Học hỏi Phúc Âm Chúa nhật XIV thường niên - năm B

Mc 6,1-6

                Linh mục Antôn Nguyễn Cao Siêu, SJ, phụ trách

1. Đọc Mc 6,1. Quê của Đức Giêsu ở đâu? Đọc Mc 1,9.24; 10,47; 14,67; 16,6. Quê của Đức Giêsu có nổi tiếng không? Có phải là một thành phố lớn không? Đọc Ga 1,46.

2. Đọc Mc 6,2-3. Khi nghe Đức Giêsu giảng trong hội đường ở Nadarét, người dân làng đã đặt bao nhiêu câu hỏi? Các câu hỏi này tập trung vào những vấn đề gì? Họ có thái độ nào trước Đức Giêsu?

3. Đức Giêsu làm nghề gì? Đọc Mc 6,3 và Mt 13,55. Nghề của Đức Giêsu có được coi trọng ở quê Ngài không?

4. Việc thánh Máccô gọi Đức Giêsu là “con bà Maria” có bình thường không? Đọc Mc 10,35.46; Lc 4,22; Ga 1,45; 6,42.

5. Đọc Mc 6,3. Những anh emchị em của Đức Giêsu được nói đến trong câu này có phải là anh chị em ruột của Đức Giêsu không?

6. Hãy tìm những chi tiết trong bài Tin Mừng này cho thấy Đức Giêsu, tuy là Thiên Chúa, nhưng cũng thật sự là người như chúng ta.

7. Đức Giêsu đã không thể làm phép lạ ở Mc 6,5. Trong Tin Mừng Máccô, Đức Giêsu có những giới hạn nào khác không? Đọc Mc 8,23-24; 10,40; 13,32.

8. Đức Giêsu ngạc nhiên vì họ không tin (Mc 6,6). Tin Mừng Máccô có nói nhiều về những tình cảm của Đức Giêsu không? Đọc Mc 1,41; 3,5; 6,34; 10,21; 14,33-34.

GỢI Ý SUY NIỆM

Điểm nào đánh động bạn hơn cả khi suy niệm bài Tin Mừng này?

CN 14.jpg (449 KB)

PHẦN TRẢ LỜI

1. Đức Giêsu sống ở vùng Nadarét (xem Mc 1,9; 14,67). Nadarét không phải là một thành phố, đúng hơn nó là một làng quê, với dân cư khoảng 400 - 500 người. Nadarét không nổi tiếng và chẳng bao giờ được nhắc đến trong Cựu Ước (x. Ga 1,46). Vào thời của Đức Giêsu, cũng có những người mang tên Giêsu, nên để phân biệt, Ngài được gọi là Giêsu Nadarét (giống như chị Maria Mácđala là người ở vùng Mácđala). Giêsu Nadarét là tên được gọi bởi thần ô uế (Mc 1,24), bởi anh mù hành khất (Mc 10,47), và bởi thiên thần ở ngôi mộ chôn táng Đức Giêsu (Mc 16,6). Ngay cả cô đầy tớ của vị thượng tế cũng biết Đức Giêsu là người vùng Nadarét (Mc 14,67).

2. Trong Mc 6,2-3 dân làng đã đặt 5 câu hỏi. Ba câu hỏi đầu tiên ở Mc 6,2 xoay quanh sự khôn ngoan của Đức Giêsu khi giảng dạy và quyền năng làm phép lạ của Ngài. Điều này khiến họ sửng sốt. Hai câu hỏi tiếp theo ở Mc 6,3 lại tập trung vào nghề nghiệp trước đây của Đức Giêsu và vào họ hàng của Ngài hiện đang sống ở Nadarét. Dựa trên Mc 6,2-3 ta thấy: một mặt người ta kính nể khả năng và quyền năng của Đức Giêsu, mặt khác người ta lại có vẻ hơi coi thường nghề nghiệp và họ hàng của Ngài. Bởi thế họ đã vấp ngã vì Ngài, nghĩa là đã không tin Đức Giêsu.

3. Theo Mc 6,3 Đức Giêsu là một người thợ, còn theo Mt 13,55 Ngài là con trai của một người thợ. Chúng ta thường cho rằng Đức Giêsu làm nghề thợ mộc, nối nghiệp thánh Giuse thợ mộc. Thật ra, “thợ” (tektôn) là danh từ chung để chỉ người làm nghề, chẳng những về gỗ, mà còn về kim loại hay đá nữa. Người thợ trong làng quê, tuy không được trọng vọng như một thầy luật sĩ học thức, nhưng cũng được mọi người quý mến vì phục vụ cho ích lợi cụ thể cho dân làng.

