Cùng đọc Phúc Âm với thừa tác viên công bố Tin Mừng?

 

Trong các thánh lễ dành cho thiếu nhi, ở một số nơi, chủ tế thường cho các em đọc lại bản văn Tin Mừng. Xin cho biết việc này có đúng theo quy định không? Trong phụng vụ, Giáo hội có những hướng dẫn phần công bố Lời Chúa thế nào? 

(Bà Trần Thị Ngọc Giàu, Q.Bình Tân, TPHCM)

Trả lời của linh mục Giuse Phạm Đình Ái, dòng Thánh Thể:

Một số người ủng hộ thực hành “cộng đoàn cùng đọc chung bài Phúc Âm với thừa tác viên công bố Tin Mừng” với lý do để tín hữu (thường là thiếu nhi) tham dự vào phần phụng vụ Lời Chúa sâu sắc và hiệu quả hơn. Đây là mục đích tốt, nhưng chỉ nên áp dụng bên ngoài thánh lễ, chẳng hạn như trước thánh lễ hay trong lớp giáo lý.

Giáo hội đã “phân công” rõ ràng cho phó tế thi hành chức năng công bố Tin Mừng, và đôi khi diễn giảng Lời Chúa. Nếu không có phó tế, thì một vị linh mục đồng tế đọc Tin Mừng. Nhưng nếu không có cả thầy phó tế hay vị tư tế nào khác đồng tế, thì chính vị chủ tế sẽ đọc Tin Mừng. Giáo hội quy định rằng: “Việc công bố Tin Mừng của Chúa cho mọi người là một trong những bổn phận chính yếu của những thừa tác viên có chức thánh”. Một giáo dân, thậm chí tu sĩ, đều không được phép công bố Tin Mừng trong cử hành thánh lễ, kể cả trong các trường hợp khác, mà quy tắc không có rõ ràng cho phép. Đức Bênêđictô XVI nhấn mạnh: “Sự tham dự tích cực của người tín hữu sẽ không ích lợi gì nếu như lẫn lộn vì không thể phân biệt được trong sự hiệp thông Hội Thánh các chức năng khác nhau thuộc riêng từng người”. Giáo hội đã ban hành một văn kiện “Hướng dẫn thánh lễ cho trẻ em” với sự uyển chuyển và mở rộng khá nhiều những gì liên quan đến bài đọc sách thánh và Tin Mừng. Thế nhưng, tuyệt nhiên trong văn kiện này, không bao giờ Giáo hội cho tất cả các em đọc chung Tin Mừng với linh mục hay phó tế.

Linhmdocphucam.jpg (81 KB)
Linh mục công bố Tin Mừng

Đọc Tin Mừng trong thánh lễ thuộc thể thức công bố - lắng nghe. Công bố - lắng nghe là đưa thông tin nào đó ra công khai cho mọi người biết bằng cách nói hay đọc. Cách thức này hàm ý rằng, trước đó mọi người chưa hề hay biết. Thể thức công bố - lắng nghe trong phụng vụ cũng vậy, nghĩa là một người nói hay đọc sách thánh lớn tiếng trước cộng đoàn phụng vụ và cộng đoàn trở thành người lắng nghe như thể chưa nghe bao giờ, trở thành người tiếp nhận sứ điệp của Thiên Chúa bằng cách lắng nghe.

Khi cử hành phụng vụ Lời Chúa, mọi người sẽ hướng về giảng đài. Thời điểm này, tất cả những gì mỗi người phải làm không phải là dò theo sách hay màn hình mà đọc. Lúc này, không những chúng ta lắng nghe Lời Chúa mà còn hướng nhìn về thừa tác viên công bố Lời Chúa như những sứ giả của Thiên Chúa đang nói với mình, trong niềm tin rằng chính Chúa Kitô đang hiện diện trong các ngài để nói với các tín hữu đúng như lời đáp của chúng ta sau khi nghe đọc Tin Mừng: “Lạy Chúa Kitô ngợi khen Chúa”. Còn thực hành đọc Tin Mừng chung với nhau, chỉ áp dụng bên ngoài cử hành phụng vụ mà thôi.

