Họp “cha mẹ học sinh” khác gì với “họp phụ huynh”?

Cầm tờ giấy mời, anh Hữu tần ngần rồi góp ý, sao bây giờ vẫn còn dùng chữ “phụ huynh” thế này, thật không phù hợp!

Tháng 9 tháng 10 hàng năm chính là mùa họp cha mẹ học sinh. Thế nhưng, lác đác đâu đó vẫn có người quên, mấy từ “họp phụ huynh” vẫn vang lên như một thói quen đã ăn sâu vào trong suy nghĩ, cách dùng.

Mà như vậy có gì sai?

Bạn hẳn sẽ không ngạc nhiên khi hiểu ra chữ “phụ huynh” diễn nôm chính là “cha” và “anh”. Họp “cha và anh”, vậy người mang nặng đẻ đau không hề được coi trọng ư? Phụ nữ có quyền đi “họp phụ huynh” cho đứa con mình rứt ruột đẻ ra chứ? Đương nhiên việc này được hiến pháp công nhận và bảo hộ. Còn sâu xa, “họp phụ huynh” vốn là từ Hán Việt, thể hiện phần nào tư tưởng trọng nam khinh nữ ngày trước. Vai trò người mẹ bị xem nhẹ, trong nhà chỉ có tiếng nói của đàn ông mới là đáng kể. Gắn liền với “họp phụ huynh” có thể kể thêm vài câu như “quyền huynh thế phụ”, “huynh trưởng” này nọ…

hopphuhuynh.jpg (300 KB)

Nên thời đại này, sử dụng cụm từ “họp cha mẹ học sinh” sẽ chính xác, văn minh và chuẩn chỉnh hơn nhiều so với lối dùng cũ, cả về ngữ nghĩa lẫn tư duy. Trước đây, ở một số nơi, cuộc họp này đa phần là xoay quanh câu chuyện thành tích của trường, lớp và các khoản đóng góp, thu chi. Hiện tại, nhiều trường lớp, nhiều địa phương đã đổi mới hoạt động “đến hẹn lại lên”. Từ hình thức cuộc họp cho tới nội dung, chương trình buổi gặp, nhằm mang lại các giá trị thiết thực và thú vị. Mà đầu tiên, thiết nghĩ phải lưu ý đến việc “trả lại tên cho em” đúng với bản chất của nó: họp cha mẹ học sinh.

Nhờ đó, các buổi họp đã trở nên thiết thực chất, cha mẹ có thể nhân dịp này thấu hiểu được tâm tư, nguyện vọng của con mình. “Thấu hiểu để yêu thương” là chủ đề mà một cô giáo tại quận Tân Phú - TPHCM lựa chọn khi quyết định dành một trò chơi nho nhỏ cho hai phía cùng tham gia, trong dịp kết nối đầu năm nay. Chỉ đơn giản là một bài khảo sát ngắn dành cho cả cha mẹ và học sinh, để xem mức độ hiểu nhau tới mức nào. Đại khái với câu hỏi “con thích ăn gì nhất”? thì người mẹ trả lời “cơm mẹ nấu”, trong khi thằng con lại nhanh nhảu điền vào tờ giấy hai chữ “mì tôm”.

Bạn có thể cho rằng, “họp phụ huynh” hay họp “cha mẹ học sinh” vốn là cuộc chơi chữ nghĩa nhiều bắt bẻ, chứ bản chất vẫn là “cuộc họp giữa cha mẹ, người đại diện hoặc giám hộ của học sinh với giáo viên chủ nhiệm, thêm một vài em học sinh phụ việc vặt” đó thôi! Dạ thưa không sai! Nhưng chúng ta đang dần tiến tới việc chuẩn chỉnh trên tinh thần bình đẳng giới, tôn trọng nữ quyền, đề cao vai trò người phụ nữ trong gia đình và xã hội, thì gọi đúng tên của vấn đề cũng chính là cách để bắt đầu và tỏ một thái độ tôn trọng.

