Hãy nghĩ đến một cục băng...

“Hãy nghĩ đến một cục băng và giữ cho cái đầu mình tỉnh lạnh”. Đây là một trong những nghệ thuật “làm người Sparta mẫu mực” trong cuốn sách lịch sử hài hước “Người Hy Lạp huyền thoại” của Terry Deary. Vào thời Hy Lạp cổ, dù người Sparta bị người Athen chê bai là võ biền, thô bạo, liều lĩnh nhưng kỳ thực, sự dũng cảm rất cần có lý trí vững vàng. Bản năng nguyên thủy của sinh vật là trốn chạy mỗi khi gặp nguy hiểm hoặc kẻ địch mạnh hơn, nhưng vì con người có lý trí nên sẽ biết suy nghĩ, cân nhắc và chọn đối mặt hay rút lui. Cảm xúc mạnh mẽ có thể giúp người ta bật “mode” liều trong thời gian ngắn, dễ đánh nhanh thắng nhanh. Tuy nhiên, nếu muốn đánh chắc thắng chắc thì ngoài trái tim nóng, ta còn cần một cái đầu lạnh và sáng suốt.

Tiếc thay, “con người là loài động vật có lý trí nhưng luôn mất bình tĩnh khi phải hành động theo lý trí” (Oscar Wilde), nhất là trong lúc nguy nan hoặc đau khổ. Nhà văn Nam Cao từng viết,  một người bị đau chân chỉ quan tâm tới cái chân đau của mình chứ không còn hơi sức thương xót ai; cái thiện trong lòng người đó bị nỗi khổ sở, buồn đau, ích kỷ che lấp. Bấy giờ, họ đã biến mình thành nhân vật chính trong vở bi kịch cuộc đời.

Trong văn học nghệ thuật, có ba loại ngôi kể:

- Ngôi thứ nhất là góc nhìn từ một nhân vật, thường là nhân vật chính và xưng “tôi”. Đây là ngôi kể giàu tính biểu cảm nhất, mô tả tâm lý cá nhân chi tiết nhất nhưng thiếu đi sự khách quan, do hầu hết mọi chuyện đều chỉ xoay quanh nhân vật “tôi”. Vì vậy mới có khái niệm “Người kể chuyện không đáng tin” (Unreliable Narrator, viết tắt là U.N). Điển hình là bộ phim Nhật Bản “Rashomon” (1950), cả ba nhân vật chủ chốt trong phim cùng kể lại một câu chuyện nhưng ai cũng kể theo hướng có lợi cho bản thân nhất.

- Ngôi thứ hai là góc nhìn của độc giả, khá hiếm gặp trong văn chương nhưng xuất hiện khá nhiều trong trò chơi điện tử. Ngôi kể này thường gọi nhân vật chính là “bạn” và kể chuyện từ góc nhìn của độc giả dõi theo nhân vật này. Ngôi thứ hai được dùng để tạo sự gần gũi cho người xem, khiến họ thấy như mình trực tiếp tham gia vào câu chuyện.

- Ngôi thứ ba là góc nhìn “toàn cảnh”, linh hoạt và tự do nhất, khi tác giả như một vị thần vô hình dõi theo các nhân vật trong truyện, kết nối từng mảnh đời riêng lẻ thành một bức tranh lớn. Cách kể ngôi thứ ba đã xuất hiện từ thời xa xưa trong thần thoại, truyền thuyết, cổ tích, truyện cười… Trái với ngôi thứ nhất đậm chất cá nhân, ngôi thứ ba có tính cộng đồng, khách quan và bao quát.

*

Brother Bear.jpg (176 KB)

Trong bộ phim hoạt hình “Cậu em gấu” (Brother Bear, 2003) của Disney, vai nam chính là em út trong ba anh em trai, sống trong bộ lạc thổ dân châu Mỹ bản địa ở Kỷ Băng hà. Sau khi chứng kiến anh cả hy sinh để cứu các em khỏi gấu dữ, cậu út mang lòng oán hận, quyết tâm đi tìm con gấu để báo thù. Nỗi đau mất người thân khiến cậu mờ mắt, cho rằng dã thú không có tình cảm hay trí khôn, chỉ là lũ quái vật khát máu. Nào ngờ vừa xử xong con gấu, những thế lực siêu nhiên đã biến cậu thành gấu, bắt cậu nếm cảm giác làm động vật bị loài người săn đuổi. Chuyến phiêu lưu trong lốt gấu giúp chàng trai hiểu ra nhiều bài học quý giá. Thì ra con gấu từng tấn công anh em cậu cũng chỉ muốn bảo vệ con nó. Thì ra trong mắt loài gấu và nhiều động vật khác, con người mới là “quái vật”.

Cuối phim, nam chính đã giác ngộ nên được biến lại thành người, vậy nhưng cậu chọn quay về làm gấu. Bởi cậu muốn chăm sóc chú gấu con mồ côi thay gấu mẹ bị mình giết. Lòng thù hận lúc trước của cậu nay đã thay bằng tình yêu thương.

