Ðể thiếu nhi không ngán học giáo lý

Những ngày trong tuần, thiếu nhi đến trường với thời khóa biểu dày đặc. Vừa về tới nhà, ăn uống qua loa, nhiều em còn được cha mẹ gởi đến các trung tâm Anh ngữ hoặc học đàn, tập bơi, học võ… Nói cho cùng, học cái gì cũng tốt và không bao giờ thừa; nhưng dồn quá nhiều thứ cùng lúc sẽ khiến các em mệt mỏi, uể oải. Về lâu dài sẽ ảnh hưởng sức khỏe nếu không có chế độ nghỉ ngơi phù hợp. Ngày Chúa nhật các em lại đi học giáo lý, phải trả bài, thuộc kinh. Không ít giáo lý viên còn xét nét đến nỗi phải đúng từng dấu chấm, dấu phẩy khi làm bài. Tuổi thơ, xoay vần chỉ học và học. Dù biết, người có trách nhiệm không bao giờ mong muốn xấu cho thế hệ trẻ.

H1BD.webp (122 KB)
Đố vui giáo lý tại một xứ đạo

Việc dạy giáo lý, vun trồng đức tin cho các em, không thể hoàn thành theo tiến độ hay chỉ tiêu. Vì thước đo của đức tin xưa nay chưa hề là thành tích, bao nhiêu em được rước lễ, bao nhiêu trẻ tới khóa được lãnh nhận Bí tích Thêm sức? Khi các bạn nhỏ vừa áp lực điểm số trên trường, ngày nghỉ duy nhất phải đối mặt với bài vở tiếp tục, quả thực sẽ thật kinh khủng.

Ở nhiều nơi, thay vì tạo áp lực cho các bé, giáo lý viên đã vận dụng những cách dạy mới, sáng tạo trong giờ lên lớp. Giáo lý viên cũng ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy. Tiết học hấp dẫn hơn với các đoạn phim ngắn, hình ảnh sinh động, các trò chơi thú vị… Một số xứ đạo còn quy định hẳn mỗi tuần chỉ dạy giáo lý với thời gian 30 phút hay 45 phút nhất định. Giờ còn lại để thiếu nhi văn nghệ, vui chơi trước khi cử hành thánh lễ. Như thế, các em vừa học, vừa giải trí, nhẹ nhàng… Những bạn nhỏ sẽ chẳng những không nhàm chán mà ngược lại, còn cảm thấy thích thú vì “điểm hẹn cuối tuần” này.

Một trong những bất lợi không thể tránh khỏi của việc tổ chức lớp giáo lý hiện nay là các em học song song thời điểm với chương trình văn hóa. Khi các em khai giảng năm học mới ở trường thì tại nhà thờ, các lớp giáo lý cũng mở trở lại. Nếu để lớp giáo lý trở thành nỗi ám ảnh của thiếu nhi, khiến lớp trẻ không có tâm trạng vui vẻ, phấn khởi và tự nguyện tìm hiểu, thì về dài lâu sẽ không mang lại hiệu quả cao. Sự đổi mới cách thức dạy giáo lý mang tới bầu khí thoải mái, sinh động rất cần trong hoàn cảnh này.

 Nguyễn Minh Trí, TPHCM

Từ khoá:
Chia sẻ:

