Sự hài hước tạo ra lòng can đảm

Trong trận chiến Thermopylae nổi tiếng giữa liên quân Hy Lạp và quân Ba Tư xâm lược, phe Ba Tư tuyên bố rằng họ đông tới nỗi sẽ tạo ra những trận mưa tên làm tối sầm trời đất. Vị tướng của thành bang Sparta thản nhiên đáp lại: “Càng tốt! Như vậy ta càng râm mát khi chiến đấu”.

Về sau, câu nói này được đưa vào bộ phim “300” nổi tiếng. Mấy trăm năm sau, Hy Lạp tiếp tục đối mặt với thế lực lớn mạnh từ Macedonia. Vua Philip II của Macedonia, phụ vương Alexander Đại đế, từng gởi thư đe dọa Sparta: “Nếu ta mang quân đến, dân thường sẽ bị tàn sát, làng mạc sẽ bị đốt cháy và thành bang các ngươi sẽ bị hủy diệt”. Phía Sparta đọc xong chỉ hồi âm đúng một từ: “Nếu”. Về sau, cả vua Philip II lẫn Alexander Đại đế đều không xâm lược Sparta dù đã nuốt trọn các thành bang Hy Lạp khác.

humorous-1545268343_750x0.jpg (25 KB)

Trong phim “Khắc tinh của quỷ” (2023), cha Gabriel Gamorth trước khi trừ tà cho một cậu bé đã hỏi phụ tá: “Cậu có biết câu đùa nào không? Không thì nên học vài câu đi, vì ma quỷ không thích đùa”. Đôi khi, để chống lại ma quỷ, bóng tối hoặc nỗi sợ, chỉ cần một đầu óc đủ hài hước. Triết lý này thể hiện rõ trong một chủ đề bàn luận về tâm linh trên mạng xã hội. Có bạn hỏi, tại sao ma thường mặc đồ trắng và để tóc xõa dài che kín mặt. Bạn nhận được câu trả lời độc đáo: “Chứ chẳng lẽ bạn muốn thấy ma mặc đồ xanh nõn chuối hoặc hồng dạ quang?”. Nhiều người thích thú thả “haha” và ôm bụng cười vì tưởng tượng ra cảnh đi đêm gặp ma áo hồng. Một số bạn vốn sợ ma, nhờ vậy mà đỡ nhát hẳn.

Sự hài hước này cũng xuất hiện trong bộ phim nổi tiếng “Nhà tù Shawshank” (1994), khi nhân vật nam chính sẵn sàng bật nhạc Opera cho cả nhà tù nghe, bất chấp việc sẽ bị cai ngục đánh đập và biệt giam suốt nhiều ngày liền. Sau khi hết hạn biệt giam, anh trở lại gặp các bạn tù. Họ lo lắng hỏi thăm thì anh mỉm cười nói: “Không cần lo! Tôi có ngài Mozart theo cùng rồi”. Phòng biệt giam làm gì cho mang máy phát nhạc, nhưng anh luôn có âm nhạc và sự lạc quan trong tâm trí. Đó là lý do anh có thể giữ vững tinh thần trong cảnh tù oan suốt 20 năm, cuối cùng tìm được tự do.

Trong cuộc sống, mỗi lần gặp thử thách, ta không cần lúc nào cũng “xù lông nhím” và cố tỏ ra cứng cỏi. Đôi khi tất cả những gì ta cần chỉ là một câu nói dí dỏm đi kèm nụ cười tự tin, giống như vị tướng Sparta dùng sự hài hước đối diện với trận mưa tên tối sầm trời đất.

*

Một nghiên cứu tại Đại học Nam Australia cho ra một số bằng chứng xác thực rằng, việc mỉm cười khi tâm trạng tồi tệ có thể đánh lừa tâm trí, giúp người ta cảm thấy tích cực hơn. Trưởng nhóm nghiên cứu, chuyên gia nhận thức con người và nhân tạo, tiến sĩ Fernando Marmolejo-Ramos, cho biết: “Khi cơ thể bạn thể hiện bạn đang hạnh phúc, bạn có nhiều khả năng nhìn thế giới theo cách tích cực. Chúng tôi phát hiện ra rằng, việc cố gắng cười sẽ kích thích hạch hạnh nhân - trung tâm cảm xúc của não - giải phóng chất dẫn truyền thần kinh để khuyến khích trạng thái tích cực về mặt cảm xúc”. Nha sĩ thẩm mỹ Sivan Finkel ở phòng nha thành phố New York, Mỹ cũng nhận ra: “Ngay cả một nụ cười gượng vẫn có thể làm giảm stress và giảm nhịp tim khi căng thẳng”.

Trong nhiều trường hợp, người ta tự hại mình do quá sợ hãi trước lúc biến cố thực sự ập đến. Bởi vậy, ở khía cạnh nào đó, óc hài hước sẽ giúp con người thêm sáng suốt, can đảm. Khi chúng ta lái bản thân nghĩ về những chuyện vui vẻ, hài hước và nở nụ cười, tự khắc não bộ cũng bị lừa và suy nghĩ tích cực theo. Nếu biết vận dụng cơ chế này, ta sẽ bảo vệ sức khỏe tinh thần tốt hơn, từ đó ít bị gục ngã vì áp lực. Nhà giáo dục người Mỹ William Arthur Ward đã nói: “Khiếu hài hước là cây gậy giữ thăng bằng khi bạn bước trên sợi dây cuộc đời”.

