỏi về đạo lý với họ.
Mừng lễ
Mừng lễ
Tham dự các bữa tiệc thường là nét đặc trưng người Do Thái cử hành các lễ hội trong đạo.
Gia đình, dấu chỉ của niềm hy vọng
Gia đình, dấu chỉ của niềm hy vọng
Lễ Thánh Gia năm nay được cử hành trong bầu khí Năm Thánh 2025, năm có chủ đề Những người hành hương của hy vọng. Chúng ta cùng suy tư với nguyện ước đời sống gia đình trong cuộc lữ hành trên trần thế sẽ trở thành dấu chỉ của...