Nên chăng có những chương trình chống bão, lũ dài hơi?

Bão số 3 hoành hành miền Bắc và sau đó là lũ lụt nghiêm trọng, gây thiệt hại lớn. Những mất mát bao gồm cả người và tài sản, khó có gì bù đắp được. Trong những ngày vừa qua, cả nước hướng về miền Bắc cứu trợ, chia sẻ trước tổn thất.

nhatranhlu.jpg (177 KB)

Nhiều hình ảnh trong cơn bão và quá trình khắc phục hậu quả được ghi lại vô tình mà cảm động. Người đi xe máy chạy trên đường, cơn gió mạnh khủng khiếp đến nỗi khó điều khiển chiếc xe chạy về phía trước tự nhiên, bỗng được sự hỗ trợ từ hai chiếc xe ô tô di chuyển cùng hướng, kèm hai bên, để chắn bớt gió. Trong các giáo xứ miền Bắc, thật ấm lòng trước hình ảnh nhiều gia đình có nhà cửa kiên cố mở rộng ra để đón bà con trong khu xóm nghèo tới trú bão. Những lúc này, nhà thờ, nhà xứ hay trường học cũng là nơi trú ngụ an toàn. Sau bão là lúc mọi người trong làng xóm cùng dọn dẹp những tàn dư, trợ giúp nhau sửa chữa, gầy dựng lại. Bà con các giáo phận trong cả nước cùng chung tay khắc phục hậu quả lũ bằng nhiều hình thức. Tình người trong những lúc khó khăn luôn là câu chuyện sống động, lan tỏa. Và thực vậy, có thể thấy dù lúc nguy cấp nhất người ta vẫn nghĩ tới nhau khi sẻ chia và đoàn kết, cùng vượt qua thiên tai khắc nghiệt.

Tuy nhiên, chuẩn bị cho lâu dài, cũng cần có những chương trình phòng chống bão bài bản, để giảm đi thiệt hại, rủi ro, trước hết về mặt con người. Thời gian qua, nhiều địa phương đã xây dựng những nhà tránh bão, tránh lũ cộng đồng là nơi có có sức chứa hàng trăm thậm chí đến ngàn người. Các giáo phận ở miền Trung, miền Bắc cũng đã khởi sự và bước đầu đưa vào sử dụng một số mô hình tương tự, đơn cử như ở giáo phận Hà Tĩnh, công trình được hoàn thành vào giữa năm 2022 tại giáo họ Tiên Nghĩa, giáo xứ Liên Hòa đã trở thành ngôi nhà chung của hơn 1000 người trong vùng, tạo nên sự an tâm phần nào vào mỗi mùa mưa bão. Trong chương trình hằng năm, Ủy ban Bác ái Xã hội thuộc HĐGMVN thỉnh thoảng tổ chức các buổi tập huấn phòng chống thiên tai, giảm nhẹ rủi ro để trang bị cho giáo dân những vùng thường xuyên gặp bão, lũ cách phòng chống, cứu hộ cứu nạn, tự bảo vệ an toàn bản thân, kỹ năng sinh tồn… Đó là những hoạt động mang lại hiệu quả tích cực cho cộng đồng và cần được nhân rộng.

Đặc thù Việt Nam, hầu như năm nào cũng có bão, lũ. Những khóa tập huấn chủ động, bài bản phòng - chống bão đã có và chứng minh tính hiệu quả của mình, nhưng chưa nhiều. Để giảm thiểu thiệt hại từ bão, lũ, theo tôi, cần chủ động tạo ra nhiều chương trình “chủ động đón bão” hơn nữa, chứ không để bão, lũ đến rồi phải khắc phục hậu quả quá nặng nề và đáng tiếc như hiện nay.

