Gầy dựng đức tin cho con cháu

Nhiều người Công giáo trưởng thành về đức tin không bởi học hỏi kinh sách, kiến thức về đạo từ các linh mục, tu sĩ hay giáo lý viên ở nhà thờ, mà còn bởi những người trong gia đình mình. Bởi đó chính là những người thầy dạy đức tin sâu sát nhất.

Nhớ lại thời tuổi thơ, chị Đỗ Thị Huệ (giáo xứ Cầu Kho, Q.1 - TPHCM) không quên những câu chuyện về các thánh mà mẹ vẫn thường kể cho nghe, bên cạnh truyện cổ tích. Các vị thánh Maria Goretti, Têrêsa Hài đồng Giêsu, Martinô, Don Bosco… vẫn như còn trong ký ức, dẫu nay chị Huệ đã ở tuổi trung niên. Chị sống phó thác, vững tin vào Chúa, noi theo những nhân đức tốt lành từ các thánh Công giáo. Khi lập gia đình và có con, chị lại tiếp nối truyền thống gia đình xưa, luôn tìm sách “Hạnh các thánh” để đọc cho con. Con của chị, từ tuổi mẫu giáo đã có khái niệm về sự hiện diện của Chúa trong cuộc đời mình.

Hinh 1 bai Gay dung duc tin cho con.jpg (166 KB)
Chị Thanh Trúc đọc cho con nghe một đoạn Kinh Thánh

Cũng là việc nuôi dưỡng đức tin cho cho cái, chị Nguyễn Thanh Trúc (giáo xứ Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp, Q.3) kể, bản thân đã thấm nhuần những câu chuyện “Hạnh các thánh” từ mẹ và bà nội, hơn thế nữa, còn được giáo dục cách giữ đạo phải đi đôi với sống đạo. Như lời chị thì: “Từ nhỏ, tôi đã hiểu mình đi lễ siêng năng hằng tuần thôi chưa đủ, mà phải sống có tâm, biết quan tâm, giúp đỡ người khác, không lừa dối, thù hằn, thâm độc với ai. Lớn lên, tôi biết việc sống đạo tốt sẽ tạo nên nét đẹp của người Công giáo nên rất chú tâm đến những hành động, thực hiện bác ái, yêu thương trong đời sống”. Giờ đây là mẹ của hai con, chị Trúc lại theo chân mẹ và bà nội, mỗi ngày đều dành thời gian đọc Kinh Thánh cho con nghe. Cô con gái 5 tuổi của chị rất chăm chú theo dõi và lắng nghe mẹ giảng giải. Khi dắt con đi lễ, người mẹ này hay nhắc lại những gì mình đã dạy con ở nhà khi nghe một đoạn Phúc Âm quen thuộc. Chị cũng hay dẫn Lời Chúa ra, từ những câu đơn giản, dễ hiểu nhất để chỉ dẫn con trong cách ứng xử, giúp con biết sống đẹp hơn mỗi ngày, với ba mẹ, anh trai, bè bạn… Có hôm thấy con gái có biểu hiện hơi tự cao, chị vội nhắc: “Chúa nói ai nâng mình lên sẽ bị hạ xuống. Con học giỏi trong lớp đừng khinh những bạn ít điểm hơn nhé. Có thể bạn giỏi hơn con ở mặt khác thì sao, thí dụ bạn vẽ đẹp hơn con…”.

Cùng xứ đạo này, bà Huy Loan lại dạy con và nay là cháu nội, cháu ngoại đọc kinh hằng ngày. Bà giải thích việc đọc kinh như “trò chuyện” cùng Chúa và Đức Mẹ nên mỗi tối, các thành viên trong nhà, từ nhỏ đến lớn đều đọc kinh chung, lần hạt một chuỗi. Không phủ nhận vai trò của các giáo lý viên trong nhà thờ bởi vẫn gởi các cháu đến học những lớp giáo lý, nhưng theo bà Loan: “Khi học chữ hay văn hóa, phụ huynh không nên phó thác hết trách nhiệm giáo dục kiến thức và nhân cách cho thầy cô giáo. Giáo dục đức tin cũng vậy. Chúng ta không thể cứ giao hết trách nhiệm dạy Lời Chúa, sống đạo và giữ đạo cho giáo lý viên hay các sơ, các cha, mà ba mẹ, ông bà trong gia đình phải kết hợp để củng cố và phát triển niềm tin cho con, cháu mình. Muốn vậy, cần có thói quen đọc kinh, cầu nguyện và hướng dẫn các trẻ cùng thực hiện”.

HInh 2 bai Gay dung duc tin cho con.JPG (1.66 MB)
Bà Huy Loan dạy cháu nội đọc kinh, cầu nguyện

Được hun đúc đức tin từ nhỏ trong một gia đình ở Sài Gòn, khi đi lập nghiệp và sinh sống ở xứ xa, ông Nguyễn Thanh Tùng vẫn nhớ những bài học dưới mái nhà xưa. Hồi ấy, không chỉ được học Lời Chúa, ông vẫn được ba chỉ dạy cho cách cầu nguyện, đó là khi đến với Chúa đừng “xin” mà hãy tạ ơn về những gì Ngài ban cho mình. Và nếu có xin thì xin Ngài hướng dẫn cuộc đời mình “theo ý Ngài” chứ không phải theo ý mình. “Tôi theo tinh thần của ba tôi và luôn đón nhận những gì Chúa ban dù chưa được hài lòng. Chẳng hạn như mình không có được cuộc sống giàu có hay nhiều thuận lợi trong công việc, tôi vẫn tạ ơn Chúa vì ít ra Ngài cho tôi có mái nhà để ở, không túng thiếu… Và hôm nay, tôi vẫn dạy con mình điều này”, ông Tùng nói.