Ths-Bs Lan Hải

 

Chia sẻ:

Bình luận

có thể bạn quan tâm

Ðừng “bình thường hóa” chuyện quấy rối!
Ðừng “bình thường hóa” chuyện quấy rối!
Một nữ nhân viên công sở, sau thời gian dài làm việc đã quyết định xin nghỉ. Cô không ngờ là trong số các đối tác, có người để ý cô từ lâu vì sự làm việc tận tụy, quan tâm, tạo nhiều cơ hội cho họ hợp tác.
Tiền dậy thì, trẻ cần làm gì?
Tiền dậy thì, trẻ cần làm gì?
Trước khi bước vào tuổi dậy thì, trẻ thơ có một bước ngoặt khá quan trọng, gọi là “giai đoạn tiền dậy thì”. Một số em sẽ bỡ ngỡ khi gặp những biểu hiện phát triển giới tính như kinh nguyệt ở em gái, mộng tinh ở em trai.
Tài giỏi bại hoại vì kiêu
Tài giỏi bại hoại vì kiêu
Trong tiếng Anh, từ “megalomania” dịch sát nghĩa là “chứng hoang tưởng tự đại”, chỉ người quá ham muốn quyền lực và danh vọng; ỷ có tài, sinh thói kiêu căng tự mãn, luôn đòi hỏi được đối xử ưu tiên/đặc biệt hơn người; tự cho mình quan trọng, không...
Ðừng “bình thường hóa” chuyện quấy rối!
Ðừng “bình thường hóa” chuyện quấy rối!
Một nữ nhân viên công sở, sau thời gian dài làm việc đã quyết định xin nghỉ. Cô không ngờ là trong số các đối tác, có người để ý cô từ lâu vì sự làm việc tận tụy, quan tâm, tạo nhiều cơ hội cho họ hợp tác.
Tiền dậy thì, trẻ cần làm gì?
Tiền dậy thì, trẻ cần làm gì?
Trước khi bước vào tuổi dậy thì, trẻ thơ có một bước ngoặt khá quan trọng, gọi là “giai đoạn tiền dậy thì”. Một số em sẽ bỡ ngỡ khi gặp những biểu hiện phát triển giới tính như kinh nguyệt ở em gái, mộng tinh ở em trai.
Tài giỏi bại hoại vì kiêu
Tài giỏi bại hoại vì kiêu
Trong tiếng Anh, từ “megalomania” dịch sát nghĩa là “chứng hoang tưởng tự đại”, chỉ người quá ham muốn quyền lực và danh vọng; ỷ có tài, sinh thói kiêu căng tự mãn, luôn đòi hỏi được đối xử ưu tiên/đặc biệt hơn người; tự cho mình quan trọng, không...
Ðừng để cơn giận đi quá xa
Ðừng để cơn giận đi quá xa
Một Việt kiều hay được mời đi phiên dịch ở tòa án kể lại câu chuyện thật 100% để khuyên nhủ con cháu và cũng là để tự răn mình:
Hệ lụy nào cho những kẻ bắt nạt?
Hệ lụy nào cho những kẻ bắt nạt?
Khi làm cuộc khảo sát nho nhỏ với những người đã về hưu, người ta nhận ra hình thức bắt nạt nơi làm việc không thay đổi, dù thời gian đã trôi qua 20 hoặc 30 năm.
Trái tim thép và đôi sừng kim cương
Trái tim thép và đôi sừng kim cương
Truyện ngụ ngôn “Dê đen và dê trắng” có lẽ nhiều người vẫn được nghe kể từ thời mẫu giáo, lớn lên hóa ra lại cảm thấy giàu ý nghĩa hơn ta tưởng. Trẻ con chỉ biết đây là câu chuyện về lòng dũng cảm, tự tin và cách ứng...
Cái giá của trái trí tuệ
Cái giá của trái trí tuệ
Một sinh viên đại học, sau chuyến về quê nghỉ hè, đã than phiền với bạn thân: “Bực mình quá! Họ hàng ở quê toàn bảo tớ là con gái thì học cao quá làm gì, khó lấy chồng. Thật cổ hủ!”.
Hũ bạc không bao giờ cạn
Hũ bạc không bao giờ cạn
Trong kho tàng cổ tích có truyện “Hũ bạc của ông già đốt than”, kể về một gia đình sống bằng nghề đốt than. Người cha rất chăm chỉ, từ thời trẻ đã cần cù lên rừng đốn củi, đốt than đem bán, tiết kiệm được cả một hũ bạc.
Có không giữ, mất lại tiếc?
Có không giữ, mất lại tiếc?
Nhiều câu chuyện hư cấu trên mạng, nhất là truyện tình cảm lãng mạn, gần đây đang thịnh hành mô-típ “có không giữ, mất tiếc ghê” hoặc “có không giữ, mất.