4. Lối gọi Đức Giêsu là “con bà Maria” hơi lạ, vì người Do Thái thường gắn kết người con với người cha. Thí dụ: Giacôbê và Gioan là hai con của ông Dêbêđê (Mc 10,35), anh mù Batimê là con của ông Timê (Mc 10,46). Chính Đức Giêsu cũng vẫn được coi là con của ông Giuse (Lc 4,22; Ga 1,45; 6,42). Tuy nhiên, có thể vì thánh Giuse đã qua đời lâu rồi, nên người ta coi Đức Giêsu là con của Mẹ Maria.

5. Máccô 6,3 cho thấy Đức Giêsu là anh em (adelphos) của bốn ông Giacôbê và Giôxếp, Simôn và Giuđa. Và Ngài còn ít nhất hai chị em nữa (adelphai, số nhiều). Nếu hiểu tất cả những anh chị em trên đây là anh chị em ruột của Đức Giêsu thì hẳn Đức Maria ít nhất phải có 7 người con! Có những người khẳng định rằng anh em và chị em ở đây phải hiểu là anh chị em ruột, vì nếu là anh em họ thì thánh Máccô sẽ dùng từ khác chứ không dùng từ adelphos. Họ còn cho rằng dựa trên Mt 1,25 thì sau khi sinh Đức Giêsu, Giuse và Maria có tương quan vợ chồng bình thường. Thật ra, trong Tân Ước, từ anh em (adelphos) không chỉ có nghĩa là anh em ruột. Ý nghĩa của nó rộng hơn nhiều. Những người tín hữu vẫn coi nhau như anh em (Mt 5,22-24; 7,3-5; 23,8). Ai bỏ anh em, chị em (ruột) vì Đức Giêsu thì được gấp trăm anh em, chị em khác, nghĩa là những người có cùng đức tin (Mc 10,29-30). Đức Giêsu gọi các môn đệ là anh em, chị em (Mc 3,34-35). Đặc biệt Đức Giêsu Phục Sinh gọi môn đệ là anh em (Ga 20,17; Mt 28,10). Những người đói khát là những anh em bé mọn nhất của Ngài (Mt 25,40). Trong Cựu Ước, từ anh em (akh) cũng được dùng cho anh em họ (Ds 36,2), cho thành viên của cùng chi tộc (Ds 16,10), cho đồng bào (Xh 2,11; Đnl 15,7), cho người cháu là ông Lót (St 12,5), thậm chí cho cả người lạ (St 29,4). Nói chung, không thể khẳng định rằng Mc 6,3 chỉ có nghĩa là anh chị em ruột. Thánh Giêrônimô coi việc Đức Giêsu trối Mẹ Ngài cho người môn đệ Ngài yêu, là dấu hiệu cho thấy Ngài không có các anh chị em ruột khác để săn sóc Đức Mẹ (Ga 19,27).

6. Qua bài Tin Mừng này, ta thấy Đức Giêsu thật sự là người như chúng ta vì Ngài có một quê quán là Nadarét (Mc 6,1), có mẹ Maria và bà con thân thuộc vẫn còn sống (Mc 6,3), có nghề nghiệp (Mc 6,3). Ngài cũng có một giới hạn: đó là không thể làm được phép lạ lớn nào ở nơi những người làng không có lòng tin (Mc 6,5), và Ngài ngạc nhiên về sự cứng lòng của họ (Mc 6,6).

7. Đức Giêsu còn có những giới hạn khác và Ngài chấp nhận những giới hạn này trong tư cách là Con. Ngài nhìn nhận mình không biết ngày tận thế sẽ xảy ra khi nào, chỉ mình Chúa Cha biết (Mc 13,32). Ngài không có quyền cho hai môn đệ ngồi hai bên tả hữu khi Ngài được vinh quang, vì đó là việc của Cha (Mc 10,40). Đặc biệt, Ngài chữa một người mù hai lần mới khỏi hẳn (Mc 8,23-24). Vì là con người có thân xác nên Đức Giêsu có thể bị dân chúng chen lấn để nghe Ngài rõ hơn (Mc 3,9). Ngài đã phải ngồi trên thuyền để giảng cho dân chúng (Mc 4,1).