Còn anh bạn trẻ Lê Văn Tùng, 23 tuổi, sinh viên trường Đại học Kinh tế thì kể, từ nhỏ vẫn được ba mẹ, ông bà kể chuyện các thánh, được dạy đọc kinh, dạy cầu nguyện… nên sau này dù đi học đại học ngành công nghệ, anh vẫn không tự mãn, không tự cho rằng khoa học là tất cả. Tùng hiểu khoa học phục vụ con người, nhưng tôn giáo giúp con người có được niềm tin và sự lạc quan khi tin rằng dù thế nào, Thiên Chúa vẫn ở bên nâng đỡ từng người. Mỗi ngày dù bận thế mấy, anh cũng cố gắng đọc một chuỗi kinh…

Niềm tin Công giáo được gầy dựng, tôi luyện từ trong gia đình sẽ là nền tảng để người tín hữu có thể sốt sắng theo Chúa dù bao sóng gió đến trong đời.

HOÀNG HẠC

Từ khoá:
Chia sẻ:

Bình luận

có thể bạn quan tâm

Giới tính thai nhi chiếc “túi mù” lớn nhất
Giới tính thai nhi chiếc “túi mù” lớn nhất
Khi quyết định chờ đợi đến ngày sinh rồi biết giới tính của thai nhi, nhiều người ví von đó như cách hồi hộp chờ khui “túi mù” rất lớn - món quà hạnh phúc của cha mẹ. So với “trend” khui túi mù thì chờ đợi đủ tháng đủ...
Hàng rào bù ngót của mẹ
Hàng rào bù ngót của mẹ
Thay vì trồng dâm bụt, xương rồng hay bất kỳ loại cây nào khác, mẹ tôi chọn bù ngót để tạo nên hàng rào xanh mướt bao quanh khoảnh sân gạch
Hạt đậu dưới 20 lớp nệm
Hạt đậu dưới 20 lớp nệm
“Công chúa và hạt đậu” của nhà văn Hans Christian Andersen thoạt nhìn là một truyện cổ tích kỳ lạ, có chút phi logic và châm biếm.
Giới tính thai nhi chiếc “túi mù” lớn nhất
Giới tính thai nhi chiếc “túi mù” lớn nhất
Khi quyết định chờ đợi đến ngày sinh rồi biết giới tính của thai nhi, nhiều người ví von đó như cách hồi hộp chờ khui “túi mù” rất lớn - món quà hạnh phúc của cha mẹ. So với “trend” khui túi mù thì chờ đợi đủ tháng đủ...
Hàng rào bù ngót của mẹ
Hàng rào bù ngót của mẹ
Thay vì trồng dâm bụt, xương rồng hay bất kỳ loại cây nào khác, mẹ tôi chọn bù ngót để tạo nên hàng rào xanh mướt bao quanh khoảnh sân gạch
Hạt đậu dưới 20 lớp nệm
Hạt đậu dưới 20 lớp nệm
“Công chúa và hạt đậu” của nhà văn Hans Christian Andersen thoạt nhìn là một truyện cổ tích kỳ lạ, có chút phi logic và châm biếm.
Người trẻ xa quê mưu sinh
Người trẻ xa quê mưu sinh
Mỗi tối, sau khi hoàn thành cuốc xe cuối cùng, Hoàng vào một quán ven đường, gọi dĩa cơm bình dân và lướt nhanh tin nhắn từ mẹ: “Con nhớ ăn uống đầy đủ nha, đừng thức khuya quá”.
Nhà trọ và nhà thờ
Nhà trọ và nhà thờ
Là công nhân may, làm việc trong một khu công nghiệp lớn của thành phố, như bao người xa quê khác, tôi đã quen với cảnh chuyển trọ hết lần này đến lần khác.
Bữa cơm nghèo ở quê
Bữa cơm nghèo ở quê
Dù ở đâu, bữa cơm nghèo cũng đạm bạc, nhưng nơi làng quê xa chợ búa, cái nghèo lại mang một màu sắc rất riêng.
Một nửa sự thật… truyền cảm hứng!
Một nửa sự thật… truyền cảm hứng!
Ngạn ngữ phương Tây có câu: “Một nửa cái bánh mì vẫn là bánh mì nhưng một nửa sự thật chưa chắc là sự thật”. Vì vậy, một nửa sự thật không phải lúc nào cũng xấu.
Cua đồng chiên, thương miền ký ức!
Cua đồng chiên, thương miền ký ức!
Hồi nhỏ tôi ở với ngoại, nhà ngoại ở huyện Vĩnh Thạnh (Cần Thơ), lội qua con rạch Bờ Ao là tới được Long Xuyên. Hồi ấy, con đường mòn trước nhà, kế bờ sông, cứ đi mấy trăm mét mới thấy lác đác hai ba mái chòi lụp xụp,...
Gỏi bưởi - ngon miệng, đẹp mắt và tinh tế
Gỏi bưởi - ngon miệng, đẹp mắt và tinh tế
Là loại trái cây quen thuộc trong gia đình người Việt, bưởi rất được ưa chuộng khi ăn tươi trực tiếp, hay chế biến thành các món ăn.