Mộ

(CN Lễ Phục Sinh - năm B - Mc 16,1-8)

“Sáng tinh sương ngày thứ nhất trong tuần, lúc mặt trời hé mọc, các bà ra mộ” (Mc 16,12)

Truyền thống thời các tổ phụ cho biết, người ta dùng hang động tự nhiên để làm mộ: Abraham mua ở Hebron, nơi có hang Makpela làm nơi ông và bà Sara được mai táng (St 23,19 25,9). Tác giả truyền thống tư tế cho rằng Isaac và Rebecca, Giacóp và Lea cũng được chôn cất ở đó (St 49,29; 50,13). Theo St 47,30; 50,5 Giacop có lẽ đã đào cho mình một ngôi mộ ở vùng đất ông đã mua tại Sichem (St 33,19) và sau này Giuse con ông được chôn cất tại đó (Gs 24,32).

chua-phuc-sinh.jpg (45 KB)

Tất cả truyền thống thời tổ phụ đều ám chỉ việc sở hữu lãnh địa và định cư của bộ lạc mang danh tổ phụ  tại lãnh địa này. Giosuê được mai táng ở miền đất thừa kế tại Timnat - Séra trong núi Ephraim (Gs 24,30). Samuel được chôn cất tại quê nhà ở Tama (1Sm 25,1; 28,3), Giacóp “tại nhà ông này trong sa mạc” (1V 2,23), vua Marassê “được chôn cất trong vườn thuộc cung điện vua, vườn của Uzza” ( 2V 21,18;  2Sb 33,20). Thời Tân Ước, Giuse Arimathêô đã chuẩn bị một ngôi mộ cho mình trong vườn nhà (Mt 27,60; Mc 15,46; Lc 23,53; Ga 19,41). Trái lại, tiên tri Isaia bài khích quan Sabna, có lẽ gốc gác miền bắc Israel lại cho đào mộ mình tại Giêrusalem “ông có gì ở nơi đây... mà đào mộ cho ông ở nơi này” (Is 22,16t).

Nơi chôn cất trước kia thường rất gần nơi dân cư sinh sống, với việc mở rộng thành phố và các tường thành liên tiếp xây lên, các mộ phần ở ngoài tường thành có thể lại gặp ở trong tường thành (intra neuros). Êdêkiel đã chống lại việc chôn cất các vua tại cung điện, trong thành và gần đền thờ (Ed 43,7-9). Thời đô hộ của Hy Lạp và Rôma, người ta thấy các ngôi mộ được xây ở thung lũng Cédron ở phía tây triền dốc của Đền thờ. Ngoài các ngôi mộ gia đình, có những hố lấp chôn tập thể cho những người nghèo (Gr 26,23).

Việc được chôn cất tại ngôi mộ gia đình mình là dấu chỉ một cuộc đời bình thường, được chúc phúc, từ đó phát xuất kiểu nói “sum họp với tổ tiên”, “được chôn cất với tổ tiên”, “với bộ tộc” (St 49,29; 2Sm 2,32; 17,23; 1V 14,31; 15,24; 22,51; 2V 8,24; 12,22; 14,20; 15,7-38; 16,20; 22,20; Nkm 2,3-5). Ngược lại, không được chôn cất với gia đình hoặc tệ hơn, không được chôn cất là dấu bất hạnh và bị chúc dữ (2V 19,10; Gr 8,2; 16,46; 25,33; Tv 79,3).

Chúa Giêsu sau khi chết trên Thánh Giá, đã được mai táng trong mộ ông Giuse Arimathêô đào sẵn (Mt 27,57-61; Mc 15,42,46; 16,3; Lc 23,50-53; 24,1-2; Ga 19,38-42; 10,1-3). Nhưng ngày thứ ba Người đã trỗi dậy (Mc 16,6). Tin này cần phải được loan báo rộng rãi (Mt 28,8)… vì chúng ta sẽ cùng sống với Người (2Tm 2,11).

Linh Mục Phaolô PHẠM QUỐC TÚY - GP PHÚ CƯỜNG

Chia sẻ:

Bình luận

có thể bạn quan tâm

Chúa Giêsu Kitô và những hồi đáp
Chúa Giêsu Kitô và những hồi đáp
Tân Ước kể lại một số hồi đáp Chúa Giêsu Kitô, từ phía những ai đã tiếp xúc với Người, những hồi đáp tích cực lẫn tiêu cực.
Hôn nhân một vợ một chồng
Hôn nhân một vợ một chồng
Đơn hôn là chế độ hôn nhân một vợ một chồng, nghĩa là chỉ có bạn phối ngẫu và giữ lòng chung thủy với bạn suốt đời.
Bao dung
Bao dung
Sách Dân Số ghi lại sự kiện hai ông Enđát và Mêđát, dù được ghi trong sách các kỳ mục nhưng không đến lều mà vẫn phát ngôn ở trong trại.
Chúa Giêsu Kitô và những hồi đáp
Chúa Giêsu Kitô và những hồi đáp
Tân Ước kể lại một số hồi đáp Chúa Giêsu Kitô, từ phía những ai đã tiếp xúc với Người, những hồi đáp tích cực lẫn tiêu cực.
Hôn nhân một vợ một chồng
Hôn nhân một vợ một chồng
Đơn hôn là chế độ hôn nhân một vợ một chồng, nghĩa là chỉ có bạn phối ngẫu và giữ lòng chung thủy với bạn suốt đời.
Bao dung
Bao dung
Sách Dân Số ghi lại sự kiện hai ông Enđát và Mêđát, dù được ghi trong sách các kỳ mục nhưng không đến lều mà vẫn phát ngôn ở trong trại.
Đau khổ của Chúa Giêsu Kitô
Đau khổ của Chúa Giêsu Kitô
Chúa Giêsu Kitô đã chịu khổ vì dân mình. Cuộc khổ nạn của Người cho thấy thực chất của nhân tính nơi Người lẫn tình yêu của Người đối với nhân loại.
Điếc
Điếc
Điếc là tình trạng của một người hoàn toàn hoặc một phần nào không nghe được. Từ điếc có thể dùng để diễn tả những giới hạn về thể lý hay thiêng liêng, nó thường được dùng để mô tả sự nổi loạn thiêng liêng.
Thanh tẩy
Thanh tẩy
“Họ thấy vài môn đệ của Người dùng bữa mà tay còn ô uế, nghĩa là chưa rửa” (Mc 7,2).
Tin, nhận chúa Giêsu
Tin, nhận chúa Giêsu
Vừa định cư tại Đất Hứa, dân Chúa đã bị cám dỗ chạy theo các thần ngoại lai, khiến Giosuê phải mời gọi họ lặp lại giao ước với Thiên Chúa. Dân đã đáp lời (Gs 24).
Thân thể Đức Kitô
Thân thể Đức Kitô
Sách Châm Ngôn mời gọi “Hãy đến mà ăn bánh của ta, và uống rượu do ta pha chế” (Cn 9,5). Chúa Giêsu tự giới thiệu “Tôi là bánh hằng sống từ trời xuống. Ai ăn bánh này sẽ được sống muôn đời. Và bánh tôi ban tặng chính là...
Bánh
Bánh
Thành phần căn bản của bữa ăn thời Kinh Thánh là bánh. Bánh thánh được thường xuyên thay thế tại nơi thánh, tại Nhà Tạm hay Đền Thờ. Chúa Giêsu tự nhận mình là “Bánh trường sinh” (Ga 6,35) “Bánh từ trời xuống” (6,41).