8. Đức Giêsu kinh ngạc khi thấy dân làng Nadarét cứng lòng không tin vào Ngài (Mc 6,6). Kinh ngạc ở đây là tình cảm ngỡ ngàng trước một chuyện xảy ra vượt quá điều mình nghĩ. Tin Mừng Máccô cho thấy Đức Giêsu là người có nhiều tình cảm gần với tình cảm loài người. Ngài chạnh lòng thương người phong hay đám đông dân chúng (Mc 1,41; 6,34; 8,4); Ngài giận dữ và buồn bực trước sự chai đá của người Pharisêu (Mc 3,5); Ngài thở dài não nuột (Mc 8,12); Ngài giận dữ vì các môn đệ chậm tin (Mc 8,14-21). Ngài đã mến anh thanh niên giàu có (Mc 10,21); và trong Vườn Dầu, Ngài hãi hùng xao xuyến, buồn đến chết được (Mc 14,33-34).

Chia sẻ:

Bình luận

có thể bạn quan tâm

Đáp ca - Chúa nhật III Mùa Chay - năm C
Đáp ca - Chúa nhật III Mùa Chay - năm C
Chúa là Đấng từ bi nhân hậu, Người chậm giận và giàu tình thương, như trời xanh trổi cao hơn mặt đất, tình Chúa thương kẻ thờ Người cũng trổi cao
Học hỏi Phúc Âm Chúa nhật III Mùa Chay – năm C
Học hỏi Phúc Âm Chúa nhật III Mùa Chay – năm C
Thử nhớ lại những hy vọng Chúa đặt nơi bạn. Bạn nghĩ gì về trái của cây vả đời mình, có nhiều không, có ngon không?
Con người (danh từ chung)
Con người (danh từ chung)
Từ con người có tiếng gốc Hipri là Adam, phát sinh bởi gốc từ adamah - bụi đất, có nghĩa là con người hay loài người (x. St 1,26-28; 2,7).
Đáp ca - Chúa nhật III Mùa Chay - năm C
Đáp ca - Chúa nhật III Mùa Chay - năm C
Chúa là Đấng từ bi nhân hậu, Người chậm giận và giàu tình thương, như trời xanh trổi cao hơn mặt đất, tình Chúa thương kẻ thờ Người cũng trổi cao
Học hỏi Phúc Âm Chúa nhật III Mùa Chay – năm C
Học hỏi Phúc Âm Chúa nhật III Mùa Chay – năm C
Thử nhớ lại những hy vọng Chúa đặt nơi bạn. Bạn nghĩ gì về trái của cây vả đời mình, có nhiều không, có ngon không?
Con người (danh từ chung)
Con người (danh từ chung)
Từ con người có tiếng gốc Hipri là Adam, phát sinh bởi gốc từ adamah - bụi đất, có nghĩa là con người hay loài người (x. St 1,26-28; 2,7).
Sự cứng lòng (không sám hối)  và hậu quả
Sự cứng lòng (không sám hối) và hậu quả
Cứng lòng là một sự từ khước có tính toán và cố chấp, không chịu hối cải hoặc không chịu vâng phục ý Chúa. Thánh Kinh thường nhấn mạnh tính chất nghiêm trọng của việc từ khước này và cung cấp nhiều câu chuyện về sự cứng lòng với những...
Thương xót như Chúa Cha
Thương xót như Chúa Cha
Cuộc gặp gỡ giữa Thiên Chúa và ông Môisen qua bụi gai cháy bừng, là sự kiện quan trọng đánh dấu bước tiến triển của mạc khải. Quả vậy, đây là lần đầu tiên trong lịch sử, Thiên Chúa tự giới thiệu danh của Ngài cho con người.
Đáp ca - Chúa nhật II Mùa Chay - năm C
Đáp ca - Chúa nhật II Mùa Chay - năm C
Chúa là nguồn ánh sáng và ơn cứu độ của tôi, tôi còn sợ người nào?
Canh tân bản thân
Canh tân bản thân
Một trong những sứ điệp quan trọng của Mùa Chay là canh tân bản thân, thay đổi đời sống. Lời kêu gọi này được Giáo hội gởi đến chúng ta qua phụng vụ, ngay từ lúc khởi đầu Mùa Chay thánh.
Học hỏi Phúc Âm Chúa nhật II Mùa Chay – năm C
Học hỏi Phúc Âm Chúa nhật II Mùa Chay – năm C
Trong tuần 1 mùa Chay, Giáo hội luôn cho chúng ta đọc bài Tin Mừng về Chúa chịu cám dỗ và đã chiến thắng. Tuần 2 mùa Chay luôn là bài về Chúa Hiển dung. Mầu nhiệm Chúa Hiển dung nâng đỡ đức tin chúng ta.