Đáng hoan nghênh thay, rất nhiều kênh truyền thông chính thống, và ngôn ngữ học đường đã dần sử dụng cụm từ “họp cha mẹ học sinh” thế cho “họp phụ huynh”. Dẫu rằng đâu đó vẫn còn rơi rớt lại vài chỗ xài “họp phụ huynh”, như một chút tàn dư xưa cũ sót lại, thì chúng ta vẫn hoan hỉ và lạc quan tin vào giá trị của cuộc họp mỗi năm đôi ba bận này…

Hoàng My

Từ khoá:
Chia sẻ:

Bình luận

có thể bạn quan tâm

Giới tính thai nhi chiếc “túi mù” lớn nhất
Giới tính thai nhi chiếc “túi mù” lớn nhất
Khi quyết định chờ đợi đến ngày sinh rồi biết giới tính của thai nhi, nhiều người ví von đó như cách hồi hộp chờ khui “túi mù” rất lớn - món quà hạnh phúc của cha mẹ. So với “trend” khui túi mù thì chờ đợi đủ tháng đủ...
Hàng rào bù ngót của mẹ
Hàng rào bù ngót của mẹ
Thay vì trồng dâm bụt, xương rồng hay bất kỳ loại cây nào khác, mẹ tôi chọn bù ngót để tạo nên hàng rào xanh mướt bao quanh khoảnh sân gạch
Hạt đậu dưới 20 lớp nệm
Hạt đậu dưới 20 lớp nệm
“Công chúa và hạt đậu” của nhà văn Hans Christian Andersen thoạt nhìn là một truyện cổ tích kỳ lạ, có chút phi logic và châm biếm.
Giới tính thai nhi chiếc “túi mù” lớn nhất
Giới tính thai nhi chiếc “túi mù” lớn nhất
Khi quyết định chờ đợi đến ngày sinh rồi biết giới tính của thai nhi, nhiều người ví von đó như cách hồi hộp chờ khui “túi mù” rất lớn - món quà hạnh phúc của cha mẹ. So với “trend” khui túi mù thì chờ đợi đủ tháng đủ...
Hàng rào bù ngót của mẹ
Hàng rào bù ngót của mẹ
Thay vì trồng dâm bụt, xương rồng hay bất kỳ loại cây nào khác, mẹ tôi chọn bù ngót để tạo nên hàng rào xanh mướt bao quanh khoảnh sân gạch
Hạt đậu dưới 20 lớp nệm
Hạt đậu dưới 20 lớp nệm
“Công chúa và hạt đậu” của nhà văn Hans Christian Andersen thoạt nhìn là một truyện cổ tích kỳ lạ, có chút phi logic và châm biếm.
Người trẻ xa quê mưu sinh
Người trẻ xa quê mưu sinh
Mỗi tối, sau khi hoàn thành cuốc xe cuối cùng, Hoàng vào một quán ven đường, gọi dĩa cơm bình dân và lướt nhanh tin nhắn từ mẹ: “Con nhớ ăn uống đầy đủ nha, đừng thức khuya quá”.
Nhà trọ và nhà thờ
Nhà trọ và nhà thờ
Là công nhân may, làm việc trong một khu công nghiệp lớn của thành phố, như bao người xa quê khác, tôi đã quen với cảnh chuyển trọ hết lần này đến lần khác.
Bữa cơm nghèo ở quê
Bữa cơm nghèo ở quê
Dù ở đâu, bữa cơm nghèo cũng đạm bạc, nhưng nơi làng quê xa chợ búa, cái nghèo lại mang một màu sắc rất riêng.
Một nửa sự thật… truyền cảm hứng!
Một nửa sự thật… truyền cảm hứng!
Ngạn ngữ phương Tây có câu: “Một nửa cái bánh mì vẫn là bánh mì nhưng một nửa sự thật chưa chắc là sự thật”. Vì vậy, một nửa sự thật không phải lúc nào cũng xấu.
Cua đồng chiên, thương miền ký ức!
Cua đồng chiên, thương miền ký ức!
Hồi nhỏ tôi ở với ngoại, nhà ngoại ở huyện Vĩnh Thạnh (Cần Thơ), lội qua con rạch Bờ Ao là tới được Long Xuyên. Hồi ấy, con đường mòn trước nhà, kế bờ sông, cứ đi mấy trăm mét mới thấy lác đác hai ba mái chòi lụp xụp,...
Gỏi bưởi - ngon miệng, đẹp mắt và tinh tế
Gỏi bưởi - ngon miệng, đẹp mắt và tinh tế
Là loại trái cây quen thuộc trong gia đình người Việt, bưởi rất được ưa chuộng khi ăn tươi trực tiếp, hay chế biến thành các món ăn.