Trưởng thành từ nếp nhà

Sau một tuần nhập học, con trai lớn của tôi nói: “Cũng chưa có gì nhiều mẹ à! Con vẫn mong chờ những bài tập khó để làm mà chưa có. Thầy vẫn dạy về thời khóa biểu, nội quy này nọ thôi”.

Tôi giải thích: “Mẹ biết con sẽ cảm thấy hơi chán một xíu. Nhưng đây là thời gian quan trọng, khi thầy muốn tập lại cho các con về thói quen học tập sau ba tháng hè vui chơi. Khi các con đã vào nề nếp rồi, sẽ dễ tập trung hơn”.

truongthanh.jpg (317 KB)
Mỗi tháng một lần, chúng tôi đến với Đức Mẹ

Ở đâu cũng vậy, khi có một lịch trình cụ thể, các thành viên sẽ dễ hòa nhập hơn. Bởi khi nhìn vào đó, mọi người sẽ biết được những gì đã xảy ra, việc gì cần làm hiện tại và việc gì cần chuẩn bị tiếp theo. Trong gia đình cũng tương tự, tôi thường tạo ra một lịch trình cụ thể để các con dựa vào đó mà sắp xếp. Mỗi tối, sau khi đọc kinh, cả nhà thường có khoảng thời gian “chất lượng” với nhau. Chúng tôi chia sẻ về một ngày đã qua, những vui buồn mình gặp phải, cả bài học kinh nghiệm rút ra, nếu có; nhắc nhau những việc cần làm cho hôm sau; hay cùng đọc một cuốn sách nào đó. Cũng có nhiều hôm là vài câu đố vui...

Những lịch trình không cầu kỳ phức tạp mà dễ hiểu với những hình ảnh minh họa. Ví dụ mỗi ngày cả nhà sẽ thức dậy lúc 7g sáng, đọc kinh dâng ngày cho Chúa; sau đó làm vệ sinh cá nhân, ăn sáng rồi đi học. Cha mẹ luôn là người làm trước và làm mẫu, các con sẽ làm theo. Em nhỏ làm theo anh lớn. Cha mẹ nhắc nhở, sửa dạy con; anh chị lớn giúp em nhỏ. Cứ như thế, những thói quen sinh hoạt hàng ngày tạo thành nếp nhà.

Chính nhờ những thói quen đó, mà hôm nào chúng tôi lỡ quên đọc kinh mà đi ngủ, con trai 6 tuổi của tôi cũng sẽ nhắc: “Ba ơi, mẹ ơi, mình quên đọc kinh rồi!”.

Bạn có tin rằng, từ những tương tác qua lại đời thường mà gia đình gắn kết với nhau hơn không? Nhờ nếp nhà mà các thành viên luôn cảm thấy an toàn và được yêu thương. Khi quen với lịch trình ở nhà, các con sẽ dễ hiểu và chấp nhận những “lịch trình” khác trong cuộc sống, từ bé nhỏ nhất như thời khóa biểu ở trường, hay các sự sắp đặt phải tuân theo khi dần trưởng thành. Nếp nhà cũng giúp chúng tôi cùng trân trọng mái ấm cùng sự bình yên, hạnh phúc mà mình đang có.

QUỲNH DAO

Từ khoá:
Chia sẻ:

