Nói chuyện “đạo” với chất “đời”

Tại một lớp giáo lý dự tòng, một bạn trẻ đặt câu hỏi: “Thưa thầy, làm sao em có thể hiểu nổi Kinh Thánh và các giáo huấn của đạo chỉ trong vài tháng ngắn ngủi này? Có những từ ngữ khó hiểu quá! Có nhiều câu nói mà em không hình dung được là gì!”. Không chỉ mỗi cậu bạn này mà đột nhiên có nhiều thành viên khác nêu ra hàng loạt câu hỏi. Chẳng hạn như “Bánh hằng sống”, “Đối thoại trong Thánh Thần”, “Ai ăn thịt Ta sẽ sống đời đời”, “Này là máu Ta”… nghĩa là gì?. Một bạn trong lớp hỏi rằng: “Có cách nào diễn đạt dễ hiểu hơn không? Tạo cảm giác mới, ấm áp, tươi vui hơn được không?”. Bên dưới lớp, một học viên nữ không ngần ngại kể lại cảm giác lần đầu khi đọc các băng-rôn, treo trong khuôn viên nhà thờ vào một dịp lễ: “Để Lời được lớn lên”, và cho biết người bạn đồng hành đã giải thích rất lâu, tường tận mới có thể hiểu đôi chút ý nghĩa.

Cau chuyengiaodan.jpg (697 KB)

Các lời trao đổi thực tế tạo nên sự sinh động cho lớp học. Việc sử dụng ngôn ngữ chuyên môn quá nhiều không chỉ khiến người khác cảm thấy khó hiểu mà còn tạo ra một rào cản ngăn cách giữa họ và đạo. Điều này đặt ra một câu hỏi quan trọng: Làm thế nào để chúng ta có thể truyền đạt những chân lý của đức tin một cách đơn giản, dễ hiểu mà vẫn giữ nguyên được ý nghĩa sâu sắc.

Đã hẳn, tôn giáo nào cũng có những cái riêng của mình, đặc biệt, những cách nói, những từ ngữ đặc thù, mà nếu không được giải thích, người không cùng tôn giáo, tín ngưỡng không thể hiểu tới nơi, tới chốn. Vì vậy, Giáo hội luôn nỗ lực sáng tạo, tìm ra một ngôn ngữ, một cách diễn tả có tính hòa nhập, tuy vẫn giữ được những cái riêng.

Nghĩ về điều này, tôi nhớ tới cha Piô Ngô Phúc Hậu, một nhà truyền giáo ở Đất Mũi, Cà Mau. Cha có nhiều ví von rất đời, chẳng hạn Nước Trời như trái mắm, vừa gần gũi vừa có nhiều nét tương đồng với con người, hoàn cảnh ở chốn đồng bằng sông nước. Những trái mắm bập bềnh trôi theo dòng nước, tìm bến đậu, mắm mọc lan tràn. Người ta thích cách nói đó vì nó gợi hình ảnh rất đời thường. Truyền giáo là nói cho người khác hiểu về đạo, nói mà họ không hiểu là không thành công rồi!

Vẫn có những cách nói về đạo mà mọi người đều có thể hiểu, đó là bằng hành động. Người đời sẽ dễ hiểu “Bánh hằng sống” qua hành động của những cộng đoàn, của từng cá nhân sẻ chia cơm bánh cho người nghèo, người kém may, bởi vì mỗi tín hữu đều được mời gọi trở thành tấm bánh cho đời, làm dồi dào cuộc sống cho tha nhân.

Nếu chưa có những cách nói để người đời hiểu về đạo, thì vẫn có phương cách giúp tha nhân biết về đạo bằng chứng tá cuộc sống của mỗi người.

