Học hỏi Phúc Âm Chúa nhật XXV TN - năm B

Mc 9,30-37

Linh mục Antôn Nguyễn Cao Siêu, SJ, phụ trách

1. Đọc ba đoạn sau đây: Mc 8,31-38; 9,30-50; 10,32-45. Hãy cho biết ba đoạn này có gì giống nhau về hình thức (nghĩa là về cấu trúc hay dàn bài).

Cả ba đoạn văn này đều có hình thức (cấu trúc hay dàn bài) như nhau: A. Đức Giêsu tiên báo cho các môn đệ về cuộc khổ nạn và phục sinh của Ngài (8,31-32a; 9,30-31; 10,32-34). Ngài tiên báo ba lần, và các lời tiên báo càng lúc càng rõ hơn. B. Thái độ của các môn đệ sau những lời tiên báo đó (8,32b-33; 9,32-34; 10,35-41). Cả ba lần, họ thường tỏ ra không hiểu những lời ấy, không đón nhận hay không muốn đi vào con đường hẹp mà Thầy sắp đi. C. Tuy vậy, Đức Giêsu vẫn đưa ra một giáo huấn, mời các môn đệ đi vào con đường Thầy sắp đi (8,34-38; 9,35-37; 10,42-45).

2. Trong Tin Mừng Máccô, Đức Giêsu ba lần loan báo cuộc khổ nạn và phục sinh cho ai? Vì sao Ngài loan báo cho họ như vậy?

Trong Tin Mừng Máccô, Đức Giêsu ba lần loan báo cuộc khổ nạn và phục sinh cho các môn đệ ở ba nơi khác nhau (8,31 ở Xêdarê Philípphê; 9,31 khi băng qua Galilê; 10,33-34 khi lên Giêrusalem lần cuối). Các môn đệ ở đây là Nhóm Mười Hai (9,35; 10,32.41). Ngài tiên báo cho họ để chuẩn bị họ đón nhận những biến cố kinh hoàng sắp xảy đến cho Thầy mình.

3. Ai là người đã “nộp” Đức Giêsu? Đọc Mc 3,19; 9,31; 14,10.18.21.42; 15,1.10.15; Cv 2,23; Rm 8,32.

Có nhiều người “nộp” Đức Giêsu. Người đầu tiên là Giuđa Ítcariốt “kẻ nộp Người” cho các thượng tế (Mc 3,19; 14,10.18.21.42). Anh là một người trong Nhóm Mười Hai. Kế đến là các thượng tế và cả Thượng Hội đồng. Họ đã nộp Đức Giêsu cho quan Philatô, vì họ muốn nhờ tay Philatô mà đóng đinh Đức Giêsu (Mc 15,1.10). Cuối cùng là Philatô, kẻ đã nộp Ngài cho quân lính đóng đinh (Mc 15,15). Tuy nhiên, vì việc trao nộp này nằm trong kế hoạch cứu độ từ trước của Thiên Chúa (Cv 2,23), nên thánh Phaolô dám nói rằng Thiên Chúa đã nộp chính Con của mình vì chúng ta (Rm 8,32).

CN 25 TNb_DucGiesu va Treem.png (528 KB)

4. Tại sao các môn đệ không hiểu lời loan báo trên của Đức Giêsu? Đọc Mc 8,33; 9,32.

Các môn đệ không hiểu lời loan báo cuộc khổ nạn và phục sinh của Thầy Giêsu (Mc 9,32). Họ không hiểu vì đối với họ, Đấng Kitô/Mêsia phải là Đấng mạnh mẽ chiến thắng quân thù, có khả năng giải phóng dân tộc Ítraen. Nếu Thầy Giêsu thật là Đấng Mêsia thì Thầy không thể chịu thất bại, khổ đau và bị giết như vậy. Hơn nữa, các môn đệ cũng không hiểu chuyện Thầy báo sẽ sống lại sau ba ngày, vì người Do Thái tin người ta chỉ sống lại vào ngày tận thế.

