Tháng 10 về, nhớ giờ đọc kinh đài năm ấy

Võ Dõng (Gia Kiệm - Đồng Nai) - giáo xứ nơi tôi sinh ra và lớn lên, có lẽ là nơi nhiều đền đài trong vùng. Chỉ trong vòng bán kính 1 cây số có khoảng gần 20 đền đài lớn nhỏ như đài Chúa Hài Đồng (còn gọi là đài Bê Lem); đài Thánh Gia; đài Mẹ Vô Nhiễm; đài Thánh Martino; Đài Thiên thần Micae… Nhà tôi ở gần đài Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp, gọi là xóm Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp. Mọi người ở đây đều gọi tên xóm bằng tên đài. Tôi thích tên của xóm tôi, nghe thật nhiều ơn sủng.

Mỗi đền đài đều có giờ đọc kinh riêng. Ở xóm tôi, cứ 6 giờ tối sẽ có tiếng kẻng vang lên để mọi người tề tựu nơi những hàng ghế đá dưới chân đài. Tụi trẻ con thích tranh ngồi những ghế đầu, sau đó là các bà, các ông và những hàng ghế cuối thường là những người cỡ tuổi ba má tôi hoặc các anh chị huynh trưởng. Từng gương mặt quen thuộc sẽ chỉ ngồi đúng vị trí quen thuộc, ngày nào cũng vậy.

dockinhdaiDuCMe.jpg (267 KB)
Giờ kinh tối tại đền Thánh Đaminh (Nguồn: fanpage giáo xứ Võ Dõng) 

Không khó để “dụ” tụi trẻ con chúng tôi đi đọc kinh đài, đặc biệt là vào tháng 5, tháng 10 vì thường được bà quản đài phát bánh kẹo. Ký ức những giờ kinh ở xóm đài của một đứa trẻ 5-6 tuổi như tôi rất lạ, chẳng hoàn toàn tập trung vào từng lời kinh, cũng chẳng suy tư gì. Đến giờ, những hình ảnh tôi nhớ là vòng triều thiên hào quang 12 ngôi sao trên đầu Đức Mẹ có một ngôi sáng hơn những ngôi còn lại. Mỗi khi bóng đèn lớn khu đền mở sáng, những nhà xung quanh tắt bớt điện và giữ im lặng. Dường như mọi sinh hoạt thường ngày ngưng lại vào giờ đọc kinh chung. Xe cộ đi qua khu đài đều giảm ga hoặc tắt máy, tạo bầu khí trang nghiêm nhất. Mùi nhang quyện với mùi đất sau mưa khiến tôi nhớ đến tận bây giờ.

Vào mỗi giờ đọc kinh, đám con nít chúng tôi hay chờ đợi sự xuất hiện của một người đặc biệt. Tôi không biết ông ấy tên gì, nhà ở đâu, chỉ thấy ngày nào ông cũng đi tới khu đền là xuống xe, vừa dắt bộ chiếc xe đạp thồ cũ lấm lem đất vừa cúi đầu cung kính trước tượng Đức Mẹ. Phía sau xe đạp khi thì thấy trái mít, khi túi chôm chôm hoặc chồng lá chuối… Chắc đó là giờ ông đi rẫy trở về nhà.

Ngồi chơi quanh khu vực đài sau mỗi giờ kinh là niềm vui của những đứa trẻ. Đến giờ, xóm Mẹ Hằng Cứu Giúp vẫn duy trì giờ kinh chung hằng tối như cách đây 30 năm trước. Vẫn thấy nhiều nhóm trẻ rủ nhau đến đài để đọc kinh. Có thể chúng cũng giống tôi ngày ấy, chẳng tập trung vào từng lời kinh, mà có khi để tâm ở gói bánh kẹo, hay chiếc vòng hào quang quanh đầu Đức Mẹ, ở bóng đèn mỗi lần bật sáng là thu hút côn trùng, hoặc người đàn ông mỗi khi qua đền là xuống xe dắt bộ, cúi đầu…, nhưng ơn sủng chẳng lúc nào là bớt dạt dào nơi xóm đạo nhỏ.

