Lời ca tiếng hát ngoài giáo đường

Trong những ngày tháng 10 này, tín hữu ở nhiều giáo xứ và cơ sở tôn giáo trong quận Tân Bình đang tập dượt lời ca tiếng hát chuẩn bị cho cuộc Liên hoan văn nghệ các dân tộc và tôn giáo, nhân Ngày hội Ðại đoàn kết toàn dân tộc vào khoảng giữa tháng 11.

Với mục tiêu tăng cường tình đoàn kết, hoạt động này đã trở thành thường niên, thu hút sự tham gia đông đảo của các chức sắc tôn giáo, các đoàn thể xã hội, trong đó không thiếu những tín hữu Công giáo là thành viên ca đoàn các giáo xứ.

loicatienghat.jpg (277 KB)

Từ khi được tổ chức lần đầu vào năm 2012, Liên hoan đã không ngừng lớn mạnh. Nếu như năm đầu tiên chỉ có 17 đơn vị tham gia với 34 tiết mục thì đến năm 2022, con số này đã tăng lên đáng kể với 30 đơn vị và 54 tiết mục, thu hút hơn 450 diễn viên, phần lớn là người dân tộc thiểu số và tín hữu các tôn giáo.

Trên địa bàn quận Tân Bình có sự hiện diện của nhiều tôn giáo và dân tộc, tạo nên một bức tranh văn hóa đa dạng. Các cộng đồng Phật giáo, Công giáo, Tin Lành, Cao Đài cùng với cộng đồng người Hoa, Khmer, Chăm, Tày sinh sống chan hòa bên nhau. Đặc biệt, cộng đoàn Công giáo ở 25 giáo xứ và hơn 10 cơ sở dòng tu luôn tích cực tham gia các hoạt động văn hóa, xã hội của địa phương.

Liên hoan năm nay dự kiến sẽ diễn ra vào tháng 11 với chủ đề “Đất nước trọn niềm vui” tại Nhà văn hóa Lao động quận. Trong những ngày này, ông Quang Minh, ủy viên Văn hóa Văn nghệ Ban Đoàn kết Công giáo quận Tân Bình, đã đến nhiều xứ đạo để tư vấn, chọn bài hát và động viên các ca đoàn, các nhóm văn nghệ tích cực tập dượt. Ông chia sẻ: “Liên hoan là dịp để mọi người cùng nhau hòa chung tiếng hát, thể hiện tình đoàn kết giữa các tôn giáo. Tôi rất vui khi được đồng hành cùng các ca đoàn, để chuẩn bị những tiết mục hay nhất”.

Gần đây, tại Tổng Giáo phận TPHCM có cuộc thi “Tiếng hát giáo đường”, rồi đến cuộc thi “Tiếng Đức Tin” mở ra sân chơi giúp các bạn trẻ thể hiện niềm vui, không chỉ cầu nguyện bằng lời kinh mà còn ca tụng Thiên Chúa qua âm nhạc, cầu nguyện bằng tiếng hát của mình. Ở góc độ xã hội, cuộc Liên hoan văn nghệ các dân tộc và tôn giáo là cầu nối giúp mọi người lại gần nhau hơn, cùng nhau xây dựng một cộng đồng đoàn kết, yêu thương. Những lời ca tiếng hát của các ca viên, ca đoàn vượt ra ngoài không gian thánh đường sẽ mang đến không chỉ niềm vui mà còn là thông điệp về tình yêu, sự dấn thân và hòa đồng trong xã hội.

 Đỗ Lộc Hưng

Từ khoá:
Chia sẻ:

Bình luận

có thể bạn quan tâm

Kỷ niệm ngày thành lập giáo xứ, nên làm gì?
Kỷ niệm ngày thành lập giáo xứ, nên làm gì?
Năm 2025, Giáo hội Công giáo Việt Nam sống trong niềm vui đặc biệt, mừng Năm Thánh thường lệ thứ 27 của Giáo hội hoàn vũ và không ít giáo xứ kỷ niệm 50, 60, hay 70 năm thành lập.
Khuyến khích những nhóm nhỏ giáo dân
Khuyến khích những nhóm nhỏ giáo dân
Sách Tông Đồ Công Vụ ghi: “Các tín hữu chuyên cần nghe các Tông đồ giảng dạy, luôn luôn hiệp thông với nhau, siêng năng tham dự lễ bẻ bánh, và cầu nguyện không ngừng.... Tất cả các tín hữu hợp nhất với nhau, và để mọi sự làm của...
Đến “hiện trường”  mục vụ
Đến “hiện trường” mục vụ
Cuối tháng 5.2025, các Đại Chủng viện như Thánh Giuse Sài Gòn, Xuân Lộc, Thánh Phaolô Lê Bảo Tịnh Thanh Hóa, Thánh Tâm Thái Bình, Huế… đã tổ chức lễ bế giảng niên học 2024-2025, khép lại một chặng đường đào tạo các linh mục tương lai.
Kỷ niệm ngày thành lập giáo xứ, nên làm gì?
Kỷ niệm ngày thành lập giáo xứ, nên làm gì?
Năm 2025, Giáo hội Công giáo Việt Nam sống trong niềm vui đặc biệt, mừng Năm Thánh thường lệ thứ 27 của Giáo hội hoàn vũ và không ít giáo xứ kỷ niệm 50, 60, hay 70 năm thành lập.
Khuyến khích những nhóm nhỏ giáo dân
Khuyến khích những nhóm nhỏ giáo dân
Sách Tông Đồ Công Vụ ghi: “Các tín hữu chuyên cần nghe các Tông đồ giảng dạy, luôn luôn hiệp thông với nhau, siêng năng tham dự lễ bẻ bánh, và cầu nguyện không ngừng.... Tất cả các tín hữu hợp nhất với nhau, và để mọi sự làm của...
Đến “hiện trường”  mục vụ
Đến “hiện trường” mục vụ
Cuối tháng 5.2025, các Đại Chủng viện như Thánh Giuse Sài Gòn, Xuân Lộc, Thánh Phaolô Lê Bảo Tịnh Thanh Hóa, Thánh Tâm Thái Bình, Huế… đã tổ chức lễ bế giảng niên học 2024-2025, khép lại một chặng đường đào tạo các linh mục tương lai.
Học thuyết xã hội Công giáo gần gũi hay là điều xa xôi?
Học thuyết xã hội Công giáo gần gũi hay là điều xa xôi?
Khi Đức tân Giáo Hoàng đã chọn tông hiệu Lêô XIV, người ta đã nhắc nhiều đến  Đức Lêô XIII (1810-1903) cùng với thông điệp Rerum novarum - Tân Sự. Dầu vậy, không phải ai cũng biết đến thông điệp đã được công bố cách đây 133 năm (1891).
Người mục tử sẵn sàng hy sinh
Người mục tử sẵn sàng hy sinh
Qua bài giảng trong thánh lễ khai mạc triều giáo hoàng mới ngày 18.5.2025, Đức Thánh Cha Lêô XIV đã phác họa hình ảnh vị mục tử như một người phục vụ, yêu thương và dẫn dắt đoàn chiên với tinh thần hiệp nhất.
Vị giáo hoàng Giáo hội và thế giới cần
Vị giáo hoàng Giáo hội và thế giới cần
Trong những ngày 133 Hồng y cử tri quy tụ về Rome để tham gia mật nghị, đã có quá nhiều sự suy đoán, dự đoán trên các kênh xã hội lẫn báo chính thống.
Tinh thần Phanxicô cho Giáo hội tại Việt Nam
Tinh thần Phanxicô cho Giáo hội tại Việt Nam
Đức Giáo Hoàng Phanxicô qua đời, để lại một dấu ấn sâu đậm không chỉ trong đời sống tinh thần của gần một tỷ tư tín hữu Công giáo toàn cầu, mà còn thu hút sự chú ý của mọi tầng lớp xã hội và các tôn giáo khác.
Mở cửa đi với người trẻ
Mở cửa đi với người trẻ
Tại các trang mạng Công giáo khác, những dòng trạng thái kể về hành trình đến các nhà thờ cùng hình ảnh sách hành hương được đóng dấu cũng được chia sẻ ngày một nhiều.
Nới rộng lều
Nới rộng lều
Năm Thánh 2025 được khai mạc từ cuối năm 2024 dương lịch. Năm nay, mọi cuộc nói chuyện, tâm tình trong bầu khí nhà đạo dường như đều quy về chủ đề này. Nào là hy vọng, nào là cậy trông… Và, người ta vẫn mong đợi Năm Thánh như...