5. Khi các môn đệ cãi nhau xem ai là người lớn nhất trong nhóm, Đức Giêsu đã làm gì để dạy các ông? Đối với văn hóa của người Do Thái thời Đức Giêsu, các em nhỏ tượng trưng cho điều gì?

Trên đường đi, các môn đệ tranh cãi xem ai là người lớn nhất. Khi về nhà, Đức Giêsu đã dùng một em nhỏ để minh họa cách sống động cho bài học về sự khiêm hạ của Ngài. Trong văn hóa thời Đức Giêsu, em nhỏ không tượng trưng cho sự ngây thơ trong sáng như ta hiểu ngày nay, nhưng tượng trưng cho sự lệ thuộc. Em nhỏ là người không thể tự sống một mình, không có chỗ đứng trong xã hội, và phải dựa vào người lớn về mọi phương diện.

6. Đọc Mc 9,36-37. Đức Giêsu đã đón tiếp một em nhỏ như thế nào?

Đức Giêsu đã đem một em nhỏ, đặt em vào giữa các môn đệ, và ôm em ấy trong cánh tay (Mc 9,36; x. 10,16). Cử chỉ này cho thấy Ngài quý em, dù trong văn hóa Do Thái thời đó, trẻ em không được người ta coi trọng. Hơn nữa, Đức Giêsu còn tuyên bố em có giá trị cao quý, vì đón tiếp bất cứ em nhỏ nào như em này, nhân danh Thầy, là đón tiếp chính Đức Giêsu. Mà đón tiếp Đức Giêsu là đón tiếp chính Thiên Chúa, Đấng đã sai Ngài (Mc 9,37). Như thế có thể nói, không đón tiếp một em nhỏ là không đón tiếp Đức Giêsu và Chúa Cha. Một em nhỏ bị coi thường trong xã hội lúc bấy giờ, lại được Đức Giêsu coi như hình ảnh cụ thể của Thiên Chúa đang cần sự đón tiếp. Đức Giêsu không chỉ ở nơi người đói khát, trần trụi, yếu đau (Mt 25) mà còn ở nơi một em nhỏ yếu đuối, không được quý trọng, không có vị thế trong xã hội.

7. Đọc Mc 9,35. Đức Giêsu mời các môn đệ phục vụ “mọi người”, nhưng cụ thể là ai?

Khi các môn đệ tranh nhau làm người đứng đầu, Đức Giêsu mời gọi họ làm người đứng cuối mọi người, và làm người phục vụ mọi người chẳng trừ ai (Mc 9,35), đặc biệt những người yếu thế, như phụ nữ, trẻ em, người nhập cư, bệnh nhân, người nghèo, người bị đẩy ra ngoài lề xã hội…Trong cộng đoàn cũng có những người bị coi thường vì yếu kém mặt này mặt khác. Đức Giêsu đòi các môn đệ quan tâm đến những người không được ai quan tâm.

8. Đọc chậm Mc 9,33-37. Bạn học được gì về khoa sư phạm của Thầy Giêsu trong đoạn văn này?

Sau khi Đức Giêsu loan báo cuộc khổ nạn lần thứ hai, trên đường về Caphácnaum, các môn đệ đã cãi nhau xem ai là người lớn nhất (Mc 9,34). Điều này cho thấy tim họ không đập cùng một nhịp với Thầy  mình trong những ngày cuối đời. Họ vẫn sống trong mộng tưởng về chỗ đứng trong nhóm. Dù biết họ cãi nhau, nhưng Đức Giêsu đã không mắng họ ngoài đường. Chỉ khi về đến nhà, Ngài mới tế nhị giả vờ hỏi xem họ bàn chuyện gì trên đường đi. Dù sao Đức Giêsu đã không ép các ông phải trả lời câu hỏi này, Ngài chấp nhận họ làm thinh (Mc 9,33-34). Sau đó Ngài mới ngồi xuống, gọi họ lại và dạy các ông một bài học qua một em nhỏ. Qua những bước trên, ta thấy Đức Giêsu là một nhà sư phạm khôn ngoan, tự chủ và biết cách truyền đạt.

