Mây của trời cứ để gió cuốn đi

Trong tựa trò chơi điện tử kinh dị Nhật Bản “Fatal Frame 3” (2005), người chơi vào vai nữ ký giả bị mất hôn phu sau tai nạn xe. Nỗi đau quá lớn khiến cô vướng vào truyền thuyết kỳ bí “dinh thự giấc ngủ”. Khi con người trải qua nỗi đau mất người thân, họ có thể mơ thấy tòa dinh thự rùng rợn này. Bóng ma người quá cố ẩn hiện trong dinh thự, dẫn dụ nạn nhân lao vào như thiêu thân. Chỉ cần nạn nhân từ từ khôi phục tinh thần sau mất mát và có niềm vui sống, những giấc mơ về dinh thự ma ám sẽ tự biến mất. Nếu nạn nhân quá ám ảnh, nặng lòng với thân nhân đã khuất, họ sẽ ngày càng chìm đắm trong cõi mộng, dành nhiều thời gian ngủ hơn; cuối cùng sẽ tan biến một cách bí ẩn. Nhằm tránh khỏi kết cục đó, nữ chính và những người bạn phải tự cứu mình khỏi ác mộng để an toàn trở về thế giới thực. Hành trình của các nhân vật trong trò chơi vừa là cuộc chạy đua sinh tử, vừa là nỗ lực vượt qua sự mất mát.

Ở đoạn kết “Fatal Frame 3”, vai nữ chính đã hóa giải lời nguyền của dinh thự giấc ngủ, giải thoát cho vô số vong hồn bị giam cầm. Cô còn được gặp lại vị hôn phu đã mất và cố gắng chạy theo, xin anh đưa cô đi cùng. Anh quay lại ôm cô, nói rằng lần này anh phải đi một mình, còn cô hãy sống tiếp. Bởi “khi em chết, anh sẽ mãi mãi ra đi, chừng nào em còn sống, một phần của anh vẫn sẽ sống trong em”. Lời dặn dò giúp cô có thêm sức mạnh, dẫu rất nhớ thương anh, cô biết mình không thể sống mãi trong hồi ức.

Câu chuyện trên có nét tương đồng với câu truyện ngụ ngôn về đôi uyên ương bị chia lìa do cô gái bị mắc bệnh nan y nên sớm qua đời. Chàng trai ở lại đau khổ khôn nguôi. Vong hồn cô gái không siêu thoát được, cứ vất vưởng dõi theo người yêu. Vài năm trôi qua, cô thấy anh dần vui cười trở lại, có cảm tình với người khác và gần như lãng quên người cũ. Vừa giận vừa buồn, linh hồn cô gái kết tội anh là kẻ bội bạc, phản bội lời thề son sắt ngày xưa. Bỗng Bụt hiện ra, hỏi cô có muốn chàng trai yêu mình vĩnh viễn không. Cô gật đầu, Bụt liền cho cô thấy những viễn cảnh xảy ra khi người yêu không bao giờ quên được cô: Anh sẽ đau khổ, vật vã, khóc than và tự kết liễu mạng sống bên mộ cô hoặc sống mòn mỏi, đơn côi cả đời. Ở viễn cảnh khác, anh kết hôn nhưng gia đình không hạnh phúc, vì hình bóng cô in đậm trong tim anh, khiến anh không thể toàn tâm toàn ý yêu vợ. Ở trường hợp nào, chàng cũng không thể sống trọn vẹn. Chứng kiến bức tranh u ám đó, cô gái chợt hối hận vì đã ước được chàng mãi mãi yêu mình. Bấy giờ, Bụt mới hiện lên hỏi: “Con còn muốn tình yêu vĩnh cửu nữa không?”, cô khóc sụt sùi, nghẹn ngào đáp: “Thưa không! Con chỉ cần anh ấy hạnh phúc”. Thoáng chốc, linh hồn cô ra đi thanh thản.

Mỗi lần nhắc đến chuyện tình âm dương đậm chất “liêu trai chí dị”, người ta thường nói người sống không nên ở cùng người chết. Nếu cứ cố chấp đến với nhau, người sống sẽ bị rút cạn dương khí còn người chết khó lòng siêu thoát, rốt cuộc chẳng ai hạnh phúc. Thật ra, ngoài các mối tình âm dương cách biệt, trần gian còn lắm mối quan hệ dương - dương mà vẫn cách biệt do số phận éo le, sự bồng bột tuổi trẻ, lòng tự tôn quá cao, hay quan niệm sống hai bên thay đổi theo tuổi tác. Một số người xa cách bao lâu vẫn tìm về bên nhau, cũng có những người chỉ ở cạnh nhau một thời gian rồi đường ai nấy đi.

“Đừng cố giữ những gì xa tầm với, mây của trời cứ để gió cuốn đi” - Đây là một câu không rõ tác giả đã trở thành nguồn cảm hứng cho nhiều bài thơ, bài hát. Thông điệp này gợi lên cảm giác bình an, man mác buồn, tựa cơn gió thu thổi bay lá vàng bám trên cành. Khi đến thời điểm, lá xanh cũng phải héo tàn và rơi rụng, giống như người thân yêu với ta nhường nào cũng sẽ có ngày ra đi.

