Vẫn hiện hữu nỗi lo

Gần đây các vụ ngộ độc thực phẩm tập thể liên tiếp xảy ra tại nhiều địa phương đã gióng lên nỗi lo về an toàn thực phẩm. Tính đến quý I/2024, cả nước đã ghi nhận 16 vụ, làm 659 người bị ngộ độc, trong đó có ba người tử vong. Đặc biệt, ở tỉnh Khánh Hòa có ba vụ nghiêm trọng chỉ trong thời gian ngắn, trong đó có hai vụ ở trường học.

an-toan-thuc-pham.jpg (61 KB)

Cũng thời điểm này, trong khuôn khổ của Tháng hành động vì an toàn thực phẩm năm 2024, kéo dài từ 15.4 đến 15.5, năm đoàn kiểm tra liên ngành Trung ương do Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn và Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan để tiến hành kiểm tra công tác bảo đảm an toàn thực phẩm tại 10 tỉnh, thành phố trọng điểm. Đây là các địa phương có nhiều trường hợp ngộ độc thực phẩm trong thời gian gần đây. Tuy nhiên, có một thực tế là dù có những đoàn liên ngành theo kiểu “trống rong cờ mở”, nhưng khó lòng đẩy lùi các nguy cơ tiềm ẩn ở các bếp ăn tập thể như trường học, khu chế xuất, khu công nghiệp. Bởi lẽ, các đoàn đi đến chớp nhoáng, khó kiểm soát hết quy trình từ giết mổ, gieo trồng đến phân phối, chế biến, bảo quản và thành phần thức ăn trong các bếp ăn tập thể. Thế mới biết, ngộ độc thực phẩm có nguyên nhân chuỗi, nó có thể xảy ra ở bất kỳ khâu nào, hoàn toàn không phụ thuộc nhiều vào đoàn kiểm tra công tác.

Có thể nói, nguyên nhân chính vẫn là sự chủ quan của con người. Sự chủ quan này có thể là vô ý, thiếu quan sát, thận trọng, nhưng cũng phần nhiều vì lòng tham và lợi nhuận. Chẳng hạn, người nông dân đã mang tư duy “lợn nuôi hai chuồng, rau trồng hai luống”, con nào nuôi tăng trọng, chất tạo nạc thì bán ra ngoài; luống rau nào phun nhiều thuốc kích thích, chất bảo quản thì mang ra chợ, chỉ giữ cho mình thực phẩm sạch. Hành vi này rõ ràng tạo nhiều nguy cơ. Cũng vậy, người kinh doanh bếp ăn vì ham rẻ, vì muốn kiếm nhiều lợi nhuận, chọn thực phẩm không tốt, đã tạo cho bếp ăn nguy cơ mất an toàn. Chẳng có chuyên ngành nào giám sát được “những chi tiết này”, mà phụ thuộc vào lương tâm đạo đức...

Câu hỏi đặt ra là, cần làm gì để lấp đầy những lỗ hổng trong phân cấp trách nhiệm quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm? Chính quyền cơ sở cũng phải đảm nhận trách nhiệm trong việc giám sát.

Sau mỗi vụ ngộ độc thực phẩm, cần có sự điều tra và xử lý kịp thời, nghiêm túc để ngăn chặn vi phạm tái diễn. Đây là biện pháp cần thiết để đảm bảo an toàn, bảo vệ sức khỏe của người dân. Mặt khác, cần kiên quyết xử lý nghiêm các cơ sở không đảm bảo và đình chỉ hoạt động đối với những cơ sở không đủ điều kiện. Công tác kiểm tra cần được thực hiện liên tục, thường xuyên và bất ngờ.

Ngô Quốc Đông

 

Từ khoá:
Chia sẻ:

Bình luận

có thể bạn quan tâm

Liệu có việc gì nhẹ mà lương cao không?
Liệu có việc gì nhẹ mà lương cao không?
Chắc chắn là không. Nhưng hằng ngày vẫn nhan nhản thông tin có người bị gạt vì nghe lời dụ dỗ đi làm “việc nhẹ lương cao”, hoặc tham gia các sàn ảo “làm ít ăn nhiều”.
Có sức ảnh hưởng lớn, trách nhiệm phải cao
Có sức ảnh hưởng lớn, trách nhiệm phải cao
“Sữa tiểu đường của nghệ sĩ A, thực phẩm chức năng của nghệ sĩ B, thuốc giảm cân của nghệ sĩ C… uống vào đao thương bất nhập, chặt được đá chém được hổ…” là những lời chế giễu, châm biếm, hài hước về câu chuyện mất lòng tin từ...
Họa từ chó thả rông nói hoài vẫn phải nói nữa
Họa từ chó thả rông nói hoài vẫn phải nói nữa
Tuần rồi, tin tức về việc một bảo vệ vì nhắc nhở du khách không dắt chó vào phố đi bộ Nguyễn Huệ (Quận1, TPHCM) đã bị cặp nam nữ gây thương tích đem đến khá nhiều cảm xúc, phần đông là sự ngán ngẫm và phẫn nộ. Cần nói...
Liệu có việc gì nhẹ mà lương cao không?
Liệu có việc gì nhẹ mà lương cao không?
Chắc chắn là không. Nhưng hằng ngày vẫn nhan nhản thông tin có người bị gạt vì nghe lời dụ dỗ đi làm “việc nhẹ lương cao”, hoặc tham gia các sàn ảo “làm ít ăn nhiều”.
Có sức ảnh hưởng lớn, trách nhiệm phải cao
Có sức ảnh hưởng lớn, trách nhiệm phải cao
“Sữa tiểu đường của nghệ sĩ A, thực phẩm chức năng của nghệ sĩ B, thuốc giảm cân của nghệ sĩ C… uống vào đao thương bất nhập, chặt được đá chém được hổ…” là những lời chế giễu, châm biếm, hài hước về câu chuyện mất lòng tin từ...
Họa từ chó thả rông nói hoài vẫn phải nói nữa
Họa từ chó thả rông nói hoài vẫn phải nói nữa
Tuần rồi, tin tức về việc một bảo vệ vì nhắc nhở du khách không dắt chó vào phố đi bộ Nguyễn Huệ (Quận1, TPHCM) đã bị cặp nam nữ gây thương tích đem đến khá nhiều cảm xúc, phần đông là sự ngán ngẫm và phẫn nộ. Cần nói...
Nỗi “sầu đông lạnh”
Nỗi “sầu đông lạnh”
Từ tháng 8 năm 2024, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam và Tổng cục Hải quan Trung Quốc đã ký kết nghị định thư xuất khẩu sầu riêng đông lạnh, dừa tươi và cá sấu Việt Nam sang Trung Quốc.
Bệnh viện và câu chuyện đầu tư xây dựng
Bệnh viện và câu chuyện đầu tư xây dựng
Cơ sở hạ tầng của một số thành phố ở nước ta phát triển khá mạnh; nhiều chung cư, đường sá, cầu lớn nhỏ nối tiếp xây dựng, cải tạo, chỉnh trang. Nhanh và nhiều nhất có lẽ là các dự án nhà ở, trung tâm thương mại, bằng những...
Có một cái tết nhẹ nhàng
Có một cái tết nhẹ nhàng
Kỳ nghỉ Tết “không dài không ngắn” đã khép lại, mọi thứ dần trở về với guồng quay vốn dĩ. Nhìn lại cả cái Tết Ất Tỵ, cụm từ “nhẹ nhàng hơn” có lẽ tóm được gọn nhất cho cả không khí một mùa Tết cổ truyền.
Tản mạn chuyện kẹt xe và quẹo phải
Tản mạn chuyện kẹt xe và quẹo phải
Tuần qua ở TPHCM rơi vào cảnh kẹt xe nghiêm trọng, có nơi kéo dài nhiều tiếng đồng hồ, dù không phải là giờ cao điểm. Do Nghị định 168 mới được áp dụng mấy ngày nên không ít dư luận nói nguyên nhân vì không cho rẽ phải khi...
Phạt nặng vi phạm giao thông nghĩ từ hai chiều
Phạt nặng vi phạm giao thông nghĩ từ hai chiều
Nghị định 168 đã nâng mức phạt của 26 lỗi vi phạm giao thông cao gấp nhiều lần so với trước đây, với lỗi thấp nhất phạt từ 4-6 triệu đồng và cao nhất lên đến 40-50 triệu đồng. Từ 1.1.2025 cũng sẽ bắt đầu trừ điểm, phục hồi điểm...
Vị Giám mục khiêm hạ
Vị Giám mục khiêm hạ
Ðức Giám mục Giuse Trần Xuân Tiếu, người đã dành trọn đời mình để phục vụ giáo phận Long Xuyên, vừa qua đời sáng 7.1.2025.