CÂU HỎI SUY NIỆM

Tại sao ở đời người ta thích làm người lớn nhất, người đứng đầu, người lãnh đạo? Theo ý bạn, giá trị đích thật của một người nằm ở chỗ nào?

Nếu người đứng đầu phải phục vụ mọi người, thì bạn có thích làm người đứng đầu không?

 

Chia sẻ:

Bình luận

có thể bạn quan tâm

Chúa Giêsu Kitô và những hồi đáp
Chúa Giêsu Kitô và những hồi đáp
Tân Ước kể lại một số hồi đáp Chúa Giêsu Kitô, từ phía những ai đã tiếp xúc với Người, những hồi đáp tích cực lẫn tiêu cực.
Khôn ngoan đích thực
Khôn ngoan đích thực
Người thanh niên trong bài Tin Mừng hôm nay có thể ví như một doanh nhân trẻ thành đạt của thời đại. Doanh thu của anh càng ngày càng tăng.
Học hỏi Phúc Âm Chúa nhật XXVII TN - năm B
Học hỏi Phúc Âm Chúa nhật XXVII TN - năm B
Đọc câu hỏi của mấy người Pharisêu trong Mc 10,2. Bạn thấy câu hỏi này có phải là một cái bẫy không? Tại sao đó lại là cái bẫy?
Chúa Giêsu Kitô và những hồi đáp
Chúa Giêsu Kitô và những hồi đáp
Tân Ước kể lại một số hồi đáp Chúa Giêsu Kitô, từ phía những ai đã tiếp xúc với Người, những hồi đáp tích cực lẫn tiêu cực.
Khôn ngoan đích thực
Khôn ngoan đích thực
Người thanh niên trong bài Tin Mừng hôm nay có thể ví như một doanh nhân trẻ thành đạt của thời đại. Doanh thu của anh càng ngày càng tăng.
Học hỏi Phúc Âm Chúa nhật XXVII TN - năm B
Học hỏi Phúc Âm Chúa nhật XXVII TN - năm B
Đọc câu hỏi của mấy người Pharisêu trong Mc 10,2. Bạn thấy câu hỏi này có phải là một cái bẫy không? Tại sao đó lại là cái bẫy?
Phó linh hồn
Phó linh hồn
Phó linh hồn là phó dâng sự sống của người đang hấp hối hoặc vừa mới qua đời trong tay Chúa, bằng cách cầu nguyện bên cạnh người đó.
Hôn nhân một vợ một chồng
Hôn nhân một vợ một chồng
Đơn hôn là chế độ hôn nhân một vợ một chồng, nghĩa là chỉ có bạn phối ngẫu và giữ lòng chung thủy với bạn suốt đời.
Lời kinh có sức mạnh lớn lao 
Lời kinh có sức mạnh lớn lao 
Người Kitô hữu thường lần hạt Mân Côi. Khi lần hạt, chúng ta đang biểu lộ hình ảnh Hội Thánh cầu nguyện. 
Học hỏi Phúc Âm Chúa nhật XXVI TN - năm B
Học hỏi Phúc Âm Chúa nhật XXVI TN - năm B
Trong Mc 9,40 Đức Giêsu nói: “Ai không chống lại chúng ta là ủng hộ chúng ta”. Còn trong Mt 12,30, Ngài lại nói một câu có vẻ ngược lại: “Ai không với tôi là chống lại tôi…”. Thật ra hai câu trên không mâu thuẫn.
Bí mật tòa giải tội
Bí mật tòa giải tội
Bí mật tòa giải tội (ấn tòa giải tội) là việc linh mục nghe hối nhân xưng tội, buộc phải giữ bí mật tuyệt đối mọi điều mà họ đã xưng ra với mình, không được tiết lộ bằng lời nói hay bằng cách nào khác và vì bất cứ...
Bao dung
Bao dung
Sách Dân Số ghi lại sự kiện hai ông Enđát và Mêđát, dù được ghi trong sách các kỳ mục nhưng không đến lều mà vẫn phát ngôn ở trong trại.