Tài giỏi bại hoại vì kiêu

Trong tiếng Anh, từ “megalomania” dịch sát nghĩa là “chứng hoang tưởng tự đại”, chỉ người quá ham muốn quyền lực và danh vọng; ỷ có tài, sinh thói kiêu căng tự mãn, luôn đòi hỏi được đối xử ưu tiên/đặc biệt hơn người; tự cho mình quan trọng, không chịu vào khuôn phép. Gọi nôm na là “bệnh ngôi sao” với triệu chứng thường gặp: Tự phụ, ích kỷ, khoe khoang, hay ghen tị và giận dỗi vô lý, không tôn trọng quy định chung, hay ra vẻ nạn nhân, tùy ý dọa bỏ việc/chấm dứt mối quan hệ…

Hinh bai Lan Hải 2462 _megalomania.png (178 KB)

Trước khi tâm lý học có khái niệm “megalomania”, bệnh ngôi sao được biết đến với tên Prima Donna. Trong opera, Prima Donna (Quý cô hàng đầu) chuyên đóng vai nữ chính là người có giọng hát hay và có tiếng tăm, dễ dàng thu hút khán giả về cho nhà hát. Vì luôn được người hâm mộ săn đón, nhân viên nhà hát kính nể và bạn diễn tôn trọng, đa phần Prima Donna trở nên khó tính, kiêu kỳ, đỏng đảnh, hay đòi hỏi. Lâu dần, giới nghệ sĩ dùng “Prima Donna” để nhắc tới những cô nàng tự thổi phồng bản thân, cảm thấy thiếu mình thì tập thể không trụ nổi. Về sau, Prima Donna vượt khỏi lĩnh vực opera và âm nhạc, trở thành cụm từ chỉ người phụ nữ tài năng xuất chúng nhưng thiếu kỷ luật, nóng nảy, ngạo mạn và khó làm việc với tập thể. Vậy mà vẫn không bị sa thải vì “không mày đố thầy làm nên”, một vở opera thiếu vai nữ chính thì mọi sự khó thành.

*

Ngày nay, Prima Donna không chỉ ở nữ giới. Bất cứ ai có điểm nổi bật hơn người, được nuôi dưỡng đủ lâu trong sự tôn sùng, ca ngợi cũng có thể tự coi mình là Prima Donna.

Báo đài luôn có nhiều tin tức về những ca sĩ, diễn viên trẻ mắc bệnh ngôi sao, vừa có chút danh tiếng đã tỏ thái độ cao ngạo, nông nổi, dễ sa vào con đường ăn chơi thái quá hoặc vi phạm pháp luật, ảnh hưởng tới sự nghiệp. Hệ quả là các “tấm chiếu chưa trải” sẽ bị đời cho ăn “quả vả” đến khi tỉnh ngộ. Vì đã qua rồi cảnh “tuấn kiệt như sao buổi sớm, nhân tài như lá mùa thu”. Dù các ngành nghề thiếu đi vài nhân tài xuất sắc thì trời cũng không sập, kiểu gì cũng có người thay thế họ.

Trong cuộc sống hàng ngày, bệnh ngôi sao thường dễ “nhập” vào con cưng trong gia đình; vợ/chồng có gia thế, thu nhập cao hơn bạn đời; nhân viên lâu năm có nhiều thành tích trong công ty; học sinh “con nhà người ta”; các phụ huynh quá mức tự hào về con cái… Mà phàm ở đời, “xưa nay người tầm thường mà bại hoại, đều là vì tính lười; người tài giỏi mà bại hoại, đều là vì tính kiêu” (Tăng Quốc Phiên).