*

Người ta ví bệnh nhân trầm cảm hoặc người đang chìm trong nỗi buồn ly biệt như lữ khách lạc giữa hoang mạc, chẳng biết đi đâu giữa biển cát mênh mông. Cách duy nhất để thoát ra là không ngừng tiến về phía trước và học cách buông bỏ quá khứ, “mây của trời cứ để gió cuốn đi”. Có lẽ vì thế, nhà văn Mỹ Elbert Hubbard mới nói: “Trí nhớ dai có thể là điều tốt nhưng khả năng quên mới là dấu hiệu của sự vĩ đại”. n

Ths-Bs Lan Hải

 

Từ khoá:
Chia sẻ:

Bình luận

có thể bạn quan tâm

Ðừng “bình thường hóa” chuyện quấy rối!
Ðừng “bình thường hóa” chuyện quấy rối!
Một nữ nhân viên công sở, sau thời gian dài làm việc đã quyết định xin nghỉ. Cô không ngờ là trong số các đối tác, có người để ý cô từ lâu vì sự làm việc tận tụy, quan tâm, tạo nhiều cơ hội cho họ hợp tác.
Tiền dậy thì, trẻ cần làm gì?
Tiền dậy thì, trẻ cần làm gì?
Trước khi bước vào tuổi dậy thì, trẻ thơ có một bước ngoặt khá quan trọng, gọi là “giai đoạn tiền dậy thì”. Một số em sẽ bỡ ngỡ khi gặp những biểu hiện phát triển giới tính như kinh nguyệt ở em gái, mộng tinh ở em trai.
Tài giỏi bại hoại vì kiêu
Tài giỏi bại hoại vì kiêu
Trong tiếng Anh, từ “megalomania” dịch sát nghĩa là “chứng hoang tưởng tự đại”, chỉ người quá ham muốn quyền lực và danh vọng; ỷ có tài, sinh thói kiêu căng tự mãn, luôn đòi hỏi được đối xử ưu tiên/đặc biệt hơn người; tự cho mình quan trọng, không...
Ðừng “bình thường hóa” chuyện quấy rối!
Ðừng “bình thường hóa” chuyện quấy rối!
Một nữ nhân viên công sở, sau thời gian dài làm việc đã quyết định xin nghỉ. Cô không ngờ là trong số các đối tác, có người để ý cô từ lâu vì sự làm việc tận tụy, quan tâm, tạo nhiều cơ hội cho họ hợp tác.
Tiền dậy thì, trẻ cần làm gì?
Tiền dậy thì, trẻ cần làm gì?
Trước khi bước vào tuổi dậy thì, trẻ thơ có một bước ngoặt khá quan trọng, gọi là “giai đoạn tiền dậy thì”. Một số em sẽ bỡ ngỡ khi gặp những biểu hiện phát triển giới tính như kinh nguyệt ở em gái, mộng tinh ở em trai.
Tài giỏi bại hoại vì kiêu
Tài giỏi bại hoại vì kiêu
Trong tiếng Anh, từ “megalomania” dịch sát nghĩa là “chứng hoang tưởng tự đại”, chỉ người quá ham muốn quyền lực và danh vọng; ỷ có tài, sinh thói kiêu căng tự mãn, luôn đòi hỏi được đối xử ưu tiên/đặc biệt hơn người; tự cho mình quan trọng, không...
Ðừng để cơn giận đi quá xa
Ðừng để cơn giận đi quá xa
Một Việt kiều hay được mời đi phiên dịch ở tòa án kể lại câu chuyện thật 100% để khuyên nhủ con cháu và cũng là để tự răn mình:
Hệ lụy nào cho những kẻ bắt nạt?
Hệ lụy nào cho những kẻ bắt nạt?
Khi làm cuộc khảo sát nho nhỏ với những người đã về hưu, người ta nhận ra hình thức bắt nạt nơi làm việc không thay đổi, dù thời gian đã trôi qua 20 hoặc 30 năm.
Trái tim thép và đôi sừng kim cương
Trái tim thép và đôi sừng kim cương
Truyện ngụ ngôn “Dê đen và dê trắng” có lẽ nhiều người vẫn được nghe kể từ thời mẫu giáo, lớn lên hóa ra lại cảm thấy giàu ý nghĩa hơn ta tưởng. Trẻ con chỉ biết đây là câu chuyện về lòng dũng cảm, tự tin và cách ứng...
Cái giá của trái trí tuệ
Cái giá của trái trí tuệ
Một sinh viên đại học, sau chuyến về quê nghỉ hè, đã than phiền với bạn thân: “Bực mình quá! Họ hàng ở quê toàn bảo tớ là con gái thì học cao quá làm gì, khó lấy chồng. Thật cổ hủ!”.
Hũ bạc không bao giờ cạn
Hũ bạc không bao giờ cạn
Trong kho tàng cổ tích có truyện “Hũ bạc của ông già đốt than”, kể về một gia đình sống bằng nghề đốt than. Người cha rất chăm chỉ, từ thời trẻ đã cần cù lên rừng đốn củi, đốt than đem bán, tiết kiệm được cả một hũ bạc.
Có không giữ, mất lại tiếc?
Có không giữ, mất lại tiếc?
Nhiều câu chuyện hư cấu trên mạng, nhất là truyện tình cảm lãng mạn, gần đây đang thịnh hành mô-típ “có không giữ, mất tiếc ghê” hoặc “có không giữ, mất.