Lệ Thu - TPHCM

tin liên quan

Từ khoá:
Chia sẻ:

Bình luận

có thể bạn quan tâm

Chúa Giêsu “xuống ngục tổ tông” trong Kinh Tin Kính có ý nghĩa gì?
Chúa Giêsu “xuống ngục tổ tông” trong Kinh Tin Kính có ý nghĩa gì?
Khi đọc kinh Tin kính của các tông đồ, Kitô hữu chúng ta thường khẳng định rằng Chúa Giêsu “xuống địa ngục” sau khi Người chịu chết. Nhưng đây có phải là trường hợp hiểu theo nghĩa đen không, chúng ta có nên hiểu theo ý nghĩa địa ngục như...
Che Thánh Giá và ảnh tượng  thánh trong Mùa Chay
Che Thánh Giá và ảnh tượng thánh trong Mùa Chay
Trong thực hành, từ Chúa nhật thứ V Mùa Chay, chúng ta có thể che Thánh Giá và tượng ảnh thánh dù thực hành này không bắt buộc. Thánh Giá được che phủ cho tới khi kết thúc cử hành Cuộc Thương khó Chúa ngày thứ Sáu Tuần Thánh.
Lễ đèn trong tâm tưởng
Lễ đèn trong tâm tưởng
Với các xứ đạo Nam bộ, ngắm 15 sự thương khó Chúa trong Tuần Thánh từ bao đời nay còn được gọi bằng cái tên rất mộc mạc: “Lễ Đèn”.
Chúa Giêsu “xuống ngục tổ tông” trong Kinh Tin Kính có ý nghĩa gì?
Chúa Giêsu “xuống ngục tổ tông” trong Kinh Tin Kính có ý nghĩa gì?
Khi đọc kinh Tin kính của các tông đồ, Kitô hữu chúng ta thường khẳng định rằng Chúa Giêsu “xuống địa ngục” sau khi Người chịu chết. Nhưng đây có phải là trường hợp hiểu theo nghĩa đen không, chúng ta có nên hiểu theo ý nghĩa địa ngục như...
Che Thánh Giá và ảnh tượng  thánh trong Mùa Chay
Che Thánh Giá và ảnh tượng thánh trong Mùa Chay
Trong thực hành, từ Chúa nhật thứ V Mùa Chay, chúng ta có thể che Thánh Giá và tượng ảnh thánh dù thực hành này không bắt buộc. Thánh Giá được che phủ cho tới khi kết thúc cử hành Cuộc Thương khó Chúa ngày thứ Sáu Tuần Thánh.
Lễ đèn trong tâm tưởng
Lễ đèn trong tâm tưởng
Với các xứ đạo Nam bộ, ngắm 15 sự thương khó Chúa trong Tuần Thánh từ bao đời nay còn được gọi bằng cái tên rất mộc mạc: “Lễ Đèn”.
Dù đã về hưu…
Dù đã về hưu…
Với nhiều linh mục và các nữ tu, về hưu không hẳn là nghỉ ngơi. Có khi là dành thời gian để làm thêm nhiều việc khác. Đều giống nhau ở họ trong những sứ vụ mới này là không có bài sai nào cả và có thể nói rằng,...
Cổ vũ văn hóa đọc
Cổ vũ văn hóa đọc
Gần đây, trên trang văn hóa của báo Công giáo và Dân tộc có mở mục “Trên kệ sách”, giới thiệu nhiều cuốn sách nhà đạo bổ ích, giá trị.
Chúa nhật hồng
Chúa nhật hồng
Vì sao trong thánh lễ Chúa nhật III Mùa Vọng và IV Mùa Chay, vị chủ tế mặc phẩm phục màu hồng? 
Truyền thống cử hành Bí tích Thánh Thể của Giáo hội
Truyền thống cử hành Bí tích Thánh Thể của Giáo hội
Chúa Giêsu thiết lập Bí tích Thánh Thể, nhưng truyền thống cử hành Bí tích Thánh Thể của Giáo hội bắt đầu từ khi nào? Vì sao cần chuẩn bị “tâm hồn cho xứng hợp” khi rước Mình Thánh Chúa?
Nếu nhà thờ không có tháp chuông?
Nếu nhà thờ không có tháp chuông?
Câu hỏi này làm tôi nhớ tới hai dữ kiện. Thứ nhất, đó là một câu thơ của tác giả Nguyễn Vân Thiên, thế này: “Nhà thờ không có tháp chuông/ Trên thập tự Chúa có buồn hay không?”.
Amen nghĩa là gì?
Amen nghĩa là gì?
Trong tiếng Do Thái, “Amen” là một tính từ của động từ “Aman”, có nghĩa là: bền vững, chắc chắn, trung tín.