Ths-Bs Lan Hải

Từ khoá:
Chia sẻ:

Bình luận

có thể bạn quan tâm

Ðừng “bình thường hóa” chuyện quấy rối!
Ðừng “bình thường hóa” chuyện quấy rối!
Một nữ nhân viên công sở, sau thời gian dài làm việc đã quyết định xin nghỉ. Cô không ngờ là trong số các đối tác, có người để ý cô từ lâu vì sự làm việc tận tụy, quan tâm, tạo nhiều cơ hội cho họ hợp tác.
Tiền dậy thì, trẻ cần làm gì?
Tiền dậy thì, trẻ cần làm gì?
Trước khi bước vào tuổi dậy thì, trẻ thơ có một bước ngoặt khá quan trọng, gọi là “giai đoạn tiền dậy thì”. Một số em sẽ bỡ ngỡ khi gặp những biểu hiện phát triển giới tính như kinh nguyệt ở em gái, mộng tinh ở em trai.
Tài giỏi bại hoại vì kiêu
Tài giỏi bại hoại vì kiêu
Trong tiếng Anh, từ “megalomania” dịch sát nghĩa là “chứng hoang tưởng tự đại”, chỉ người quá ham muốn quyền lực và danh vọng; ỷ có tài, sinh thói kiêu căng tự mãn, luôn đòi hỏi được đối xử ưu tiên/đặc biệt hơn người; tự cho mình quan trọng, không...
Ðừng “bình thường hóa” chuyện quấy rối!
Ðừng “bình thường hóa” chuyện quấy rối!
Một nữ nhân viên công sở, sau thời gian dài làm việc đã quyết định xin nghỉ. Cô không ngờ là trong số các đối tác, có người để ý cô từ lâu vì sự làm việc tận tụy, quan tâm, tạo nhiều cơ hội cho họ hợp tác.
Tiền dậy thì, trẻ cần làm gì?
Tiền dậy thì, trẻ cần làm gì?
Trước khi bước vào tuổi dậy thì, trẻ thơ có một bước ngoặt khá quan trọng, gọi là “giai đoạn tiền dậy thì”. Một số em sẽ bỡ ngỡ khi gặp những biểu hiện phát triển giới tính như kinh nguyệt ở em gái, mộng tinh ở em trai.
Tài giỏi bại hoại vì kiêu
Tài giỏi bại hoại vì kiêu
Trong tiếng Anh, từ “megalomania” dịch sát nghĩa là “chứng hoang tưởng tự đại”, chỉ người quá ham muốn quyền lực và danh vọng; ỷ có tài, sinh thói kiêu căng tự mãn, luôn đòi hỏi được đối xử ưu tiên/đặc biệt hơn người; tự cho mình quan trọng, không...
Ðừng để cơn giận đi quá xa
Ðừng để cơn giận đi quá xa
Một Việt kiều hay được mời đi phiên dịch ở tòa án kể lại câu chuyện thật 100% để khuyên nhủ con cháu và cũng là để tự răn mình:
Hệ lụy nào cho những kẻ bắt nạt?
Hệ lụy nào cho những kẻ bắt nạt?
Khi làm cuộc khảo sát nho nhỏ với những người đã về hưu, người ta nhận ra hình thức bắt nạt nơi làm việc không thay đổi, dù thời gian đã trôi qua 20 hoặc 30 năm.
Trái tim thép và đôi sừng kim cương
Trái tim thép và đôi sừng kim cương
Truyện ngụ ngôn “Dê đen và dê trắng” có lẽ nhiều người vẫn được nghe kể từ thời mẫu giáo, lớn lên hóa ra lại cảm thấy giàu ý nghĩa hơn ta tưởng. Trẻ con chỉ biết đây là câu chuyện về lòng dũng cảm, tự tin và cách ứng...
Cái giá của trái trí tuệ
Cái giá của trái trí tuệ
Một sinh viên đại học, sau chuyến về quê nghỉ hè, đã than phiền với bạn thân: “Bực mình quá! Họ hàng ở quê toàn bảo tớ là con gái thì học cao quá làm gì, khó lấy chồng. Thật cổ hủ!”.
Hũ bạc không bao giờ cạn
Hũ bạc không bao giờ cạn
Trong kho tàng cổ tích có truyện “Hũ bạc của ông già đốt than”, kể về một gia đình sống bằng nghề đốt than. Người cha rất chăm chỉ, từ thời trẻ đã cần cù lên rừng đốn củi, đốt than đem bán, tiết kiệm được cả một hũ bạc.
Có không giữ, mất lại tiếc?
Có không giữ, mất lại tiếc?
Nhiều câu chuyện hư cấu trên mạng, nhất là truyện tình cảm lãng mạn, gần đây đang thịnh hành mô-típ “có không giữ, mất tiếc ghê” hoặc “có không giữ, mất.