Bình luận

có thể bạn quan tâm

Tháng ba ngan ngát mùa đào
Tháng ba ngan ngát mùa đào
Tháng Ba về, trong cái nắng gay gắt làm tôi nhớ thiết tha cái bóng mát của gốc đào lộn hột trước nhà, nhớ mùi hương thoang thoảng của trái đào chín rụng dưới gốc và hơn hết là thèm tô canh đào má nấu - món ăn gắn liền...
Ước mơ thực sự  của nàng tiên cá
Ước mơ thực sự của nàng tiên cá
Nhiều người thế hệ 8x-9x đã lớn lên với phiên bản hoạt hình “Nàng tiên cá” của Disney, thành ra tự đóng đinh trong đầu ấn tượng về nàng tiên cá là một nhân vật si tình, vì một hoàng tử mới gặp mà sẵn sàng hy sinh tính mạng.
Nhớ ngôi thánh đường cũ
Nhớ ngôi thánh đường cũ
Từ ngoài cổng, tôi nhìn nhà thờ cũ hiu quạnh kế bên không một bóng người lui tới như nhìn về ký ức mình, của thế hệ chúng tôi và của những lớp người trước đó, từ khi xứ đạo này hình thành.
Tháng ba ngan ngát mùa đào
Tháng ba ngan ngát mùa đào
Tháng Ba về, trong cái nắng gay gắt làm tôi nhớ thiết tha cái bóng mát của gốc đào lộn hột trước nhà, nhớ mùi hương thoang thoảng của trái đào chín rụng dưới gốc và hơn hết là thèm tô canh đào má nấu - món ăn gắn liền...
Ước mơ thực sự  của nàng tiên cá
Ước mơ thực sự của nàng tiên cá
Nhiều người thế hệ 8x-9x đã lớn lên với phiên bản hoạt hình “Nàng tiên cá” của Disney, thành ra tự đóng đinh trong đầu ấn tượng về nàng tiên cá là một nhân vật si tình, vì một hoàng tử mới gặp mà sẵn sàng hy sinh tính mạng.
Nhớ ngôi thánh đường cũ
Nhớ ngôi thánh đường cũ
Từ ngoài cổng, tôi nhìn nhà thờ cũ hiu quạnh kế bên không một bóng người lui tới như nhìn về ký ức mình, của thế hệ chúng tôi và của những lớp người trước đó, từ khi xứ đạo này hình thành.
Bầu trời kỷ niệm  khi đi lễ cùng gia đình
Bầu trời kỷ niệm khi đi lễ cùng gia đình
“Mùa tím” về, chợt nghe ai đó hỏi “Bao lâu rồi bạn chưa đi lễ cùng gia đình?”, những ký ức xưa cũ, những khoảnh khắc bị lãng quên bây giờ ùa về, để rồi nhìn lại sự ấm áp khi cùng ông bà, cha mẹ... đi lễ.
Giới tính thai nhi chiếc “túi mù” lớn nhất
Giới tính thai nhi chiếc “túi mù” lớn nhất
Khi quyết định chờ đợi đến ngày sinh rồi biết giới tính của thai nhi, nhiều người ví von đó như cách hồi hộp chờ khui “túi mù” rất lớn - món quà hạnh phúc của cha mẹ. So với “trend” khui túi mù thì chờ đợi đủ tháng đủ...
Hàng rào bù ngót của mẹ
Hàng rào bù ngót của mẹ
Thay vì trồng dâm bụt, xương rồng hay bất kỳ loại cây nào khác, mẹ tôi chọn bù ngót để tạo nên hàng rào xanh mướt bao quanh khoảnh sân gạch
Hạt đậu dưới 20 lớp nệm
Hạt đậu dưới 20 lớp nệm
“Công chúa và hạt đậu” của nhà văn Hans Christian Andersen thoạt nhìn là một truyện cổ tích kỳ lạ, có chút phi logic và châm biếm.
Người trẻ xa quê mưu sinh
Người trẻ xa quê mưu sinh
Mỗi tối, sau khi hoàn thành cuốc xe cuối cùng, Hoàng vào một quán ven đường, gọi dĩa cơm bình dân và lướt nhanh tin nhắn từ mẹ: “Con nhớ ăn uống đầy đủ nha, đừng thức khuya quá”.
Nhà trọ và nhà thờ
Nhà trọ và nhà thờ
Là công nhân may, làm việc trong một khu công nghiệp lớn của thành phố, như bao người xa quê khác, tôi đã quen với cảnh chuyển trọ hết lần này đến lần khác.