Thông thường, khi còn non trẻ, chúng ta kể về đời mình theo ngôi thứ nhất. Cảm xúc, tâm tư, quan điểm của ta trở thành điều đáng chú ý hơn cả, những thứ còn lại đều ít quan trọng. Vì góc nhìn hẹp nên ta cũng dễ buồn bã, tổn thương khi cảm thấy mình lạc lõng, khi yêu mà không được đáp lại hoặc khi cố gắng thể hiện nhưng không ai công nhận. Chỉ khi đủ chín chắn và trải nghiệm, ta mới ngộ ra mình không phải nhân vật chính duy nhất, ai cũng là nhân vật chính trong đời họ. Chìa khóa mở ra sự thấu hiểu chính là biết đặt mình vào vị trí người khác, giống như kể chuyện từ ngôi thứ ba vậy. Nhờ thế, ta dần mở rộng tầm nhìn, mài sắc lý trí, từ đó dùng “cục băng” lý trí dập tắt ngọn lửa cảm xúc tiêu cực trong lòng. Không phải ngẫu nhiên mà Marcus Tullius Cicero, nhà chính trị kiêm triết gia La Mã, nhận xét: “Người sáng suốt đi theo lý trí, người bình thường đi theo kinh nghiệm, người ngu ngốc đi theo nhu cầu, và kẻ vũ phu đi theo bản năng”.

Ths-Bs Lan Hải

 

Chia sẻ:

Bình luận

có thể bạn quan tâm

Ðừng “bình thường hóa” chuyện quấy rối!
Ðừng “bình thường hóa” chuyện quấy rối!
Một nữ nhân viên công sở, sau thời gian dài làm việc đã quyết định xin nghỉ. Cô không ngờ là trong số các đối tác, có người để ý cô từ lâu vì sự làm việc tận tụy, quan tâm, tạo nhiều cơ hội cho họ hợp tác.
Tiền dậy thì, trẻ cần làm gì?
Tiền dậy thì, trẻ cần làm gì?
Trước khi bước vào tuổi dậy thì, trẻ thơ có một bước ngoặt khá quan trọng, gọi là “giai đoạn tiền dậy thì”. Một số em sẽ bỡ ngỡ khi gặp những biểu hiện phát triển giới tính như kinh nguyệt ở em gái, mộng tinh ở em trai.
Tài giỏi bại hoại vì kiêu
Tài giỏi bại hoại vì kiêu
Trong tiếng Anh, từ “megalomania” dịch sát nghĩa là “chứng hoang tưởng tự đại”, chỉ người quá ham muốn quyền lực và danh vọng; ỷ có tài, sinh thói kiêu căng tự mãn, luôn đòi hỏi được đối xử ưu tiên/đặc biệt hơn người; tự cho mình quan trọng, không...
Ðừng “bình thường hóa” chuyện quấy rối!
Ðừng “bình thường hóa” chuyện quấy rối!
Một nữ nhân viên công sở, sau thời gian dài làm việc đã quyết định xin nghỉ. Cô không ngờ là trong số các đối tác, có người để ý cô từ lâu vì sự làm việc tận tụy, quan tâm, tạo nhiều cơ hội cho họ hợp tác.
Tiền dậy thì, trẻ cần làm gì?
Tiền dậy thì, trẻ cần làm gì?
Trước khi bước vào tuổi dậy thì, trẻ thơ có một bước ngoặt khá quan trọng, gọi là “giai đoạn tiền dậy thì”. Một số em sẽ bỡ ngỡ khi gặp những biểu hiện phát triển giới tính như kinh nguyệt ở em gái, mộng tinh ở em trai.
Tài giỏi bại hoại vì kiêu
Tài giỏi bại hoại vì kiêu
Trong tiếng Anh, từ “megalomania” dịch sát nghĩa là “chứng hoang tưởng tự đại”, chỉ người quá ham muốn quyền lực và danh vọng; ỷ có tài, sinh thói kiêu căng tự mãn, luôn đòi hỏi được đối xử ưu tiên/đặc biệt hơn người; tự cho mình quan trọng, không...
Ðừng để cơn giận đi quá xa
Ðừng để cơn giận đi quá xa
Một Việt kiều hay được mời đi phiên dịch ở tòa án kể lại câu chuyện thật 100% để khuyên nhủ con cháu và cũng là để tự răn mình:
Hệ lụy nào cho những kẻ bắt nạt?
Hệ lụy nào cho những kẻ bắt nạt?
Khi làm cuộc khảo sát nho nhỏ với những người đã về hưu, người ta nhận ra hình thức bắt nạt nơi làm việc không thay đổi, dù thời gian đã trôi qua 20 hoặc 30 năm.
Trái tim thép và đôi sừng kim cương
Trái tim thép và đôi sừng kim cương
Truyện ngụ ngôn “Dê đen và dê trắng” có lẽ nhiều người vẫn được nghe kể từ thời mẫu giáo, lớn lên hóa ra lại cảm thấy giàu ý nghĩa hơn ta tưởng. Trẻ con chỉ biết đây là câu chuyện về lòng dũng cảm, tự tin và cách ứng...
Cái giá của trái trí tuệ
Cái giá của trái trí tuệ
Một sinh viên đại học, sau chuyến về quê nghỉ hè, đã than phiền với bạn thân: “Bực mình quá! Họ hàng ở quê toàn bảo tớ là con gái thì học cao quá làm gì, khó lấy chồng. Thật cổ hủ!”.
Hũ bạc không bao giờ cạn
Hũ bạc không bao giờ cạn
Trong kho tàng cổ tích có truyện “Hũ bạc của ông già đốt than”, kể về một gia đình sống bằng nghề đốt than. Người cha rất chăm chỉ, từ thời trẻ đã cần cù lên rừng đốn củi, đốt than đem bán, tiết kiệm được cả một hũ bạc.
Có không giữ, mất lại tiếc?
Có không giữ, mất lại tiếc?
Nhiều câu chuyện hư cấu trên mạng, nhất là truyện tình cảm lãng mạn, gần đây đang thịnh hành mô-típ “có không giữ, mất tiếc ghê” hoặc “có không giữ, mất.