Ðược rước lễ mấy lần trong một ngày?

Mỗi ngày, tín hữu có thể rước lễ được bao nhiêu lần?

(Bạn đọc Nguyễn Thị Mỹ Ngọc, Đồng Tháp)

thanhthe.jpg (730 KB)

Trả lời của linh mục Giuse Tạ Duy Tuyền:

Theo quy định của Giáo luật 1983, việc rước lễ được hướng dẫn chặt chẽ nhằm bảo đảm sự tôn kính Mình và Máu Thánh Chúa Kitô. Theo điều 917 trong Bộ Giáo luật 1983:

“Ngoại trừ quy định ở điều 921, triệt 2, ai đã rước lễ rồi thì có thể rước lễ một lần nữa trong ngày đó, nhưng chỉ ở trong thánh lễ mà họ tham dự”.

Như vậy, nguyên tắc chung là một ngày, tín hữu chỉ có thể rước lễ hai lần:

- Lần thứ nhất trong thánh lễ đầu tiên tham dự.

- Lần thứ hai cũng phải diễn ra trong một thánh lễ khác mà tín hữu tham dự trọn vẹn.

Tuy nhiên, điều 921 triệt 2 cũng nhấn mạnh một trường hợp ngoại lệ:

“Các Kitô hữu lâm cơn nguy tử, dù vì bất cứ lý do nào, cần được bổ dưỡng bằng việc rước lễ như của ăn đàng. Cho dù ngày ấy họ đã rước lễ rồi, cũng rất nên cho họ rước lễ lần nữa nếu mạng sống của họ bị lâm nguy”.

Điều này nhấn mạnh rằng trong trường hợp nguy tử, người tín hữu có thể được rước lễ hơn hai lần trong cùng một ngày và ở ngoài thánh lễ nếu cần thiết, để lãnh nhận ơn phúc thiêng liêng từ bí tích Thánh Thể.

Tóm lại:

Giáo hội mời gọi các tín hữu giữ lòng tôn kính Mình và Mấu Thánh Chúa Kitô khi rước lễ và tuân thủ quy định một ngày rước lễ tối đa hai lần, trừ trường hợp nguy tử. Việc rước lễ là hành vi thánh thiêng, cần được thực hiện trong tâm tình sốt sắng và tôn kính, thể hiện lòng yêu mến và kết hiệp sâu xa với Chúa Kitô.

Từ khoá:
Chia sẻ:

Bình luận

có thể bạn quan tâm

Chúa Giêsu “xuống ngục tổ tông” trong Kinh Tin Kính có ý nghĩa gì?
Chúa Giêsu “xuống ngục tổ tông” trong Kinh Tin Kính có ý nghĩa gì?
Khi đọc kinh Tin kính của các tông đồ, Kitô hữu chúng ta thường khẳng định rằng Chúa Giêsu “xuống địa ngục” sau khi Người chịu chết. Nhưng đây có phải là trường hợp hiểu theo nghĩa đen không, chúng ta có nên hiểu theo ý nghĩa địa ngục như...
Che Thánh Giá và ảnh tượng  thánh trong Mùa Chay
Che Thánh Giá và ảnh tượng thánh trong Mùa Chay
Trong thực hành, từ Chúa nhật thứ V Mùa Chay, chúng ta có thể che Thánh Giá và tượng ảnh thánh dù thực hành này không bắt buộc. Thánh Giá được che phủ cho tới khi kết thúc cử hành Cuộc Thương khó Chúa ngày thứ Sáu Tuần Thánh.
Lễ đèn trong tâm tưởng
Lễ đèn trong tâm tưởng
Với các xứ đạo Nam bộ, ngắm 15 sự thương khó Chúa trong Tuần Thánh từ bao đời nay còn được gọi bằng cái tên rất mộc mạc: “Lễ Đèn”.
Chúa Giêsu “xuống ngục tổ tông” trong Kinh Tin Kính có ý nghĩa gì?
Chúa Giêsu “xuống ngục tổ tông” trong Kinh Tin Kính có ý nghĩa gì?
Khi đọc kinh Tin kính của các tông đồ, Kitô hữu chúng ta thường khẳng định rằng Chúa Giêsu “xuống địa ngục” sau khi Người chịu chết. Nhưng đây có phải là trường hợp hiểu theo nghĩa đen không, chúng ta có nên hiểu theo ý nghĩa địa ngục như...
Che Thánh Giá và ảnh tượng  thánh trong Mùa Chay
Che Thánh Giá và ảnh tượng thánh trong Mùa Chay
Trong thực hành, từ Chúa nhật thứ V Mùa Chay, chúng ta có thể che Thánh Giá và tượng ảnh thánh dù thực hành này không bắt buộc. Thánh Giá được che phủ cho tới khi kết thúc cử hành Cuộc Thương khó Chúa ngày thứ Sáu Tuần Thánh.
Lễ đèn trong tâm tưởng
Lễ đèn trong tâm tưởng
Với các xứ đạo Nam bộ, ngắm 15 sự thương khó Chúa trong Tuần Thánh từ bao đời nay còn được gọi bằng cái tên rất mộc mạc: “Lễ Đèn”.
Dù đã về hưu…
Dù đã về hưu…
Với nhiều linh mục và các nữ tu, về hưu không hẳn là nghỉ ngơi. Có khi là dành thời gian để làm thêm nhiều việc khác. Đều giống nhau ở họ trong những sứ vụ mới này là không có bài sai nào cả và có thể nói rằng,...
Cổ vũ văn hóa đọc
Cổ vũ văn hóa đọc
Gần đây, trên trang văn hóa của báo Công giáo và Dân tộc có mở mục “Trên kệ sách”, giới thiệu nhiều cuốn sách nhà đạo bổ ích, giá trị.
Chúa nhật hồng
Chúa nhật hồng
Vì sao trong thánh lễ Chúa nhật III Mùa Vọng và IV Mùa Chay, vị chủ tế mặc phẩm phục màu hồng? 
Truyền thống cử hành Bí tích Thánh Thể của Giáo hội
Truyền thống cử hành Bí tích Thánh Thể của Giáo hội
Chúa Giêsu thiết lập Bí tích Thánh Thể, nhưng truyền thống cử hành Bí tích Thánh Thể của Giáo hội bắt đầu từ khi nào? Vì sao cần chuẩn bị “tâm hồn cho xứng hợp” khi rước Mình Thánh Chúa?
Nếu nhà thờ không có tháp chuông?
Nếu nhà thờ không có tháp chuông?
Câu hỏi này làm tôi nhớ tới hai dữ kiện. Thứ nhất, đó là một câu thơ của tác giả Nguyễn Vân Thiên, thế này: “Nhà thờ không có tháp chuông/ Trên thập tự Chúa có buồn hay không?”.
Amen nghĩa là gì?
Amen nghĩa là gì?
Trong tiếng Do Thái, “Amen” là một tính từ của động từ “Aman”, có nghĩa là: bền vững, chắc chắn, trung tín.