Thiên Đức

 

Từ khoá:
Chia sẻ:

Bình luận

có thể bạn quan tâm

Cái nhìn vượt qua những con số thống kê
Cái nhìn vượt qua những con số thống kê
Tổng thống Mỹ Donald Trump vừa nhậm chức đúng 2 tháng, và kịp có những chính sách làm ảnh hưởng đến nhiều nước hoặc nhiều ngành, nhiều giới.
Tiếp nối...
Tiếp nối...
Mấy tuần qua, tín hữu trên khắp thế giới nhất loạt hướng về bệnh viện Gemelli (Rome) trong từng tin tức cập nhật tình hình sức khỏe của Đức Thánh Cha Phanxicô.
Một hành trình đổi mới từ nữ tu Raffaella Petrini
Một hành trình đổi mới từ nữ tu Raffaella Petrini
Ngày 12.2.2025, Đức Giáo hoàng Phanxicô bổ nhiệm nữ tu Raffaella Petrini làm Chủ tịch Phủ Thống đốc Thành Vatican, chính thức thực hiện sứ vụ từ 1.3.2025.
Cái nhìn vượt qua những con số thống kê
Cái nhìn vượt qua những con số thống kê
Tổng thống Mỹ Donald Trump vừa nhậm chức đúng 2 tháng, và kịp có những chính sách làm ảnh hưởng đến nhiều nước hoặc nhiều ngành, nhiều giới.
Tiếp nối...
Tiếp nối...
Mấy tuần qua, tín hữu trên khắp thế giới nhất loạt hướng về bệnh viện Gemelli (Rome) trong từng tin tức cập nhật tình hình sức khỏe của Đức Thánh Cha Phanxicô.
Một hành trình đổi mới từ nữ tu Raffaella Petrini
Một hành trình đổi mới từ nữ tu Raffaella Petrini
Ngày 12.2.2025, Đức Giáo hoàng Phanxicô bổ nhiệm nữ tu Raffaella Petrini làm Chủ tịch Phủ Thống đốc Thành Vatican, chính thức thực hiện sứ vụ từ 1.3.2025.
Khi xây mới dễ hơn trùng tu, gìn giữ
Khi xây mới dễ hơn trùng tu, gìn giữ
Ở đâu đó vẫn còn nhiều ngôi nhà thờ dựng lên trong tạm bợ, đơn sơ, vì nằm ở vùng sâu, xa, khó khăn…, khi mà nhà của người giáo dân sở tại còn trống trước, hở sau.
Tinh thần  Têrêsa Calcutta
Tinh thần Têrêsa Calcutta
Sắc lệnh của Bộ Phụng tự công bố hôm 11.2.2025 cho biết, Đức Thánh Cha - xét đến yêu cầu và nguyện vọng của các mục tử, tu sĩ và các tín hữu trên thế giới - đã ghi tên Mẹ Têrêsa Calcutta vào lịch phụng vụ chung, và lấy...
“Ai có khả năng thì viết đi”
“Ai có khả năng thì viết đi”
Đó là lời mời gọi của Đức TGM Giuse Nguyễn Năng - Chủ tịch Hội đồng Giám mục Việt Nam - trong buổi nói chuyện hôm 20.1.2025 với liên tu sĩ TGP TPHCM.
Bài học từ khổ đau, bệnh tật
Bài học từ khổ đau, bệnh tật
Ngày 11.2.2025 sắp tới là ngày lễ Đức Mẹ hiện ra tại Lộ Đức. Vào dịp này, Giáo hội hoàn vũ long trọng cử hành lễ nhớ Đức Mẹ Maria, Mẹ Thiên Chúa, Đấng đã hiện ra với Thánh nữ Bernadette.
Ðể người nghèo cũng có Tết
Ðể người nghèo cũng có Tết
Tết với người Việt Nam quả là thiêng liêng, cao quý. Có thể nói không một ai lại không cảm thấy nôn nao trong những ngày cuối năm Âm lịch.
Vị Giám mục khiêm hạ
Vị Giám mục khiêm hạ
Ðức Giám mục Giuse Trần Xuân Tiếu, người đã dành trọn đời mình để phục vụ giáo phận Long Xuyên, vừa qua đời sáng 7.1.2025.