 

Từ khoá:
Chia sẻ:

Bình luận

có thể bạn quan tâm

Về bức tranh Các Thánh tử đạo
Về bức tranh Các Thánh tử đạo
Bức họa do họa sĩ Gordon Faggetter vẽ, được treo ở tiền đường Đền thờ Thánh Phêrô ở Rôma trong lễ tuyên phong 117 thánh Tử Đạo Việt Nam, ngày 19.6.1988.
Cùng đọc Phúc Âm với thừa tác viên công bố Tin Mừng?
Cùng đọc Phúc Âm với thừa tác viên công bố Tin Mừng?
Trong các thánh lễ dành cho thiếu nhi, ở một số nơi, chủ tế thường cho các em đọc lại bản văn Tin Mừng. Xin cho biết việc này có đúng theo quy định không?
Lòng biết ơn,  tin vui đạo đức Việt Nam
Lòng biết ơn, tin vui đạo đức Việt Nam
Cuối năm, ai cũng bận rộn tổng kết. Những người đi xa, người ở nhà, tất cả đều khao khát, mong đợi đoàn tụ.
Về bức tranh Các Thánh tử đạo
Về bức tranh Các Thánh tử đạo
Bức họa do họa sĩ Gordon Faggetter vẽ, được treo ở tiền đường Đền thờ Thánh Phêrô ở Rôma trong lễ tuyên phong 117 thánh Tử Đạo Việt Nam, ngày 19.6.1988.
Cùng đọc Phúc Âm với thừa tác viên công bố Tin Mừng?
Cùng đọc Phúc Âm với thừa tác viên công bố Tin Mừng?
Trong các thánh lễ dành cho thiếu nhi, ở một số nơi, chủ tế thường cho các em đọc lại bản văn Tin Mừng. Xin cho biết việc này có đúng theo quy định không?
Lòng biết ơn,  tin vui đạo đức Việt Nam
Lòng biết ơn, tin vui đạo đức Việt Nam
Cuối năm, ai cũng bận rộn tổng kết. Những người đi xa, người ở nhà, tất cả đều khao khát, mong đợi đoàn tụ.
Đôi nét về Chính thống Giáo
Đôi nét về Chính thống Giáo
Chúng tôi rất thích thú khi đọc thông tin về cuộc gặp gỡ giữa ĐTC Phanxicô và Đức Thượng phụ Chính Thống Nga Kirill (CGvDT 2044, trang 1), nhưng thú thực cũng không hiểu rõ về nhánh Kitô giáo này. Xin CGvDT giúp thêm ý kiến.
Huynh đoàn Piô X
Huynh đoàn Piô X
Huynh đoàn Thánh Piô X do Đức TGM Marcel Lefèvre (Pháp) thành lập năm 1970 và năm 1988 trở thành phong trào ly giáo.
Cửa Thánh
Cửa Thánh
Truyền thống mở Cửa Thánh có lẽ phát xuất từ thời Đức Giáo hoàng Máctinô V, người đã sử dụng một Cửa Thánh giống hệt như Cửa Thánh ngày nay trong Năm Thánh 1423 tại Vương cung thánh đường Lateranô, tức nhà thờ Chánh tòa của Giám mục Rôma.
Sứ điệp ngày hòa bình thế giới
Sứ điệp ngày hòa bình thế giới
Giáo hội dành ngày 1.1 hằng năm là Ngày hòa bình thế giới. Vào dịp này cũng luôn có Sứ điệp của các vị Giáo hoàng hướng dẫn các tín hữu suy nghĩ và cầu nguyện theo từng chủ đề.
Giáo hội và gia đình
Giáo hội và gia đình
Trong những ngày này, nhóm bạn trẻ chúng tôi hay có dịp đề cập đến Đại hội thế giới về Gia đình lần thứ VIII đang diễn ra tại Philadelphia, Mỹ. Nhưng có nhiều chi tiết bên lề về đại hội không được rõ lắm như đại hội có từ...
Lễ kính và lễ nhớ
Lễ kính và lễ nhớ
Đồng hương chúng tôi hằng năm đều tổ chức mừng lễ bổn mạng Tổng lãnh thiên thần Gabriel (29.9), năm nay nhằm ngày thứ ba trong tuần, trong lịch ghi là lễ kính, vậy chúng tôi có thể xin dời vào Chúa nhật được không?