Bình luận

có thể bạn quan tâm

Hành trình hành hương trong đôi mắt của Luce
Hành trình hành hương trong đôi mắt của Luce
Nhân vật biểu tượng Năm Thánh 2025 Luce đã thật sự gây được ấn tượng mạnh mẽ, thu hút các bạn trẻ khắp nơi trên thế giới. Vậy nhưng, bạn có để ý đến chiếc vỏ sò độc đáo trong đôi mắt của Luce không?
Thấy gì nơi chiếc áo của Luce?
Thấy gì nơi chiếc áo của Luce?
Nhân vật Luce là đại diện cho những giá trị mà Năm Thánh 2025 hướng tới như hy vọng, tình huynh đệ, hành trình hành hương... Điều này được thể hiện qua từng chi tiết trên trang phục.
Có ai để ý chuỗi Mân Côi của Luce?
Có ai để ý chuỗi Mân Côi của Luce?
Ðược công bố trước công chúng cách đây không lâu, nhân vật Luce quả thật đã nhanh chóng tạo nên cơn sốt trên toàn cầu, đặc biệt đối với những người trẻ. Một chi tiết khiến nhiều người không khỏi tò mò là chuỗi Mân Côi mà Luce đeo.
Hành trình hành hương trong đôi mắt của Luce
Hành trình hành hương trong đôi mắt của Luce
Nhân vật biểu tượng Năm Thánh 2025 Luce đã thật sự gây được ấn tượng mạnh mẽ, thu hút các bạn trẻ khắp nơi trên thế giới. Vậy nhưng, bạn có để ý đến chiếc vỏ sò độc đáo trong đôi mắt của Luce không?
Thấy gì nơi chiếc áo của Luce?
Thấy gì nơi chiếc áo của Luce?
Nhân vật Luce là đại diện cho những giá trị mà Năm Thánh 2025 hướng tới như hy vọng, tình huynh đệ, hành trình hành hương... Điều này được thể hiện qua từng chi tiết trên trang phục.
Có ai để ý chuỗi Mân Côi của Luce?
Có ai để ý chuỗi Mân Côi của Luce?
Ðược công bố trước công chúng cách đây không lâu, nhân vật Luce quả thật đã nhanh chóng tạo nên cơn sốt trên toàn cầu, đặc biệt đối với những người trẻ. Một chi tiết khiến nhiều người không khỏi tò mò là chuỗi Mân Côi mà Luce đeo.
Vài suy nghĩ về Luce
Vài suy nghĩ về Luce
Luce - nhân vật biểu tượng của Năm Thánh 2025 - xuất hiện như một luồng gió tươi trẻ thổi vào lòng Giáo hội.
Lễ Phục Sinh không có ngày cố định
Lễ Phục Sinh không có ngày cố định
Vào những thế kỷ đầu tiên, trong Giáo hội đã xảy ra một cuộc tranh luận sôi nổi và gay gắt giữa hai phe: một phe chủ trương mừng lễ Phục Sinh vào ngày 14 tháng Nisan, nghĩa là vào lễ Vượt Qua của Do Thái giáo; phe còn lại...
Về bức tranh Các Thánh tử đạo
Về bức tranh Các Thánh tử đạo
Bức họa do họa sĩ Gordon Faggetter vẽ, được treo ở tiền đường Đền thờ Thánh Phêrô ở Rôma trong lễ tuyên phong 117 thánh Tử Đạo Việt Nam, ngày 19.6.1988.
Nhớ các tu sĩ đã qua đời
Nhớ các tu sĩ đã qua đời
Ghé thăm tu viện Chúa Quan Phòng Cù Lao Giêng một ngày tháng 11, trong bầu khí tĩnh lặng và tưởng niệm, khi nhìn thấy các sơ thay phiên nhau ra phía khu Đất Thánh để đọc kinh, tôi cũng xin được đi cùng.
Cùng đọc Phúc Âm với thừa tác viên công bố Tin Mừng?
Cùng đọc Phúc Âm với thừa tác viên công bố Tin Mừng?
Trong các thánh lễ dành cho thiếu nhi, ở một số nơi, chủ tế thường cho các em đọc lại bản văn Tin Mừng. Xin cho biết việc này có đúng theo quy định không?
Nhân lên những nghĩa tình…
Nhân lên những nghĩa tình…
Bây giờ, ở các tuyến phố đông đúc, hình ảnh những bình nước lọc, trà đá với bảng: “Nước uống miễn phí” không còn xa lạ nữa. Có nhiều nơi, chủ nhà chỉ kê chỗ đơn sơ, không ghi gì.