An Phúc

 

Từ khoá:
Chia sẻ:

Bình luận

có thể bạn quan tâm

Giới tính thai nhi chiếc “túi mù” lớn nhất
Giới tính thai nhi chiếc “túi mù” lớn nhất
Khi quyết định chờ đợi đến ngày sinh rồi biết giới tính của thai nhi, nhiều người ví von đó như cách hồi hộp chờ khui “túi mù” rất lớn - món quà hạnh phúc của cha mẹ. So với “trend” khui túi mù thì chờ đợi đủ tháng đủ...
Hàng rào bù ngót của mẹ
Hàng rào bù ngót của mẹ
Thay vì trồng dâm bụt, xương rồng hay bất kỳ loại cây nào khác, mẹ tôi chọn bù ngót để tạo nên hàng rào xanh mướt bao quanh khoảnh sân gạch
Hạt đậu dưới 20 lớp nệm
Hạt đậu dưới 20 lớp nệm
“Công chúa và hạt đậu” của nhà văn Hans Christian Andersen thoạt nhìn là một truyện cổ tích kỳ lạ, có chút phi logic và châm biếm.
Giới tính thai nhi chiếc “túi mù” lớn nhất
Giới tính thai nhi chiếc “túi mù” lớn nhất
Khi quyết định chờ đợi đến ngày sinh rồi biết giới tính của thai nhi, nhiều người ví von đó như cách hồi hộp chờ khui “túi mù” rất lớn - món quà hạnh phúc của cha mẹ. So với “trend” khui túi mù thì chờ đợi đủ tháng đủ...
Hàng rào bù ngót của mẹ
Hàng rào bù ngót của mẹ
Thay vì trồng dâm bụt, xương rồng hay bất kỳ loại cây nào khác, mẹ tôi chọn bù ngót để tạo nên hàng rào xanh mướt bao quanh khoảnh sân gạch
Hạt đậu dưới 20 lớp nệm
Hạt đậu dưới 20 lớp nệm
“Công chúa và hạt đậu” của nhà văn Hans Christian Andersen thoạt nhìn là một truyện cổ tích kỳ lạ, có chút phi logic và châm biếm.
Người trẻ xa quê mưu sinh
Người trẻ xa quê mưu sinh
Mỗi tối, sau khi hoàn thành cuốc xe cuối cùng, Hoàng vào một quán ven đường, gọi dĩa cơm bình dân và lướt nhanh tin nhắn từ mẹ: “Con nhớ ăn uống đầy đủ nha, đừng thức khuya quá”.
Nhà trọ và nhà thờ
Nhà trọ và nhà thờ
Là công nhân may, làm việc trong một khu công nghiệp lớn của thành phố, như bao người xa quê khác, tôi đã quen với cảnh chuyển trọ hết lần này đến lần khác.
Bữa cơm nghèo ở quê
Bữa cơm nghèo ở quê
Dù ở đâu, bữa cơm nghèo cũng đạm bạc, nhưng nơi làng quê xa chợ búa, cái nghèo lại mang một màu sắc rất riêng.
Một nửa sự thật… truyền cảm hứng!
Một nửa sự thật… truyền cảm hứng!
Ngạn ngữ phương Tây có câu: “Một nửa cái bánh mì vẫn là bánh mì nhưng một nửa sự thật chưa chắc là sự thật”. Vì vậy, một nửa sự thật không phải lúc nào cũng xấu.
Cua đồng chiên, thương miền ký ức!
Cua đồng chiên, thương miền ký ức!
Hồi nhỏ tôi ở với ngoại, nhà ngoại ở huyện Vĩnh Thạnh (Cần Thơ), lội qua con rạch Bờ Ao là tới được Long Xuyên. Hồi ấy, con đường mòn trước nhà, kế bờ sông, cứ đi mấy trăm mét mới thấy lác đác hai ba mái chòi lụp xụp,...
Gỏi bưởi - ngon miệng, đẹp mắt và tinh tế
Gỏi bưởi - ngon miệng, đẹp mắt và tinh tế
Là loại trái cây quen thuộc trong gia đình người Việt, bưởi rất được ưa chuộng khi ăn tươi trực tiếp, hay chế biến thành các món ăn.